Xây dựng xã hội an toàn trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
An toàn, vệ sinh lao động - 18/01/2022 14:42 TS. NGUYỄN ANH THƠ - Quyền Viện trưởng Viện Khoa học An toàn, và Vệ sinh lao động
Toàn cảnh Hội thảo Khoa học Quốc gia ATVSLĐ: Thách thức và cơ hội để phát triển bền vững. |
Chiến lược phát triển đất nước đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; tầm nhìn đến năm 2045 là nước công nghiệp phát triển, thu nhập cao; có thể chế quản lý hiện đại, cạnh tranh, hiệu lực, hiệu quả; kinh tế phát triển năng động, nhanh và bền vững. Yêu cầu đó đặt ra những nhiệm vụ cấp bách về công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và khoa học về ATVSLĐ của nước ta, vì mục tiêu phát triển bền vững, xây dựng xã hội an toàn.
Cuộc CMCN 4.0 và vấn đề ATVSLĐ
Từ năm 2011, cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đã và đang diễn ra nhanh chóng với đặc trưng là điều khiển hệ robot; các hệ thống liên kết thế giới thực và ảo, được dựa trên sự đột phá của khoa học - công nghệ, trên nền tảng công nghệ số tích hợp công nghệ “thông minh” để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất. Điểm “đòn bẩy” của cuộc cách mạng này, là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, robot, công nghệ internet kết nối vạn vật (IoT) và Internet kết nối dịch vụ (IoS), trí tuệ nhân tạo (AI). Cuộc cách mạng này dựa trên cuộc cách mạng số và kết hợp nhiều công nghệ dẫn đến những thay đổi chưa có tiền lệ trong mô hình kinh tế, kinh doanh, xã hội và cá nhân. Nó không chỉ thay đổi mục đích làm việc và cách thức thực hiện, mà còn thay đổi chính con người chúng ta.
Tác động của hệ thống từ cuộc cách mạng này, bao gồm sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống trên khắp và giữa các quốc gia, các công ty, các ngành công nghiệp và toàn xã hội. Trọng tâm là các phát minh, phát kiến và sự kết hợp của ba đại xu hướng: vật lý, số hóa và sinh học, hay là sự kết hợp ba thế giới: thế giới vật chất, thế giới số (thế giới ảo) và thế giới sinh vật.
Đặc trưng của cuộc cách mạng này là sự hợp nhất về mặt công nghệ, nhờ đó xóa bỏ ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học, đem lại sự kết hợp giữa hệ thống ảo và hệ thống thực thể. Đây là cuộc cách mạng số, sử dụng trí tuệ nhân tạo để điều khiển và làm máy móc kết nối với nhau.
Cùng với sự phát triển của các cuộc CMCN, là ứng dụng các dạng năng lượng, điện thông qua các máy, thiết bị, rồi điều khiển, tự động hóa và bây giờ là kết nối đối với tất cả các máy, thiết bị nhằm giải phóng sức lao động cho con người, tối ưu hóa nguồn lực. Nhưng trong thực tế hoạt động sản xuất, điều kiện làm việc và các máy thiết bị phục vụ sản xuất này vẫn luôn tiềm ẩn các nguy cơ có khả năng gây ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN), thậm chí là thảm họa cho con người.
Công nghệ robot - Cơ điện tử (Robotics - Mechatronics) sẽ được xem là một trong những trụ cột của CMCN 4.0 với những nhà máy thông minh và doanh nghiệp được chuyển đổi số hóa toàn diện, cũng như nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống. Trong khi chúng ta chưa có nghiên cứu để đánh giá tác động và tìm hiểu những mối nguy, rủi ro trong lao động và đời sống.
Đồng chí Nguyễn Anh Thơ, Quyền Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ phát biểu tại Hội thảo Khoa học Quốc gia ATVSLĐ. |
Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế với an toàn, sức khỏe nghề nghiệp ở Việt Nam
Quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, các quốc gia, doanh nghiệp phải chấp hành nghiêm ngặt các tiêu chuẩn lao động, trong đó có tiêu chuẩn ATVSLĐ của Tổ chức Lao động Quốc tế, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế và trong các hiệp định thương mại thế hệ mới. Một số nước sử dụng tiêu chuẩn ATVSLĐ làm hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa Việt Nam. Trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0, mức độ cạnh tranh trong nền kinh tế ngày càng quyết liệt. Tất cả điều đó kéo theo khả năng gia tăng nguy cơ gây bất bình đẳng thương mại vì lý do ATVSLĐ và bảo vệ NLĐ.
Công tác ATVSLĐ ở Việt Nam đang có rất nhiều thách thức, khó khăn. Sự phát triển mạnh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ với trình độ công nghệ còn lạc hậu; việc nhập khẩu và đưa vào sử dụng các máy, công nghệ, vật liệu mới ngoài những mặt tích cực, còn tiềm ẩn những nguy cơ về ATVSLĐ; xu thế phát triển mạnh các ngành công nghiệp khai khoáng, xây dựng, năng lượng, hóa chất và sự gia tăng sử dụng điện trong CNH, HĐH sẽ làm tăng nguy cơ mất an toàn, vệ sinh và ô nhiễm môi trường lao động; sự phát triển các làng nghề, khu vực kinh tế hộ gia đình trong cơ chế thị trường nếu thiếu sự kiểm soát về ATVSLĐ cũng tiếp tục làm gia tăng ô nhiễm môi trường lao động; lực lượng lao động tăng nhanh cùng với sự chuyển dịch một lượng lớn lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp với trình độ tay nghề thấp, chưa có tác phong công nghiệp.
Cơ chế quản lý doanh nghiệp hiện nay đang chuyển đổi rất đa dạng, chưa ổn định, đặc biệt quá trình cổ phần hóa, tư nhân hóa; sản xuất nông nghiệp thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ngày càng sử dụng nhiều máy móc, thiết bị, phân hóa học, thuốc hóa chất bảo vệ thực vật. Việc hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra các yêu cầu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc đảm bảo ATVSLĐ, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ATVSLĐ cần thiết phải xây dựng vừa đảm bảo hài hòa, vừa có khả năng bảo vệ NLĐ và sản xuất trong nước phát triển.
Các đại biểu tham dự Hội thảo Khoa học Quốc gia ATVSLĐ: Thách thức và cơ hội để phát triển bền vững. |
Những vấn đề cấp bách về ATVSLĐ và chăm sóc sức khỏe NLĐ cần giải quyết: ngăn chặn sự gia tăng tai nạn lao động (TNLĐ), đặc biệt là các vụ tai nạn nghiêm trọng làm chết nhiều người trong lĩnh vực xây dựng, khai khoáng, hóa chất, hóa dầu, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19; tăng cường giám sát ô nhiễm môi trường lao động, từng bước cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc và nâng cao sức khỏe NLĐ, xây dựng văn hóa ATVSLĐ, nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, nhất là với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu; nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động và NLĐ, chú trọng khu vực làng nghề, khu vực nông nghiệp, trong doanh nghiệp vừa và nhỏ, về việc bảo đảm ATVSLĐ, gắn kết với ý thức bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng, việc làm và sự phát triển bền vững.
Thực tế cho thấy, quá trình lao động sản xuất luôn tiềm ẩn các nguy cơ gây ra TNLĐ, bệnh nghề nghiệp (BNN) và ô nhiễm môi trường. Xét trên góc độ kinh tế, đó là nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp làm giảm năng suất lao động, lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, đi đôi với việc không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, luôn cần phải coi trọng công tác ATVSLĐ, để có thể kiểm soát được các nguy cơ, rủi ro, hạn chế tối đa TNLĐ, BNN có thể xảy ra trong quá trình sản xuất.
Thực tế ở các nước phát triển cho thấy, việc xây dựng được hệ thống chính sách, pháp luật về ATVSLĐ phù hợp; áp dụng các tiêu chuẩn hệ thống quản lý, trong đó đặc biệt chú trọng đến hệ thống phòng, giảm thiểu nguy cơ mất ATVSLĐ, nâng cao hiệu quả quản lý ATVSLĐ không chỉ đảm bảo các quyền lợi, sức khoẻ và tính mạng cho NLĐ mà còn nâng cao năng suất lao động, chất luợng sản phẩm, vị thế và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Do vậy, vấn đề quản lý tổ chức điều kiện làm việc cùng các loại máy, thiết bị phục vụ trong sản xuất (nhất là là trong các lĩnh vực công nghiệp nặng) cần được quan tâm trong việc ban hành về chính sách quản lý phù hợp. Việc đánh giá và quản lý rủi ro là một yêu cầu quan trọng bắt buộc trong việc xây dựng hệ thống quản lý về ATVSLĐ nhằm khống chế, kiểm soát các sự cố, tai nạn tại nơi làm việc.
Huấn luyện ATVSLĐ cho công nhân Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam. |
Xây dựng xã hội an toàn và nền công nghiệp an toàn
Với các giải pháp đồng bộ, đặc biệt là tiếp tục thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, nhất là cho những người yếu thế, người nghèo, NLĐ; hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hiểm xã hội, tiến tới thực hiện bảo hiểm xã hội toàn dân. Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại, hội nhập quốc tế. Sau 35 năm đổi mới, 8 năm triển khai Chỉ thị số 29-CT/TƯ của Ban Bí thứ Trung ương Đảng và 5 năm triển khai Luật ATVSLĐ, đến nay, với những nỗ lực của các cấp, các ngành và toàn thể cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân lao động, hệ thống pháp luật về ATVSLĐ đã tương đối hoàn thiện; điều kiện làm việc, sức khỏe NLĐ từng bước được cải thiện, tần suất TNLĐ đã giảm trong khu vực có quan hệ lao động, TNLĐ đặc biệt nghiêm trọng được loại trừ ở một số ngành có nguy cơ cao…
Trong quá trình hội nhập, tiếp nhận các mặt tích cực do CMCN 4.0 đem lại, nhưng không thể bỏ qua những thiệt hại tiềm tàng đối với sức khỏe con người và môi trường do hội nhập và phát triển gây ra. Vì vậy, đi đôi với việc không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh, luôn cần phải coi trọng công tác ATVSLĐ, để có thể kiểm soát được các nguy cơ, rủi ro, hạn chế tối đa TNLĐ, BNN có thể xảy ra trong quá trình sản xuất, góp phần phát triển bền vững của doanh nghiệp và nền kinh tế - xã hội.
Đặc biệt, các hoạt động phục hồi kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện nay đang là cơ hội để công tác ATVSLĐ, chăm sóc sức khỏe NLĐ và bảo vệ môi tường được thúc đẩy, đầu tư và triển khai thiết thực. Cùng với đó, các sản phẩm phục vụ sản xuất, dịch vụ an toàn ngày càng là nhu cầu thiết yếu của mỗi doanh nghiệp và cộng đồng, đây cũng là cơ hội để ngành sản xuất các sản phẩm, dịch vụ an toàn và chăm sóc sức khỏe phát triển mạnh.
Công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực xây dựng Luật ATVSLĐ đã quy định rõ về ATVSLĐ đối với NLĐ làm việc không theo hợp đồng lao động (HĐLĐ). Tuy nhiên, thực tế nghiên ... |
Bảo đảm an toàn, sức khỏe cho người lao động trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 Kể từ những ngày đầu bùng phát dịch Covid-19, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các tổ chức đã đưa ra nhiều khuyến ... |
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong đại dịch Covid-19 Trách nhiệm xã hội (THXH) của doanh nghiệp có thể phân thành hai nhóm: THXH bên trong và TNXH bên ngoài. |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 30/10/2024 08:06
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 đã cho thấy sự quan tâm của chuyên môn và công đoàn các cấp trong ngành về ATVSLĐ.
An toàn, vệ sinh lao động - 29/10/2024 18:31
Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi - hình thức tuyên truyền thiết thực của Công đoàn
Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 không chỉ là sân chơi dành cho người làm công tác ATVSLĐ trong ngành mà còn là hình thức tuyên truyền thiết thực, hiệu quả, hấp dẫn cho người sử dụng lao động và người lao động.
An toàn, vệ sinh lao động - 29/10/2024 10:44
"Cuộc thi trực tuyến giúp tôi nhận ra nơi làm việc là ngôi nhà thứ hai"
Anh Nguyễn Minh Phương - CĐCS Công ty TNHH Phân tích thời gian thực (RTA) chia sẻ cảm nhận về cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ".
Người lao động - 17/10/2024 14:00
Đánh giá cao cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động
Ban chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương đánh giá cao cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” năm 2024 do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức.
Người lao động - 16/10/2024 18:42
Siết chặt quản lý quan trắc môi trường tại cơ sở lao động
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động. Theo đó, đề xuất quy định quản lý hoạt động quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động.
Người lao động - 10/10/2024 13:43
Công nhân Công ty CP Phân lân Ninh Bình tử vong khi sửa máy: Cần nâng cao ý thức an toàn lao động
Mới đây, công nhân Đào Sỹ T. của Công ty CP Phân lân Ninh Bình đã gặp tai nạn nghiêm trọng khi sửa chữa máy nghiền xích. Dù được đưa đi cấp cứu ngay sau đó, anh T. không qua khỏi.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng