Cùng nhau qua đại dịch
Kinh tế - Xã hội - 29/06/2022 09:45 HÀ PHƯƠNG
Giờ đây, khi đã cùng nhau vượt qua đại dịch, giá trị của sự đồng hành ấy càng ý nghĩa khi mọi thứ trở lại bình thường nhanh hơn lo lắng trước đó…
Kênh thông tin hữu hiệu nhất
Tháng 6/2021, hàng loạt doanh nghiệp ở TP.HCM và các tỉnh lân cận bắt đầu bước vào những ngày tháng khó khăn nhất do đại dịch COVID-19 hoành hành. Các hoạt động sản xuất kinh doanh không thể bình thường vì liên tiếp những ca F0, giãn cách và phong tỏa, đơn hàng bị chậm do vận chuyển khó khăn, thiếu nhân lực, chuỗi cung ứng bị đứt gãy hết đợt này đến đợt khác… Doanh nghiệp lao đao, công nhân vất vả và nền kinh tế nước nhà gặp vô vàn khó khăn.
Sang tháng 7/2021, khi dịch bùng phát tại TP.HCM và bắt đầu lan sang các khu công nghiệp, nhà máy ở Đồng Nai, Bình Dương, Long An thì cả chính quyền lẫn các doanh nghiệp đứng giữa lựa chọn sản xuất tiếp hay dừng lại để dịch không lây rộng. Đến 15/7/2021, TP.HCM chỉ cho phép các doanh nghiệp trên địa bàn tiếp tục hoạt động sản xuất khi đảm bảo được vừa sản xuất, vừa cách ly người lao động với phương châm “3 tại chỗ” (sản xuất tại chỗ - ăn tại chỗ - nghỉ ngơi tại chỗ). Đồng thời, doanh nghiệp đảm bảo thực hiện được phương châm “1 cung đường - 2 địa điểm” (chỉ duy nhất một cung đường vận chuyển tập trung công nhân từ nơi sản xuất đến nơi ở của công nhân; tương tự là hàng hóa từ nơi bán đến nơi mua…). Nhưng mọi việc không đơn giản, vì chưa ai trải qua đại dịch kinh hoàng như thế, lây lan nhanh và dễ như vậy; cũng chẳng mấy kinh nghiệm cuộc khủng hoảng diện rộng và phực tạp chưa từng có này. Vừa cùng nhau làm, vừa mày mò rút kinh nghiệm, chỉnh sửa dần dần cho phù hợp với thực tế.
Lúc đó báo chí như một kênh truyền thông hữu hiệu nhất để cùng doanh nghiệp phản ánh tình hình ở hiện trường một cách toàn diện, kịp thời, và quan trọng là chính xác giữa ngồn ngộn các luồng thông tin khó kiểm chứng. Các đầu mối chức năng tiếp nhận được luồng thông tin qua báo chí chính thống để nhanh chóng hơn trong ứng xử các tình huống và đưa ra các quyết sách.
Lên tiếng kịp thời, đúng lúc
Tháng 7/2021, trong một cuộc họp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ngay trong những ngày TP.HCM cam go với đại dịch nhất, Bí thư TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho hay có gì chưa thông, còn vướng mắc không xử lý kịp với diễn biến dịch bệnh thì đề nghị doanh nghiệp phản ánh trực tiếp với lãnh đạo thành phố hoặc thông qua báo chí.
Ngày đó, đi lại bắt đầu khó khăn, cả doanh nghiệp lẫn báo chí đều hoạt động trong những tình huống gấp gáp, căng thẳng và dĩ nhiên cả những lo lắng… Nhưng không ít tin bài phản ánh từ hiện trường, các đề xuất, kiến nghị ngay sau khi đăng tải đã có ngay trên bàn các cấp quản lý, nhà điều hành trong các cuộc họp bàn.
Điển hình như, chưa đầy một tháng triển khai, phương án “3 tại chỗ” đã bộc lộ khá nhiều khiếm khuyết, bất cập và nhiều tờ báo, doanh nghiệp đã cùng lên tiếng mong sớm có những giải pháp phù hợp thực tế hơn. Đơn hàng không thể dừng, sản xuất không thể đóng cửa và nhất là công nhân vẫn phải làm việc để có thu nhập, doanh nghiệp có hàng hóa, chuỗi cung ứng không bị đứt gãy.
Lúc đấy, bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho rằng, mô hình “3 tại chỗ” có thể áp dụng phù hợp và thành công ở những ngành sản xuất ít công nhân như điện tử, công nghiệp phụ trợ, cơ khí... Nhưng với các ngành thâm dụng lao động, diện tích chật hẹp, mật độ giãn cách thấp như dệt may, da giày, gỗ, thủy sản... sẽ rất khó thực hiện.
Sau đó, doanh nghiệp dần dần được lựa chọn hình thức “cách ly” hay tổ chức sản xuất phù hợp và tự chịu trách nhiệm. Đây là bước đệm quý giá để sau đó cả nước từng bước phủ vaccine ngừa COVID-19, tiến tới từng bước mở cửa và đưa sản xuất kinh doanh dần trở lại bình thường.
Qua gian khó càng gắn bó
Nhớ lại giai đoạn cao điểm phòng chống dịch, ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, Tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn kể: Trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4, các doanh nghiệp TP.HCM đã tổ chức hàng trăm cuộc thảo luận trực tuyến từ cấp Hiệp hội đến các thành viên doanh nghiệp để tìm ra những mô hình sản xuất hợp lý, các giải pháp phòng chống dịch. Tại những cuộc thảo luận, doanh nghiệp đều nhận được sự đồng hành nhiệt tình của các cơ quan báo chí, truyền thông.
“Qua đó, những khó khăn, giải pháp của doanh nghiệp vượt khó đã được báo chí phản ánh kịp thời như mô hình “3 tại chỗ”, cách ly cho phù hợp, đề nghị miễn giảm thuế phí hay hỗ trợ cho người lao động…”, ông Dũng nói. Ngược lại, qua những gian khó như vậy, mối quan hệ và đồng hành giữa báo chí với doanh nghiệp càng thêm gắn bó.
Một năm nhìn lại, từ vô vàn khó khăn và có lúc tưởng chừng như khó gượng dậy, những dự báo lạc quan trước đây đến nay vẫn có thể bất ngờ với sức phục hồi của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam chỉ sau thời gian ngắn mở cửa trở lại như vậy.
Với những người làm báo, những phóng viên “chiến trường” trong tâm dịch và trong thực tiễn gian nan của doanh nghiệp giai đoạn vừa qua hẳn sẽ không bao giờ quên những trải nghiệm, những đúc kết của mình. Với doanh nhân, doanh nghiệp cũng vậy. Để giờ đây, khi đã cùng nhau vượt qua, giá trị đồng hành giữa báo chí với doanh nghiệp càng ý nghĩa khi mọi thứ trở lại bình thường nhanh hơn lo lắng trước đó; càng ý nghĩa khi tiếp tục cùng hướng về mục tiêu mới: Phục hồi.
“Mỗi cán bộ công đoàn là một nhà báo” Tuyên truyền là hoạt động quan trọng trong công tác tư tưởng, tuyên giáo, nhằm tạo niềm tin cho cán bộ, công nhân và người ... |
Nhà báo Hồ Chí Minh Hầu hết các nhà cách mạng ở buổi đầu sự nghiệp đều sử dụng báo chí như một vũ khí sắc bén trong hoạt động ... |
Nghề báo và trí tuệ nhân tạo Trí tuệ nhân tạo (AI) đang đảm trách vai trò của nhiều khâu trong chuỗi sản xuất của các ngành nghề. Báo chí cũng không ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 14:42
Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Các doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã không ngừng nỗ lực triển khai các biện pháp phòng cháy chữa cháy (PCCC) để giảm thiểu tối đa rủi ro, bảo vệ môi trường và tài sản.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 11:30
Địa ốc Đà Nẵng lột xác toàn diện, bước vào giai đoạn tăng trưởng mới
Trong đà tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường địa ốc Đà Nẵng năm 2024, ghi nhận dấu ấn và vai trò lực đẩy của những tổ hợp bất động sản đẳng cấp ven sông Hàn với quy hoạch bài bản cùng hệ thống tiện ích cao cấp theo mô hình “all-in-one” tiên phong.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 21:00
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ được thực hiện thông qua ứng dụng VNeID (tài khoản định danh điện từ) cài đặt trên điện thoại di động.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 20:00
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy không phải hiếm gặp. Nguyên nhân do đâu, cách xử lý như thế nào, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 13:23
Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
Bạn đã bao giờ tưởng tượng mình sẽ lái một chiếc Ford Ranger chinh phục những địa hình hiểm trở? PVOIL VOC 2024 đã biến điều đó thành hiện thực cho hàng trăm người đam mê off-road tại Việt Nam.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng