Vụ người lao động thắng kiện hơn 725 triệu: Vì sao tòa phúc thẩm tạm ngừng?

Phóng sự điều tra - ĐỖ THIỆM

Trong vụ án tranh chấp lao động mà công đoàn tham gia bảo vệ quyền lợi của người lao động tại Bà Rịa - Vũng Tàu, phiên tòa phúc thẩm ngày 19/6 tạm ngừng xét xử.
Vụ người lao động thắng kiện hơn 725 triệu: Vì sao Tòa phúc thẩm tạm ngừng?
Phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án người lao động thắng kiện hơn 725 triệu đồng. Ảnh: LĐLĐ tỉnh BR-VT.

Tạm ngừng xét xử sau nghị án kéo dài

Luật sư Vũ Ngọc Hà, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn tỉnh Đồng Nai là người luôn theo sát diễn biến vụ án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm và trực tiếp tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động tại phiên tòa xét xử phúc thẩm.

Theo luật sư Vũ Ngọc Hà, đây là vụ án tranh chấp lao động về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 (BLLĐ) giữa nguyên đơn là anh Lưu Chí Hiếu (sinh năm 1973, địa chỉ phường Long Tâm, TP.Bà Rịa) và bị đơn là Công ty Điện lực TNHH BOT Phú Mỹ 3, Khu công nghiệp Phú Mỹ 1, thị xã Phú Mỹ (gọi tắt là Công ty BOT Phú Mỹ 3).

Vụ án đã được xét xử sơ thẩm vào ngày 12 và 18/10/2023 tại TAND thị xã Phú Mỹ. Đồng chí Nguyễn Trung Ngạn, Trưởng Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động, LĐLĐ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tham gia bảo vệ người lao động của tại phiên tòa.

Hội đồng xét xử (HĐXX) đã tuyên hủy quyết định chấm dứt HĐLĐ của Công ty Điện lực TNHH BOT Phú Mỹ 3 đối với anh Lưu Chí Hiếu, buộc công ty phải nhận anh Hiếu vào làm việc trở lại và sắp xếp công việc phù hợp; buộc Công ty BOT Phú Mỹ 3 phải chi trả cho ông Hiếu số tiền hơn 725 triệu đồng theo quy định...

Không đồng ý với bản án sơ thẩm, Công ty BOT Phú Mỹ 3 đã kháng cáo. Vụ án đã được Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đưa ra xét xử phúc thẩm vào ngày 02/5/2024 nhưng tạm hoãn theo yêu cầu của phía bị đơn. Sau đó vụ án tiếp tục xét xử vào ngày 12/6. Kết thúc buổi xét xử, HĐXX quyết định nghị án kéo dài.

Vụ người lao động thắng kiện hơn 725 triệu: Vì sao Tòa phúc thẩm tạm ngừng?
Đồng chí Nguyễn Trung Ngạn, Trưởng Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động, LĐLĐ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tham gia phiên tòa bảo vệ quyền lợi người lao động. Ảnh: NVCC

Chiều 19/6, tiếp tục phiên xét xử, HĐXX đã quay trở lại phần xét hỏi để làm rõ một số nội dung liên quan đến vụ án.

HĐXX công bố văn bản của Chi cục Thi hành án thị xã Phú Mỹ đề nghị HĐXX xem xét nội dung nhận anh Lưu Chí Hiếu trở lại làm việc theo bản án sơ thẩm bởi hiện nay sức khỏe chưa bảo đảm, đồng thời Công ty BOT Phú Mỹ 3 hiện đã ngừng hoạt động, bàn giao cho Bộ Công Thương.

Phía đại diện cho anh Lưu Chí Hiếu đã bổ sung yêu cầu Công ty BOT Phú Mỹ 3 thanh toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… đến ngày 19/6; bồi thường 6 tháng lương. Tuy nhiên, đại diện của Công ty BOT Phú Mỹ 3 không đồng ý với những yêu cầu này.

Dù trong phiên xét xử trước đó (ngày 12/6), HĐXX đã yêu cầu đại diện Công ty BOT Phú Mỹ 3 bổ sung đầy đủ hồ sơ, thông tin về thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp khi dự án hoàn thành, bàn giao cho Bộ Công Thương quản lý, song doanh nghiệp chưa cung cấp được.

Vì vậy, HĐXX đã tuyên tạm hoãn phiên xét xử, yêu cầu Công ty BOT Phú Mỹ 3 bổ sung đầy đủ các hồ sơ, chứng từ liên quan để có căn cứ giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.

Vụ người lao động thắng kiện hơn 725 triệu: Vì sao Tòa phúc thẩm tạm ngừng?
Cán bộ công đoàn hỗ trợ người lao động khởi kiện và tham gia phiên tòa xét xử. Ảnh: LĐLĐ tỉnh BR-VT.

Phải tính toán kỹ lưỡng từ đơn khởi kiện

Theo luật sư Vũ Ngọc Hà, phía đại diện cho anh Lưu Chí Hiếu bổ sung yêu cầu Công ty BOT Phú Mỹ 3 thanh toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp... đến ngày 19/6 (ngày xét xử phúc thẩm – PV) là có cơ sở pháp lý.

Cụ thể, khoản 1 Điều 41 Bộ luật Lao động năm 2019 về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc...

Tuy nhiên, luật sư Vũ Ngọc Hà cho rằng, người lao động cũng cần tính toán kỹ lưỡng ngay từ khi làm đơn khởi kiện để đảm bảo quyền lợi của mình được giải quyết nhanh, hiệu quả nhất.

“Để tránh phải khởi kiện thêm bằng một vụ án khác, trong trường hợp này người lao động nên đưa ra yêu cầu người sử dụng lao động phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đến ngày nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết.

Và số tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp yêu cầu người sử dụng lao động phải trả cũng chỉ là tạm tính đến ngày người lao động gửi đơn khởi kiện”, luật sư Vũ Ngọc Hà chia sẻ.

Vụ người lao động thắng kiện hơn 725 triệu: Vì sao Tòa phúc thẩm tạm ngừng?
Văn bản của cơ quan chức năng trả lời LĐLĐ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về tình hình hoạt động của Công ty BOT Phú Mỹ 3

Cũng theo luật sư Vũ Ngọc Hà, trong trường hợp vụ án phải qua xét xử phúc thẩm hoặc ở tòa cấp cao hơn nữa thì số tiền người sử dụng lao động phải trả cho người lao động sẽ tăng lên, tính cho đến đến khi người lao động được nhận trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết.

Còn về việc nhận anh Lưu Chí Hiếu trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết trong vụ án này, luật sư Vũ Ngọc Hà cho rằng, HĐLĐ được giao kết giữa anh Hiếu và Công ty BOT Phú Mỹ 3 là cơ sở để giải quyết tranh chấp.

Trong đó, Công ty BOT Phú Mỹ 3 là pháp nhân, là người sử dụng lao động. Vì vậy dù khi dự án kết thúc, bàn giao cho cơ quan quản lý Nhà nước, nhưng pháp nhân này còn hoạt động thì người sử dụng lao động vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với người lao động theo quy định tại Điều 41 Bộ luật Lao động năm 2019.

Video: Luật sư Vũ Ngọc Hà, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn tỉnh Đồng Nai

Theo hồ sơ vụ án, ngày 03/6/2021 anh Hiếu đang làm việc tại Công ty BOT Phú Mỹ 3 thì bị chóng mặt, được đưa đến Phòng Y tế của công ty chăm sóc, nghỉ ngơi, sau đó trở lại làm việc.

Đến 14 giờ cùng ngày, anh Hiếu lại bị chóng mặt nên tiếp tục được theo dõi tại Phòng Y tế của công ty; sau hơn 2 giờ, anh Hiếu được đưa đi cấp cứu tại Trung tâm Y tế thị xã Phú Mỹ, sau đó chuyển tới Bệnh viện Bà Rịa và được chẩn đoán là bị nhồi máu não, tăng huyết áp. Ngày 5/6/2021, anh Hiếu được chuyển lên Bệnh viện 115 TP. Hồ Chí Minh điều trị; đến ngày 8/6/2021 xuất viện về điều trị tại địa phương.

Ngày 31/3/2022 Công ty BOT Phú Mỹ 3 tiến hành điều tra tai nạn lao động và kết luận: “Đây là trường hợp tai nạn lao động”. Ngày 6/6/2022, Công ty BOT Phú Mỹ 3 ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với anh Hiếu kể từ ngày 8/6/2022.

Ngày 29/8/2023, Hội đồng Giám định y khoa Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có kết luận, anh Hiếu bị tổn thương cơ thể do tai nạn lao động là 73%.

Với sự tư vấn, hỗ trợ của Liên đoàn Lao động tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, anh Hiếu đã nộp đơn khởi kiện Công ty BOT Phú Mỹ 3 tại Tòa án Nhân dân thị xã Phú Mỹ về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; yêu cầu chi trả lương và các khoản phụ cấp, hỗ trợ theo thỏa ước lao động tập thể... số tiền hơn 1,17 tỉ đồng; đồng thời, sắp xếp cho anh Hiếu một công việc phù hợp.

Ngày 18/10/2023, Hội đồng xét xử sơ thẩm Tòa án Nhân dân thị xã Phú Mỹ tuyên hủy quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của Công ty BOT Phú Mỹ 3 đối với anh Hiếu, buộc công ty này phải nhận anh Hiếu vào làm việc trở lại và sắp xếp công việc phù hợp; phải chi trả cho anh Hiếu tổng số tiền hơn 725 triệu đồng gồm: 17 tháng lương mức 38,197 triệu đồng/tháng (theo mức lương trước đó) từ tháng 7/2022 đến ngày 18/10/2023; bồi thường 2 tháng lương do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Do có kháng cáo của bị đơn, Tòa án Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có quyết định đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án dân sự này, phiên tòa được mở vào ngày 12/6. Trước đó Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm vào ngày 2/5/2024. Tuy nhiên phiên tòa được hoãn đến ngày 12/6 vì tại phiên xét xử này, bị đơn, người đại diện hợp pháp của bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn được tòa án triệu tập hợp lệ nhưng vắng mặt không có đơn đề nghị giải quyết vắng mặt.

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Vụ điều động bác sĩ bị bệnh ở Thừa Thiên Huế: Phải chủ động rà soát quy hoạch, kiện toàn tổ chức

Pháp luật lao động -

Vụ điều động bác sĩ bị bệnh ở Thừa Thiên Huế: Phải chủ động rà soát quy hoạch, kiện toàn tổ chức

Đại diện Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có chỉ đạo Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phú Lộc phải chủ động rà soát công tác quy hoạch, kiện toàn tổ chức mà không phụ thuộc vào thời gian chữa bệnh của bác sĩ Lê Khắc Thu.

Vụ bác sĩ đang ốm bị điều động ở Thừa Thiên Huế: "Loay hoay" phương án nhân sự thay bác sĩ đang trị bệnh

Phóng sự điều tra -

Vụ bác sĩ đang ốm bị điều động ở Thừa Thiên Huế: "Loay hoay" phương án nhân sự thay bác sĩ đang trị bệnh

Lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế thừa nhận đến thời điểm này vẫn chưa có phương án chính thức trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm lãnh đạo Trạm Y tế xã Lộc Thủy khi mà bác sĩ Lê Khắc Thu - người được điều động, bổ nhiệm trước đó - tiên lượng còn phải điều trị bệnh lâu dài.

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: 14.000 dân không có cán bộ để duyệt cấp thuốc bảo hiểm y tế

Phóng sự điều tra -

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: 14.000 dân không có cán bộ để duyệt cấp thuốc bảo hiểm y tế

Một năm nay Trạm Y tế xã Lộc Thủy (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) gặp khó khăn trong điều hành do khuyết trạm phó, vừa qua lại khuyết cả trạm trưởng khiến công tác khám, cấp phát thuốc cho bà con nhân dân bộc lộ nhiều bất cập.

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Dù đang nằm viện, bác sĩ Thu vẫn đề nghị làm việc "về việc bị điều động"

Phóng sự điều tra -

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Dù đang nằm viện, bác sĩ Thu vẫn đề nghị làm việc "về việc bị điều động"

Sau khi được Bệnh viện Trung ương Huế cho xuất viện tình trạng sức khỏe bác sĩ Lê Khắc Thu tiếp tục có diễn biến xấu. Hiện bác sĩ Thu phải nhập viện trở lại do có dấu hiệu nhiễm trùng ở khớp gối sau mổ. Dù vậy, bác sĩ Thu vẫn tha thiết đề nghị các cấp hữu quan sắp xếp cuộc làm việc để giải quyết dứt điểm, rốt ráo việc bị Giám đốc TTYT huyện Phú Lộc điều động đi tuyến cơ sở.

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Lãnh đạo tỉnh chỉ đạo xem xét lại vụ việc

Phóng sự điều tra -

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Lãnh đạo tỉnh chỉ đạo xem xét lại vụ việc

Liên quan đến quyết định điều động và bổ nhiệm viên chức quản lý của Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc vừa qua, ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo Sở Y tế tỉnh và cơ quan liên quan cần chú ý đến nguyện vọng và tình hình thực tế của cán bộ.

Những tháng năm gian nan bám cơ sở của vị bác sĩ nhiệt huyết

Phóng sự điều tra -

Những tháng năm gian nan bám cơ sở của vị bác sĩ nhiệt huyết

Bác sĩ Lê Khắc Thu, người TTYT huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế vừa điều động, bổ nhiệm về trạm y tế xã khi còn 2 năm tuổi hưu và bệnh nặng, từng có nhiều năm tháng xông pha, bám cơ sở trong gian khó vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Cán bộ Công đoàn chủ chốt học tập mô hình quản trị hiệu quả Video

Cán bộ Công đoàn chủ chốt học tập mô hình quản trị hiệu quả

Mới đây, lớp cán bộ chủ chốt Công đoàn cấp tỉnh, thành phố, ngành Trung ương đã có buổi khảo sát thực tế về mô hình quản trị hiệu quả tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Công đoàn Dầu khí Việt Nam.

Bảo hiểm y tế và nỗi khổ của người dân Cà phê tối

Bảo hiểm y tế và nỗi khổ của người dân

Sau hàng năm trời với bao kêu than vật vã của người bệnh có BHYT nhưng vẫn phải mua thuốc, vật tư, thiết bị… bên ngoài thì Bộ Y tế mới ban hành thông tư đồng ý cho bệnh nhân được BHYT thanh toán trực tiếp nếu vẫn phải như vậy! Nghe thì tưởng hay nhưng mọi việc không dễ như người dân mong mỏi.

Talk Công đoàn: Thi đua là mạch nguồn đổi mới sáng tạo của lao động dệt may Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Thi đua là mạch nguồn đổi mới sáng tạo của lao động dệt may

Đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm, Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam chia sẻ về những kinh nghiệm triển khai hiệu quả các phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo trong ngành Dệt May.

Đã hỗ trợ trên 141 tỷ đồng cho đoàn viên, người lao động bị giảm việc Infographic

Đã hỗ trợ trên 141 tỷ đồng cho đoàn viên, người lao động bị giảm việc

Tổng LĐLĐ Việt Nam đã hỗ trợ trên 141 tỷ đồng cho đoàn viên, người lao động bị giảm việc, chấm dứt HĐLĐ cho doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng.
Muôn nẻo yêu thương số 7: Vượt lên số phận nghiệt ngã để tỏa sáng Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 7: Vượt lên số phận nghiệt ngã để tỏa sáng

Những mất mát, bệnh tật, khó khăn, vất vả không làm chị Lê Thị Thu – Công nhân Công ty Yakjin Việt Nam – TP Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ chùn bước. Chị Thu đã hóa giải những khó khăn thành động lực làm tốt vai trò làm cha, làm mẹ. Với sự hỗ trợ, tạo điều kiện từ phía ban lãnh đạo công ty và đặc biệt là công đoàn các cấp, chị Thu tìm thấy niềm vui trong công việc, hăng say lao động, sáng tạo phát triển bản thân.

Hiểu thêm tinh thần bất khuất của vị lãnh tụ công đoàn Nguyễn Đức Cảnh Video

Hiểu thêm tinh thần bất khuất của vị lãnh tụ công đoàn Nguyễn Đức Cảnh

Chiều ngày 23/10, đoàn công tác của Tổng LĐLĐ Việt Nam và Tạp chí Lao động và Công đoàn đã đến dâng hương, tham quan, giao lưu với nhân chứng lịch sử tại di tích Nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội).

Đọc thêm

Sau phản ánh của Tạp chí Lao động và Công đoàn, người lao động được hưởng quyền lợi thai sản bị “treo”

Phóng sự điều tra -

Sau phản ánh của Tạp chí Lao động và Công đoàn, người lao động được hưởng quyền lợi thai sản bị “treo”

Cuối tháng 8/2024, Tạp chí Lao động và Công đoàn có đăng tải bài viết “Công ty Igarten nợ bảo hiểm xã hội: Lao động nữ mòn mỏi chờ quyền lợi thai sản”. Sau bài viết này, BHXH TP Hà Nội đã phối hợp với Công ty Igarten hoàn tất các thủ tục, chi trả quyền lợi thai sản cho người lao động.

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Không hợp lý, hợp tình.

Phóng sự điều tra -

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Không hợp lý, hợp tình.

Liên quan quyết định điều động bác sĩ Lê Khắc Thu đi cơ sở, ông Lê Viết Bắc - Phó Giám đốc Sở Y tế, kiêm Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định: “Về mặt nguyên tắc và khi điều động mà người ta đang đi điều trị bệnh là sai, không hợp lý, hợp tình”.

Công ty XNK Công nghiệp Trường Thành nợ bảo hiểm xã hội, lao động chật vật chờ chốt sổ

Phóng sự điều tra -

Công ty XNK Công nghiệp Trường Thành nợ bảo hiểm xã hội, lao động chật vật chờ chốt sổ

Công ty TNHH XNK Công nghiệp Trường Thành (Khu công nghiệp Tây Bắc, phường Bắc Lý, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) nợ BHXH nhiều năm, khiến người lao động không thể chốt sổ, hưởng lương hưu. Thấy vậy, Công đoàn Khu kinh tế tỉnh Quảng Bình đã đứng ra hòa giải, yêu cầu doanh nghiệp thanh toán tiền BHXH để người lao động chốt sổ, làm chế độ hưu trí.

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ từng góp ý, phản biện nhiều vấn đề chuyên môn

Phóng sự điều tra -

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ từng góp ý, phản biện nhiều vấn đề chuyên môn

Là người tâm huyết, trách nhiệm với nghề nghiệp, bác sĩ chuyên khoa 1 Lê Khắc Thu - Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế từng đưa ra nhiều ý kiến góp ý thẳng thắn nhằm xây dựng, phát triển cơ quan.

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Chuyên gia khẳng định đi lại nhiều sức khỏe sẽ không đảm bảo

Pháp luật lao động -

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Chuyên gia khẳng định đi lại nhiều sức khỏe sẽ không đảm bảo

TS.BS Nguyễn Thái Bảo - Trưởng khoa Phẫu thuật khớp và Y học thể thao, Trung tâm Chấn chương chỉnh hình, phẫu thuật tạo hình, Bệnh viện Trung ương Huế không dám khẳng định tình trạng bệnh tật của bác sĩ Lê Khắc Thu sẽ phục hồi hoàn toàn sau ca phẫu thuật.

Giám đốc TTYT huyện Phú Lộc: “Vấn đề sức khỏe bác sĩ Thu không có ảnh hưởng chi cả”

Pháp luật lao động -

Giám đốc TTYT huyện Phú Lộc: “Vấn đề sức khỏe bác sĩ Thu không có ảnh hưởng chi cả”

Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế Lê Viết Cường đã có cuộc làm việc với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn cùng một số đồng nghiệp cung cấp những thông tin chính thức liên quan việc bổ nhiệm, điều động bác sĩ Lê Khắc Thu (SN 1965), Trưởng Khoa khám bệnh Cơ sở 1 của Trung tâm đến làm trạm trưởng 1 trạm y tế xã trong hoàn cảnh bệnh nặng và còn 2 năm nữa nghỉ hưu.

Thừa Thiên Huế: Bất thường việc điều động bác sĩ ở huyện Phú Lộc

Pháp luật lao động -

Thừa Thiên Huế: Bất thường việc điều động bác sĩ ở huyện Phú Lộc

Mặc dù hàng chục năm cống hiến trong ngành Y, còn 2 năm nữa nghỉ hưu và hiện đang bệnh nặng phải nhập viện chờ mổ, nhưng bác sĩ Lê Khắc Thu - Trưởng khoa Khám bệnh cơ sở 1, Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn bị điều động về làm trưởng trạm y tế xã.

Công ty Igarten thất hẹn trả thưởng kinh doanh, người lao động có quyền khởi kiện

Phóng sự điều tra -

Công ty Igarten thất hẹn trả thưởng kinh doanh, người lao động có quyền khởi kiện

Người lao động từng làm việc tại Công ty Cổ phần Phát triển giáo dục Igarten (Hà Nội) phản ánh rằng công ty này đang chiếm giữ trái phép tiền thưởng kinh doanh của họ, cố tình né tránh, không giải quyết quyền lợi chính đáng của họ.

"Bẫy nợ" thẻ ngân hàng - Bài cuối:  Ngân hàng Nhà nước cần kịp thời thanh tra, chấn chỉnh

Pháp luật lao động -

"Bẫy nợ" thẻ ngân hàng - Bài cuối: Ngân hàng Nhà nước cần kịp thời thanh tra, chấn chỉnh

GS.TS Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội cùng đại biểu Hà Sỹ Đồng - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị có những chia sẻ liên quan loạt bài “Bẫy nợ thẻ ngân hàng”.

“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 10: Các ngân hàng cần rà soát vấn đề thẻ một cách tổng thể

Pháp luật lao động -

“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 10: Các ngân hàng cần rà soát vấn đề thẻ một cách tổng thể

Đại biểu Quốc hội Trương Xuân Cừ (Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội) và đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương) đã có những chia sẻ với Tạp chí Lao động và Công đoàn liên quan đến loạt bài “Bẫy nợ” thẻ ngân hàng mà tạp chí đăng tải những ngày vừa qua.