Tác động của đại dịch Covid-19 đến lao động ngành Dệt may, Da giày
Nghiên cứu - 22/08/2022 08:08 ThS. NGUYỄN THANH TÙNG - Viện Công nhân và Công đoàn
Sản xuất giày dép - túi xách tại Công ty Giày Viễn Thịnh (Long An). Nguồn: Báo Hải Quan. |
Đối mặt với tình trạng việc làm không ổn định, mất việc làm
Đối mặt với tình trạng việc làm không ổn định, mất việc làm tỏa (chiếm 49,6%); do chính bản thân NLĐ thuộc các đối tượng F0, F1, F2 phải thực hiện cách ly y tế (chiếm 5,9%). Mặc dù một số doanh nghiệp áp dụng phương án sản xuất an toàn nhưng cũng chỉ đảm bảo cho 27,3% NLĐ có việc làm trong thời gian dịch bệnh, song, do chi phí cao nên các phương án này cũng không duy trì được trong thời gian dài.
Những người có việc làm trong thời gian dịch bệnh bùng phát cũng không đảm bảo đủ thời gian làm việc theo tiêu chuẩn, phần lớn NLĐ bị cắt giảm giờ làm hoặc ngày làm việc, chỉ làm 4 đến 7 tiếng/1 ngày hoặc 3 đến 4 ngày/1 tuần. Thời gian cắt giảm giờ làm, ngày làm việc trung bình khoảng 6 tuần, có một số công ty cắt giảm liên tục trong khoảng 10 đến 30 tuần.
Biểu đồ 1: Tình trạng việc làm của NLĐ trong thời gian dịch bệnh bùng phát |
Bối cảnh đại dịch Covid-19, NLĐ còn bị chịu nhiều thiệt thòi trong việc tham gia và hưởng các quyền lợi từ các loại bảo hiểm. Khảo sát của Tổng LĐLĐ Việt Nam năm 2021 cho thấy, có 13,7% NLĐ cho biết việc tham gia BHXH của họ bị dừng/bị cắt hẳn hoặc bị gián đoạn một thời gian. Tình trạng tương tự xảy ra với BHYT (11,1%), bảo hiểm thất nghiệp (11,9%) và bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (11,2%).
Biểu đồ 2: Tỷ lệ NLĐ bị gián đoạn hoặc ngừng tham gia cáo loại bảo hiểm do tác động của dịch Covid-19 |
Khó khăn trong cuộc sống do thu nhập giảm, chi phí tăng
Trong bối cảnh Covid-19, tỷ lệ NLĐ bị giãn việc, ngừng việc cao, số người vẫn đang làm việc lại không làm đủ số giờ tiêu chuẩn dẫn đến tình trạng NLĐ bị giảm thu nhập hoặc mất thu nhập.
Đối với những người làm việc luân phiên, họ chỉ được trả lương cơ bản theo giờ hoặc ngày làm việc, không làm tăng ca, đồng thời cũng bị cắt giảm các khoản phụ cấp.
Cuộc sống của NLĐ vốn đã rất khó khăn, với đồng lương ít ỏi có được từ làm tăng ca, thêm giờ, họ phải chật vật để xoay sở chi tiêu cho cuộc sống hằng ngày. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, thu nhập của họ bị giảm, trong khi chi phí lại có xu hướng tăng lên, đặc biệt là đối với lao động di cư, lao động có gia đình. Để ứng phó với hoàn cảnh đó, NLĐ sử dụng mọi cách có thể để xoay sở bù đắp thu nhập như: cắt giảm chi phí cho thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu khác; cắt giảm hoặc không thể gửi tiền về nhà cho gia đình ở quê;... Nhiều lao động phải sử dụng đến tiền tiết kiệm; phải vay mượn người thân/ngân hàng. Đặc biệt, có người phải vay “tín dụng đen” với lãi suất cao để trang trải cuộc sống.
Bức tranh việc làm và thu nhập của nhóm NLĐ đã nghỉ việc trong nhà máy dệt may và da giày tại các địa phương bùng phát dịch bệnh còn u ám hơn. Họ gặp rất nhiều khó khăn trong tìm kiếm công việc và nguồn thu nhập mới. Nhiều NLĐ và gia đình của họ đã bị đẩy vào tình trạng “nghèo thu nhập tạm thời” trong thời gian dịch bệnh bùng phát và có nguy cơ ảnh hưởng lâu dài đến NLĐ.
Biểu đồ 3: Tỷ lệ NLĐ đang đi làm bị giảm tiền lương, phụ cấp,… trong thời gian dịch bệnh bùng phát. |
Những vấn đề tâm lý của NLĐ
Một nghiên cứu trong ngành Dệt may và Da giày ở Việt Nam đã chỉ ra rằng, lo lắng, hoang mang và bất an là cảm xúc chủ đạo, kéo dài ở NLĐ trong giai đoạn đại dịch. Các nguyên nhân chính dẫn đến những lo lắng và bất an của NLĐ liên quan đến công việc, thu nhập... Dù chỉ là kết quả rút ra từ một nghiên cứu nhỏ nhưng có thể là vấn đề chung của NLĐ ngành Dệt may, Da giày.
Phần lớn NLĐ hoang mang về tình trạng việc làm và thu nhập hiện tại cũng như tương lai của mình, do công việc của họ phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trong khi họ lại không nắm được các thông tin về doanh nghiệp để có thể chủ động ứng phó.
