Hành vi nào giúp chúng ta nhận diện đó là tội phạm?
Đời sống - 13/08/2019 06:30 Long Trọng
Trung tá Khổng Ngọc Oanh, cán bộ Cục C45 - Bộ Công an. |
Để nhận diện tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, chúng ta căn cứ theo các hành vi mà đối tượng đã thực hiện đối với nạn nhân.
Đó là nhận định của trung tá Khổng Ngọc Oanh, cán bộ Cục Cảnh sát hình sự (Cục C45 - Bộ Công an) khi trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Cuộc sống An toàn.
Phân tích cách nhận diện tội phạm, Trung tá Khổng Ngọc Oanh cho biết, khi đối tượng thực hiện những hành vi sau được xem là phạm tội xâm hại tình dục trẻ em.
Một là, đối tượng hiếp dâm người dưới 16 tuổi: Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc để giao cấu trái ý muốn của nạn nhân (sức mạnh vật chất);
Lợi dụng các hình thức như nạn nhân đang bị say rượu, chất kích thích, hoặc không có khả năng nhận thức, khả năng tự vệ (bị thiểu năng, yếu mệt…); Cho nạn nhân dùng chất kích thích như rượu bia, ma túy, thuốc kích dục,...
Hoặc lợi dụng bất kỳ trường hợp nào mà nạn nhân không có khả năng, không thể phản kháng được để thực hiện hành vi giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác thì được coi là hiếp dâm; Mọi hành vi giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi (cả nam và nữ) đều được coi là hiếp dâm.
Hai là, đối tượng cưỡng dâm người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi: Lợi dụng các nạn nhân người dưới 16 tuổi đang ở trong tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, công việc, kinh tế ,... để quan hệ tình dục; Nạn nhân ở trong tình trạng quẫn bách, lâm vào hoàn cảnh khó khăn ngặt ngèo, không thể tự mình khắc phục được, phải lệ thuộc vào sự hỗ trợ, giúp đỡ, cưu mang của người phạm tội.
Ví dụ: Nạn nhân hoặc người thân đang bị đau ốm hiểm nghèo, không có khả năng có tiền để chữa chạy, phẫu thuật, người phạm tội biết tình cảnh này và hỗ trợ tiền, thức ăn sinh hoạt hàng ngày, hỗ trợ tiền chữa bệnh cho nạn nhân, người thân của họ...hoặc bất kỳ điều kiện nào để họ khắc phục tình trạng quẫn bách đó. Đối với tình tiết này, tội phạm lợi dụng sự lệ thuộc của nạn nhân vào mình để ép buộc nạn nhân phải miễn cưỡng cho mình quan hệ tình dục.
Hành vi ép buộc, khống chế về tư tưởng buộc nạn nhân phải miễn cưỡng cho giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác. Thủ đoạn là hứa hẹn, đe dọa. Tuy nhiên việc đe dọa ở đây khác ở tội hiếp dâm là nạn nhân không bị tê liệt sự kháng cự, có thể lựa chọn đồng ý hoặc không đồng ý. Nhưng vì đang bị lệ thuộc, đang trong tình cảnh quẫn bách nên đã miễn cưỡng đồng ý cho đối tượng giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác.
Ba là, đối tượng thực hiện hành giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi: Trong đó, đối thực hiện hành vi đưa dương vật thâm nhập vào âm đạo của người phụ nữ”, không kể nông hay sâu, xuất tinh hay không đã được xem là phạm tội "giao cấu".
Còn “quan hệ tình dục khác” là việc đối tượng đưa bộ phận sinh dục của mình vào miệng hoặc đường hậu môn của người dưới 16 tuổi (cả nam và nữ);
Hoặc dùng tay, đồ chơi tình dục (sex toys) hoặc bất kỳ dụng cụ, đồ vật, bộ phận trên cơ thể ngoài bộ phận sinh dục để thâm nhập vào âm đạo hay hậu môn của nạn nhân nữ…nhằm kích thích tạo hưng phấn về tình dục (còn gọi là quan hệ tình dục thâm nhập).
Tuy nhiên, hiện chưa có hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân nhân dân tối cao về nhóm tội danh xâm hại tình dục trẻ em. Đặc biệt là “hành vi quan hệ tình dục khác” và “’dâm ô” nói trên.
Bốn là, đối tượng dâm ô đối với người dưới 16 tuổi: Hành vi “dâm ô” cũng chưa có hướng dẫn, tuy nhiên cần phân biệt “dâm ô” với “giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác” là đối tượng thực hiện hành vi dâm ô không nhằm mục đích giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác
Cụ thể, không có sự thâm nhập vào bộ phận sinh dục, miệng, hậu môn của nạn nhân mà chỉ là dùng tay, bộ phận sinh dục, dùng đồ vật hoặc bộ phận khác trên cơ thể để tác động vào như xoa nắn, bóp, chạm, chà sát vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm khác trên cơ thể nạn nhân như ngực, đùi, bẹn, mông… (gọi là quan hệ tình dục không thâm nhập). Những hành vi trên vì mục đích thỏa mãn tình dục của người phạm tội thì được gọi là dâm ô.
Sau khi đã nhận diện được tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, vậy làm cách nào để giúp trẻ em thoát khỏi "móng vuốt" của tội phạm? Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc về vấn đề này với khuyến cáo mà Trung tá Khổng Ngọc Oanh đưa ra.
Còn nữa...
Cần hiểu biết để đấu tranh với nạn quấy rối tình dục |
Phụ nữ, trẻ em với nguy cơ bị lạm dụng khi đi thang máy |
Ngăn chặn nạn quấy rối tình dục trong công nhân lao động |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng