Vai trò của bảo hiểm trong quản lý rủi ro nguồn nhân lực

Nghiên cứu - TS. MAI THỊ HƯỜNG, Trường Đại học Lao động - Xã hội

Mặc dù vốn trí tuệ (VTT) đã thu hút sự quan tâm ngày càng cao trong các nghiên cứu hiện nay nhưng chủ yếu được xem xét dưới góc độ tạo ra giá trị tài sản chứ không phải là các tiêu sản. Chỉ có một số ít trong các nghiên cứu này xem xét VTT dưới góc độ rủi ro hay nguy cơ. Bài viết dưới đây nhằm xem xét những vấn đề phát sinh từ VTT dưới góc độ nguy cơ dựa trên tổng quan cơ sở lý thuyết và đề xuất việc sử dụng bảo hiểm như một công cụ để quản lý rủi ro liên quan đến nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) ở Việt Nam hiện nay.
Vai trò của bảo hiểm trong quản lý rủi ro nguồn nhân lực
Vai trò của bảo hiểm trong quản lý rủi ro nguồn nhân lực. Ảnh minh họa.

Vốn nhân lực được định nghĩa là kiến thức, kinh nghiệm, khả năng, kỹ năng, sáng tạo của cá nhân và các sáng kiến, là tài nguyên rất quan trọng ở hầu hết các doanh nghiệp. Trên thực tế, các khoản đầu tư vào VTT có thể cải thiện năng suất của tổ chức, tuy nhiên chính nó cũng có thể tạo ra những mối đe dọa. Nếu như một số tài sản vô hình, chẳng hạn như quyền sở hữu trí tuệ, hợp đồng, nhãn hiệu và logo được bảo vệ hợp pháp thì đối với các tài sản vô hình như kiến thức và kỹ năng của NLĐ lại không được bảo hộ tương tự. Sự không rõ ràng về quyền sở hữu liên quan đến vốn nhân lực làm tăng các nguy cơ rủi ro cho doanh nghiệp nếu nguồn lực này bị biến động, vì rõ ràng VTT thuộc sở hữu mang tính cá nhân chứ không phải của doanh nghiệp sử dụng.

Xem xét vấn đề trong bối cảnh của các DNVVN, nhiều tác giả đã đồng ý rằng việc mất kiến thức thông qua biến động nhân sự là một vấn đề đáng báo động, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ.

Cơ sở lý thuyết

VTT hay vốn nhân lực

VTT hay vốn nhân lực được cho là bao gồm một số nguồn giá trị phi vật chất khác nhau. Edvinsson (1997) phân chia VTT thành vốn con người (kiến thức, khả năng, kỹ năng của cá nhân, sáng tạo và đổi mới) và vốn cấu trúc bao gồm vốn của khách hàng và vốn tổ chức. Roos và cộng sự (1997) phân chia VTT thành vốn nhân lực (năng lực, thái độ và trí tuệ nhanh nhẹn) và vốn cấu trúc (các mối quan hệ, tổ chức, đổi mới và phát triển). Theo đó, VTT có thể được phân loại thành tổ chức, liên quan đến con người và liên quan đến đối ngoại (Lev, 2001), hay đơn giản hơn, thành con người, vốn cấu trúc và quan hệ (Kujansivu, 2008). Bài viết của chúng tôi xem xét một trong những thành phần cơ bản nhất của VTT (IC), đó là nguồn nhân lực. Theo đó, nhân viên là những người đóng góp chính cho sự thành công của tổ chức và nếu bị mất, giá trị của họ đối với tổ chức không dễ dàng được khôi phục (Stovel và Bontis, 2002).

Vai trò của bảo hiểm trong quản lý rủi ro nguồn nhân lực
Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh trao đổi với công nhân Công ty TNHH TOTO Việt Nam (TP. Hà Nội) về công tác hỗ trợ BHTN. Ảnh: BHXH Việt Nam.

Ảnh hưởng của rủi ro vốn nhân lực đối với các DNVVN

Các DNVVN có thể được định nghĩa dựa trên số lượng nhân viên của doanh nghiệp như: siêu nhỏ (dưới 10 người), nhỏ (dưới 50 người) và trung bình (dưới 250 người). Tác động của rủi ro vốn nhân lực tăng lên khi quy mô công ty giảm được thể hiện thông qua sự biến động nhân sự và mất năng lực.

Biến động nhân sự có thể được hiểu là sự luân chuyển của NLĐ xung quanh thị trường lao động; giữa các doanh nghiệp, giữa khả năng thất nghiệp và có việc làm của NLĐ. Biến động nhân sự tự nguyện xảy ra khi nhân viên quyết định rời khỏi một tổ chức, trong khi biến động nhân sự không tự nguyện phản ánh quyết định chấm dứt mối quan hệ việc làm (Stovel và Bontis, 2002). Biến động nhân sự không tự nguyện cũng có thể xảy ra do nghỉ hưu, bệnh tật, tai nạn hoặc tử vong.

Sự biến động về nhân sự quá mức có thể gây ra các chi phí trực tiếp và gián tiếp và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất hoạt động của công ty. Về chi phí trực tiếp, biến động nhân sự có thể gây ra các chi phí thay thế liên quan đến việc tìm kiếm người thay thế, tuyển dụng, chi phí về đào tạo người mới (Sutherland, 2002). Và các chi phí gián tiếp, biến động nhân sự làm mất đi lợi tức của tổ chức do mất đi mối quan hệ và kinh doanh liên quan đến nhân viên đó (Stigs và Bontis, 2002). Mất năng lực và, hoặc bí quyết thông qua biến động nhân sự là một điều đáng báo động, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ (Finn và Phillips, 2002).

Xem xét biến động tự nguyện trong các doanh nghiệp nhỏ, có bằng chứng cho thấy nhân viên thường xuyên nghỉ việc để làm việc cho các công ty lớn hơn nhằm tìm kiếm mức lương cao hơn và triển vọng tốt hơn (Wong và Aspinwall, 2004). Biến động không tự nguyện liên quan đến sự xuất hiện của bệnh tật, tai nạn hoặc NLĐ tử vong đột ngột trong khi nhân sự sẵn có giới hạn cả về kiến thức và kỹ năng. Do vậy mức độ đe dọa đến một công ty nhỏ tùy thuộc vào vị trí vai trò của từng nhân viên (Wickert và Herschel, 2001). Trong khi đó, việc xây dựng kiến thức mới trong các DNVVN dường như kém hơn ở các công ty lớn (McAdam và Reid, 2001), dẫn đến việc mất kiến thức có thể không dễ dàng được thay thế. Cách để có được kiến thức mới là thuê hoặc sử dụng cá nhân có kiến thức cần thiết hoặc mua tài sản tri thức như bằng sáng chế, tài liệu nghiên cứu hoặc trí thông minh khác (Wong và Aspinwall, 2004). Tuy nhiên, các doanh nghiệp thường bị hạn chế bởi sự khan hiếm tài nguyên, điều này càng khó khăn với các DNVVN.

Vai trò của bảo hiểm trong quản lý rủi ro nguồn nhân lực
Tư vấn về lợi ích và ý nghĩa của việc tham gia BHXH cho người lao động tại TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: BHXH TP. HCM.

Vai trò của bảo hiểm trong quản lý rủi ro của các công ty

Dựa trên xem xét và phân tích tài liệu cũng như kinh nghiệm của một số doanh nghiệp, có thể sử dụng bảo hiểm như một công cụ quản lý rủi ro nguồn nhân lực trong một số trường hợp như sau:

Sử dụng bảo hiểm hưu trí (BHHT) bổ sung để tránh những biến động tự nguyện (từ chức, thôi việc) mà một công ty có thể đảm nhận cho nhân sự chủ chốt của mình. Theo đó, mục tiêu của bảo hiểm là để tăng sự cam kết của nhân viên ở lại với công ty. Việc thiếu hệ thống bảo đảm đã được xác định là một trong những nguyên nhân gây biến động tự nguyện trong các tổ chức (Abassi và Hollman, 2000), và nghiên cứu kinh tế đã chứng minh rằng đầu tư vào lương và lợi ích làm giảm biến động tự nguyện (Shaw et al., 1998).

BHHT có thể là bảo hiểm cá nhân (một người được bảo hiểm), hoặc bảo hiểm nhóm (một nhóm nhân viên được bảo hiểm). BHHT dành cho NSDLĐ để tích lũy một khoản trợ cấp hưu trí bổ sung cho lợi ích của nhân viên. Bảo hiểm có thể được chuyển sang sở hữu của nhân viên với quy định trước về điều kiện, ví dụ trong 5 năm hoặc 10 năm, tùy thuộc vào ý chí của công ty và nhân viên. Điều này có nghĩa là nếu nhân viên nghỉ việc trước thời hạn quy định, người đó sẽ chỉ nhận được một phần lợi ích tài chính. Như vậy, bảo hiểm cung cấp một động lực tốt cho nhân viên tiếp tục làm việc trong công ty trong thời gian quy định trước, và tích lũy tiền trợ cấp hưu trí của họ trong khoảng thời gian dài. Do vậy, BHHT có thể là cách để bảo vệ chống lại biến động nhân sự tự nguyện, và cho phép nhà quản lý chuẩn bị tốt hơn cho các biến động.

Vai trò của bảo hiểm trong quản lý rủi ro nguồn nhân lực
Bảo hiểm có vai trò tạo động lực cho nhân viên tiếp tục làm việc trong công ty. Trong ảnh: Công nhân Công ty TNHH Nitori (Bà Rịa-Vũng Tàu). Ảnh: Thanh Nga

Xem xét biến động không tự nguyện, công ty có thể mất năng lực thông qua 5 cách: sa thải nhân viên, nghỉ hưu, bệnh tật, tai nạn hoặc tử vong đột ngột. Theo đó, các loại bảo hiểm khác nhau được xác định là phù hợp để cung cấp bảo vệ chống lại các trường hợp khác: BHHT, bảo hiểm tai nạn, BHYT và bảo hiểm nhân thọ. BHHT có thể hữu ích trong việc khuyến khích người chủ chốt tích lũy thêm năm làm việc để hưởng lợi ích từ công ty. Trong khi đó, rủi ro liên quan đến sự xuất hiện của các bệnh hoặc tai nạn cần chăm sóc y tế, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn cung cấp một số quyền lợi bảo vệ trong trường hợp này. Trong trường hợp rủi ro liên quan đến cái chết của một người chủ chốt, bảo hiểm nhân thọ cung cấp một số cách bảo vệ công ty bằng cách bồi thường tài chính cho người thụ hưởng được quy định trong hợp đồng bảo hiểm.

Theo đó, mặc dù các loại hình bảo hiểm không cung cấp trực tiếp sự bảo vệ rõ ràng chống lại mất kiến thức hay bí quyết cá nhân của người đó, nhưng có thể giảm bớt quá trình thay thế tổn thất thông qua bù đắp chi phí có liên quan đến việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới. Điều này có thể được nhận thấy đặc biệt hữu ích trong doanh nghiệp nhỏ chủ sở hữu như ở Việt Nam hiện nay, trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều rủi ro về cả các yếu tố kinh tế và xã hội như dịch bệnh Covid-19.

Giám sát thực hiện pháp luật lao động, Bảo hiểm xã hội, chính sách hỗ trợ lao động Giám sát thực hiện pháp luật lao động, Bảo hiểm xã hội, chính sách hỗ trợ lao động

Đoàn giám sát liên ngành do Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ trì vừa tổ chức giám sát tình hình thực hiện pháp luật lao động; ...

Đà Nẵng: Đối thoại giải đáp về lợi ích khi không chọn Bảo hiểm xã hội một lần Đà Nẵng: Đối thoại giải đáp về lợi ích khi không chọn Bảo hiểm xã hội một lần

Chiều 24/5, Cổng thông tin điện tử thành phố phối hợp Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố tổ chức chương trình đối thoại trực ...

Làm gì để hạn chế doanh nghiệp nợ Bảo hiểm xã hội? Làm gì để hạn chế doanh nghiệp nợ Bảo hiểm xã hội?

Tình trạng nợ đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) của doanh nghiệp kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi, chế độ của người ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công đoàn -

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới

Nghiên cứu -

Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới

Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X nêu rõ “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”.

Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức

Nghiên cứu -

Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức

Nhân Tháng Công nhân 2024, TS. Phạm Thị Thu Lan, nhà nghiên cứu quen biết về phong trào công nhân, hoạt động công đoàn (công tác tại Viện Công nhân và Công đoàn) có bài viết về tình đoàn kết và niềm tin của NLĐ, điều sẽ tạo ra quyền lực mềm cho tổ chức Công đoàn. Tạp chí LĐ&CĐ xin giới thiệu với bạn đọc phân tích thú vị và rất đáng suy ngẫm này.

Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng

Nghiên cứu -

Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng

Hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, việc làm ở nước ta đã được chú trọng xây dựng, hoàn thiện nhưng vấn đề tiếp cận, thụ hưởng chính sách của người lao động còn cần được cải thiện hơn nữa.

Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ

Nghiên cứu -

Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ

Cơ sở để bảo đảm việc làm, thu nhập, chăm lo đời sống, đáp ứng nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ) xuất phát từ các tiền đề về tiền lương, phúc lợi về nhà ở, sức khỏe y tế, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, hỗ trợ chăm sóc con em.

Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay

Nghiên cứu -

Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay

Với sự nỗ lực, tự học hỏi, rèn luyện, công nhân đã có trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp khá cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Những người thầy đặc biệt của học sinh đặc biệt Podcast

Những người thầy đặc biệt của học sinh đặc biệt

Hành trình 30 năm từ những ngày đầu gian khó, đến những trái ngọt hôm nay là những kỷ niệm khó quên với các thầy, cô giáo tại Trường Nuôi dạy trẻ khiếm thị Hải Phòng.

Hết thời “nhập siêu” văn hóa? Cà phê tối

Hết thời “nhập siêu” văn hóa?

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có

Đồng chí Lê Khánh Minh, Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Luxshare ICT Nghệ An chia sẻ về những kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động chăm lo đời sống tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Công đoàn

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Khoản 2, Điều 10 Luật BHXH 2024 quy định người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần

Chương trình Muôn nẻo yêu thương số 9 là câu chuyện về chị Nguyễn Thị Thúy – đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Quốc tế Cerie (Việt Nam), KCN Bình Xuyên 1, tỉnh Vĩnh Phúc được Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ chương trình Mái ấm Công đoàn để chị Thúy có nền tảng tài chính đầu tiên xây nên tổ ấm của riêng mình.

“Thủ lĩnh” tuyên giáo công đoàn phải có tư duy và tầm nhìn đổi mới Video

“Thủ lĩnh” tuyên giáo công đoàn phải có tư duy và tầm nhìn đổi mới

Sáng 8/11, tại TP. Vinh, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cho các Trưởng ban Tuyên giáo Công đoàn.

Đọc thêm

Đón đọc Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 346, tháng 5 - 2024

Nghiên cứu -

Đón đọc Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 346, tháng 5 - 2024

Số An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tháng 5 là số đặc biệt, tăng từ 64 lên 80 trang, in màu trên giấy couche, xuất bản - phát hành ngày 25/5/2024 đến các cấp công đoàn, đội ngũ an toàn vệ sinh viên, cán bộ an toàn các đơn vị sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp trên toàn quốc.

Vai trò của nhân dân lao động trong đấu tranh chống tiêu cực

Công đoàn -

Vai trò của nhân dân lao động trong đấu tranh chống tiêu cực

Nhân dân lao động là người “chở thuyền” cho những cuộc cách mạng cập bến và chính nhân dân lao động là người “lật thuyền” nhấn chìm các chế độ bóc lột.

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Công đoàn -

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Trên cương vị Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam (nay là Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam), đồng chí Hoàng Quốc Việt hết sức coi trọng công tác chăm lo đời sống cho công nhân, viên chức mà tiền lương, tiền thưởng là vấn đề quan tâm hàng đầu.

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Công đoàn -

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Đồng chí Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 30/3/1980) sống 92 năm tuổi đời, có gần 70 năm hoạt động cách mạng, 17 năm bị thực dân, đế quốc giam cầm, tù đày và đã giữ nhiều trọng trách trong Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội.

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Nghiên cứu -

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Tổ chức Công đoàn là một chủ thể quan trọng trong việc tham gia bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động.

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Nghiên cứu -

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Công đoàn Việt Nam từ khi thành lập đến nay luôn là một bộ phận khăng khít của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Việc trong thời gian tới có thể xuất hiện tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết.

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Hoạt động Công đoàn -

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Theo TS. Bùi Sỹ Lợi, xuất phát từ yêu cầu khắc phục một số hạn chế, bất cập của Luật Công đoàn, đáp ứng hoạt động của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới, việc sửa đổi Luật Công đoàn là rất cần thiết.

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Công đoàn -

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Với vai trò là tổ chức đại diện cho người lao động (NLĐ), công đoàn (CĐ) thực hiện nhiệm vụ của mình thông qua ba hình thức sau: chăm lo – tiếng nói – đồng quyết định, gọi là ba nấc thang đại diện.

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Hoạt động Công đoàn -

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, LĐLĐ tỉnh An Giang đã phát hiện hàng loạt nhân tố tiêu biểu, xuất sắc nhất. Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, sáng tạo không ngừng, họ đã cống hiến, làm lợi hàng tỷ đồng cho cơ quan, đơn vị.

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Nghiên cứu -

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Công tác cán bộ là công việc quan trọng của Đảng và các đoàn thể. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm đến xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng, mà còn chú trọng đến xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn thể nói chung và rèn luyện, đào tạo đội ngũ cán bộ công đoàn nói riêng.