Trước tác động của Covid-19, những dự định trong tương lai của NLĐ cũng khó thực hiện hơn, NLĐ lo sợ những dự định của mình không thực hiện được như: đầu tư học hành cho con cái trong tương lai, chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho bản thân và gia đình, không có tiền tiết kiệm, không có điều kiện học tập nâng cao trình độ cho bản thân,…
Với đặc điểm lao động nữ chiếm 70% đền 80%, nên vấn đề bạo lực gia đình của NLĐ ngành Dệt may, Da giày cũng có xu hướng cao hơn các ngành khác. Trong khi nhiều ý kiến cho rằng “Covid-19 giúp mọi người ở nhà nhiều hơn, giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình tăng lên và khiến cho mọi người gần gũi nhau hơn”, thì thực tế cũng có nhiều trường hợp cho biết “các thành viên trong gia đình tỏ ra bất an và lo lắng nhiều hơn”, “căng thẳng trong gia đình xảy ra thường xuyên hơn”. Đặc biệt, những hộ gia đình có sự lệ thuộc về kinh tế của vợ hay chồng thì tình trạng căng thẳng trong gia đình cũng cao hơn.
Công nhân sản xuất các sản phẩm may mặc xuất khẩu tại Công ty Cổ phần May và Dịch vụ Hưng Long (Hưng Yên). Ảnh: PHẠM KIÊN. |
Nhìn chung, tình cảnh của NLĐ trong ngành Dệt may, Da giày do tác động của đại dịch Covid-19 cũng giống như những ngành nghề khác, đều phải đối mặt với vấn đề giảm việc, mất việc làm, các quyền lợi, chế độ không được đảm bảo, nhất là việc tham gia các loại bảo hiểm. Những thay đổi này có thể đặt ra nhiều vấn đề xây dựng quan hệ lao động, bảo vệ quyền lợi cho NLĐ.
Trước hoàn cảnh khó khăn của NLĐ, Đảng, Nhà nước, tổ chức Công đoàn và doanh nghiệp đã có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ NLĐ vượt qua khó khăn. Cùng với mục tiêu vừa kiểm soát dịch vừa phát triển kinh tế, các doanh nghiệp dệt may, da giày cần có những giải pháp nhằm đảm bảo môi trường an toàn, phòng chống lây nhiễm; đảm bảo ổn định công việc và thu nhập, đời sống của NLĐ; thu hút NLĐ quay trở lại làm việc; ổn định tinh thần để NLĐ yên tâm sản xuất; ổn định và mở rộng đơn hàng; đảm bảo chi phí sản xuất từ phía khách hàng và ứng phó trong trường hợp xuất hiện đợt dịch mới để thu hút NLĐ quay lại doanh nghiệp làm việc.
Tài liệu tham khảo
1. IDH, FWF và CNV International phối hợp với Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) và Hiệp hội Da giày Túi xách Việt Nam (LEFASO) (2020), Báo cáo nghiên cứu “Covid-19 và ngành Dệt may và Da giày: Tác động và Giải pháp”.
2. Tổng LĐLĐ Việt Nam (2021), Báo cáo kết quả khảo sát “Đánh giá ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến đời sống, việc làm của công nhân, viên chức, NLĐ và tổ chức Công đoàn”, năm 2021.
3. CNV Internaitionnal (2021) Báo cáo nghiên cứu “Tác động của dịch Covid-19 đến công nhân ngành Dệt may và Da giày Việt Nam - Góc nhìn của NLĐ”.
4. Tổng LĐLĐ Việt Nam (2020), Báo cáo kết quả khảo sát “Đánh giá ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến đời sống, việc làm của công nhân, viên chức, NLĐ và tổ chức Công đoàn”.
Thách thức nguồn lao động ngành Dệt may Hiện nay, nguồn nhân lực ngành Dệt may không chỉ cạnh tranh trong nội bộ ngành giữa các doanh nghiệp, mà còn với những ngành ... |
Ngành giấy và “nỗi oan Thị Kính” Đang có xu hướng xuất khẩu mạnh và bước vào giai đoạn mở rộng quy mô, nhưng đại diện ngành sản xuất giấy cho rằng ... |
Đại dịch COVID-19 bộc lộ rõ điểm mạnh, điểm yếu của thị trường lao động Bên cạnh những khó khăn chung của toàn cầu, thị trường lao động trong nước cũng đang chịu những ảnh hưởng mạnh do đại dịch ... |
Tin cùng chuyên mục
Công đoàn - 19/09/2024 16:13
Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng
Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Nghiên cứu - 09/09/2024 13:38
Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới
Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X nêu rõ “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”.
Nghiên cứu - 21/06/2024 16:35
Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức
Nhân Tháng Công nhân 2024, TS. Phạm Thị Thu Lan, nhà nghiên cứu quen biết về phong trào công nhân, hoạt động công đoàn (công tác tại Viện Công nhân và Công đoàn) có bài viết về tình đoàn kết và niềm tin của NLĐ, điều sẽ tạo ra quyền lực mềm cho tổ chức Công đoàn. Tạp chí LĐ&CĐ xin giới thiệu với bạn đọc phân tích thú vị và rất đáng suy ngẫm này.
Nghiên cứu - 28/05/2024 15:33
Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng
Hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, việc làm ở nước ta đã được chú trọng xây dựng, hoàn thiện nhưng vấn đề tiếp cận, thụ hưởng chính sách của người lao động còn cần được cải thiện hơn nữa.
Nghiên cứu - 28/05/2024 14:54
Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ
Cơ sở để bảo đảm việc làm, thu nhập, chăm lo đời sống, đáp ứng nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ) xuất phát từ các tiền đề về tiền lương, phúc lợi về nhà ở, sức khỏe y tế, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, hỗ trợ chăm sóc con em.
Nghiên cứu - 28/05/2024 10:28
Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay
Với sự nỗ lực, tự học hỏi, rèn luyện, công nhân đã có trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp khá cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng