Công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực xây dựng
An toàn, vệ sinh lao động - 27/12/2021 16:00 TS. Đỗ Thị Lan Chi - Hoàng Thị Lê
Lao động tự do làm việc tại công trình xây dựng nhà tư nhân tại TP. Lạng Sơn (Lạng Sơn). |
1. Lực lượng lao động tự do (LĐTD)
Theo luật ATVSLĐ, có hai nhóm đối tượng NLĐ là NLĐ làm việc theo HĐLĐ và NLĐ làm việc không theo HĐLĐ. NLĐ làm việc không theo HĐLĐ còn gọi là LĐTD. Phần lớn họ không có trình độ chuyên môn kỹ thuật (chưa qua đào tạo), học vấn thấp; kỹ năng, kinh nghiệm làm việc thường là do tự tìm hiểu, tự tích luỹ trong quá trình làm việc; nhận thức về công việc, QHLĐ, các nguy cơ, rủi ro tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp, biện pháp ATVSLĐ trong quá trình làm việc rất hạn chế; cùng với đó, tác phong làm việc tuỳ tiện, chủ quan vẫn chưa được khắc phục. Vì vậy nguy cơ tai nạn, rủi ro xảy ra rất cao đối với nhóm lao động này. Đặc biệt, khi bị TNLĐ, họ phải tự chi phí chạy chữa rất tốn kém, trong khi thu nhập của họ lại thấp và bấp bênh...
Kết quả nghiên cứu cho thấy, số LĐTD trong cả nước chiếm tỉ lệ 67,92%. Riêng địa bàn tỉnh Lạng Sơn, số LĐTD có khoảng 385.913 người, chiếm tỉ lệ 79,19%; trong đó có khoảng 4.000 LĐTD làm việc thường xuyên trong lĩnh vực xây dựng, chiếm tỷ lệ 42,2% tổng số lao động tự do trong lĩnh vực phi nông, lâm nghiệp và thủy sản toàn tỉnh.
2. Đặc trưng công việc đối với LĐTD trong lĩnh vực xây dựng
NLĐ tự do tại các công trình xây dựng thường làm việc theo các nhóm nhỏ, tự nhận công trình hoặc làm việc thông qua các cai thầu. Thỏa thuận về việc làm thường bằng miệng, không bằng văn bản, trên cơ sở tiền công theo ngày làm việc hoặc tiền công thu được từ công trình. Nhiều lao động xây dựng là công việc thường xuyên (thu nhập chính), bên cạnh đó, một số ít là công việc tạm thời, tranh thủ thời gian nông nhàn, hoặc làm việc trong thời gian ngắn do nhu cầu sử dụng của các nhà thầu thi công. Công việc của LĐTD làm việc tương đối đa dạng từ bốc vác đến lắp đặt hệ thống điện,...
Một góc công trình xây dựng nhà dân tại huyện Cao Lộc (Lạng Sơn). |
Thời gian làm việc của LĐTD thường không theo giờ hành chính, phụ thuộc nhiều vào thời tiết trong ngày và mùa trong năm. Số giờ làm việc trung bình trong ngày từ 9 - 10 giờ/ngày, tuỳ theo khối lượng công việc và tiến độ công trình, có thời điểm làm đến 12 giờ/ngày.
Do chủ yếu làm việc ngoài trời, môi trường làm việc thường thay đổi (theo công trình); cường độ làm việc căng thẳng, thời gian làm việc kéo dài nên hoạt động thể lực của LĐTD rất nặng nhọc.
3. Tình hình TNLĐ trong lĩnh vực xây dựng
Giai đoạn từ 2016- 2020, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 8.292 vụ TNLĐ, trong đó, lĩnh vực xây dựng chiếm tỉ lệ cao. Số vụ TNLĐ chết người đối với LĐTD khoảng 390 vụ (chiếm 4,7% tổng số vụ). Số LĐTD chết do TNLĐ khoảng 288 người mỗi năm. Nghiên cứu tình hình TNLĐ tại Lạng Sơn giai đoạn 2016 - 2020 cho thấy, trung bình mỗi năm có 62 người bị TNLĐ, trong đó TNLĐ đối với nhóm LĐTD là 51 người.
Biểu đồ 1: Tình hình tai nạn lao động tại Lạng Sơn giai đoạn 2016-2020. |
Biểu đồ 2: Tình hình tai nạn lao động trong lĩnh vực xây dựng tại Lạng Sơn. |
Lĩnh vực để xảy ra TNLĐ chủ yếu vẫn tập trung ở các ngành Xây dựng, khai khoáng và trong sản xuất nông nghiệp. Trong đó TNLĐ trong lĩnh vực xây dựng xảy ra đối với LĐTD chiếm tỉ lệ đáng kể.
4. Nguyên nhân gây TNLĐ trong lĩnh vực xây dựng đối với NLĐ tự do
ĐKLĐ đối với LĐTD thường không đảm bảo, có nguy cơ rủi ro cao, rất dễ xảy ra TNLĐ tại nơi làm việc. Những nguyên nhân chính gây TNLĐ trong lĩnh vực xây dựng đối với LĐTD gồm:
Do bản thân NLĐ thiếu hiểu biết, không nhận thức được các yếu tố gây TNLĐ; vận hành sai quy trình kỹ thuật; nhận định, đánh giá sai tình trạng an toàn của máy móc, thiết bị, các điều kiện an toàn trong quá trình làm việc; thiếu trang bị cần thiết; chủ quan, coi thường tai nạn, thói quen làm bừa, làm ẩu… Do công tác quản lý Nhà nước chưa chặt chẽ; việc thanh, kiểm tra còn ít; công tác tuyên truyền chưa hiệu quả, thiếu chuyên sâu.
Việc sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ chưa đảm bảo. Công tác tổ chức huấn luyện về ATVSLĐ còn ít. Tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016-2020 chỉ hỗ trợ huấn luyện cho khoảng 300 LĐTD, trong đó lao động xây dựng khoảng 100 người. Có thể thấy, số LĐTD được huấn luyện ATVSLĐ rất ít so với số lao động thực tế.
Việc thực hiện các chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe cho LĐTD còn hạn chế. Mặc dù Nhà nước, các địa phương đã có chủ trương quan tâm đến việc khám sức khỏe định kỳ cho LĐTD nhưng do thiếu điều kiện về kinh tế nên việc triển khai trong thực tế rất khó khăn.
Lao động tự do tại công trình xây dựng nhà huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn). |
5. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ATVSLĐ đối với LĐTD
Xây dựng chế độ, chính sách quản lý ATVSLĐ đối với LĐTD
Trước hết là quản lý về việc làm. Nhà nước cần có quy định cụ thể những công trình nào hoặc vị trí công việc nào LĐTD được phép vào làm. Bên cạnh đó, cần xây dựng phần mềm quản lý nhân lực gắn với sổ sức khoẻ điện tử để đảm bảo LĐTD đủ điều kiện về kiến thức ATVSLĐ và sức khỏe để hành nghề.
Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý ATVSLĐ
Cần phải có quy định về điều kiện, số lượng cán bộ quản lý ATVSLĐ ở các địa phương, gồm các sở, ngành, huyện, đồng thời tận dụng đội ngũ cán bộ quản lý đô thị, giám sát công trình để quản lý ATVSLĐ trên các công trình. Đồng thời, đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện về ATVSLĐ cho đội ngũ này, trong đó có bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ về thanh tra, kiểm tra, giám sát ATVSLĐ đối với đội ngũ cán bộ quản lý ATVSLĐ.
Xây dựng chính sách hỗ trợ LĐTD trong công tác ATVSLĐ
Trong đó chú trọng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề xây dựng, sơ cấp nghề cho LĐTD. Cùng với đó, chính quyền các địa phương cũng phải xây dựng chính sách hỗ trợ huấn luyện ATVSLĐ cho LĐTD.
Biện pháp tuyên truyền, huấn luyện
Nôi dung tuyên truyền tập trung vào các quy định về quản lý ATVSLĐ trong xây dựng; quy chuẩn kỹ thuật an toàn, biện pháp an toàn cụ thể trong thi công; các biện pháp cải thiện điều kiện lao động; nâng cao ý thức chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường.
An toàn vệ sinh lao động là khâu đột phá để đổi mới trong hoạt động công đoàn Đó là nhận định của bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam trong buổi tập huấn ... |
Tổng LĐLĐ Việt Nam làm việc với Bình Dương về việc xây dựng thiết chế công đoàn Chiều 2/11, Đoàn công tác của Tổng LĐLĐ Việt Nam do đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ... |
Bộ Xây dựng đề xuất gói tín dụng 30.000 tỉ đồng cho nhà ở xã hội, công nhân Bộ Xây dựng vừa kiến nghị bổ sung gói tín dụng khoảng 30.000 tỉ đồng theo hình thức tái cấp vốn cho chủ đầu tư ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 30/10/2024 08:06
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 đã cho thấy sự quan tâm của chuyên môn và công đoàn các cấp trong ngành về ATVSLĐ.
An toàn, vệ sinh lao động - 29/10/2024 18:31
Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi - hình thức tuyên truyền thiết thực của Công đoàn
Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 không chỉ là sân chơi dành cho người làm công tác ATVSLĐ trong ngành mà còn là hình thức tuyên truyền thiết thực, hiệu quả, hấp dẫn cho người sử dụng lao động và người lao động.
An toàn, vệ sinh lao động - 29/10/2024 10:44
"Cuộc thi trực tuyến giúp tôi nhận ra nơi làm việc là ngôi nhà thứ hai"
Anh Nguyễn Minh Phương - CĐCS Công ty TNHH Phân tích thời gian thực (RTA) chia sẻ cảm nhận về cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ".
Người lao động - 17/10/2024 14:00
Đánh giá cao cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động
Ban chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương đánh giá cao cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” năm 2024 do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức.
Người lao động - 16/10/2024 18:42
Siết chặt quản lý quan trắc môi trường tại cơ sở lao động
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động. Theo đó, đề xuất quy định quản lý hoạt động quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động.
Người lao động - 10/10/2024 13:43
Công nhân Công ty CP Phân lân Ninh Bình tử vong khi sửa máy: Cần nâng cao ý thức an toàn lao động
Mới đây, công nhân Đào Sỹ T. của Công ty CP Phân lân Ninh Bình đã gặp tai nạn nghiêm trọng khi sửa chữa máy nghiền xích. Dù được đưa đi cấp cứu ngay sau đó, anh T. không qua khỏi.
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?