Thứ ba 21/05/2024 21:50

Tổ chức và hoạt động Công đoàn: Kinh nghiệm từ Tập đoàn Sơn Hà

Nghiên cứu - TS. LÊ MẠNH HÙNG - Hiệu trưởng Trường Đại học Công đoàn

Trong xu thế hội nhập hiện nay, kinh tế tư nhân (KTTN) sử dụng lực lượng lao động lớn và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Bài toán đặt ra đối với tổ chức Công đoàn Việt Nam là cần phát huy vai trò, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho NLĐ khu vực này.
Tổ chức và hoạt động Công đoàn: Kinh nghiệm từ Tập đoàn Sơn Hà
Lễ chuyển giao Công đoàn cơ sở (CĐCS) Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà về Công đoàn Công thương Việt Nam, ngày 21/8/2020. Ảnh: Tập đoàn Sơn Hà.

Bài viết dưới đây khảo sát thực trạng tổ chức và hoạt động của công đoàn tại Tập đoàn Sơn Hà, một tập đoàn KTTN có công đoàn hoạt động sôi nổi, hiệu quả với những kinh nghiệm bước đầu có thể tham khảo để áp dụng đại trà.

Khảo sát sơ bộ từ đề tài khoa học cấp Tổng LĐLĐ Việt Nam “Mô hình tổ chức, hoạt động công đoàn trong các tập đoàn KTTN ở Việt Nam” do Trường Đại học Công đoàn thực hiện cho thấy, các tập đoàn KTTN ở Việt Nam hiện có tổ chức Công đoàn không đồng đều, thậm chí có tình trạng “trắng” tổ chức ở nhiều công ty con, công ty thành viên, dẫn tới không có tổ chức bảo vệ quyền lợi, đại diện cho NLĐ theo đúng quy định.

Điều này tiềm ẩn những rủi ro không chỉ trong quan hệ lao động (QHLĐ), mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến thu hút đầu tư, nhất là thu hút đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh đó, Sơn Hà là một tập đoàn đã có những đổi mới, thành công nhất định trong việc xây dựng tổ chức Công đoàn cấp tập đoàn, công đoàn tại các công ty thành viên thành một mô hình liên kết chặt chẽ, hiệu quả.

Mô hình tổ chức, hoạt động của Công đoàn Sơn Hà

Tập đoàn Sơn Hà, tiền thân là Công ty TNHH Cơ kim khí Sơn Hà được thành lập năm 1998, trải qua nhiều giai đoạn tổ chức, cơ cấu, hiện đã trở thành Tập đoàn Sơn Hà đa ngành nghề, đa lĩnh vực: thiết bị gia đình; công nghiệp; công nghiệp năng lượng, ngành nước. Với chất lượng và uy tín hơn 20 năm, Tập đoàn Sơn Hà đã trở thành thương hiệu có sự nhận diện lớn tại Việt Nam với nhiều đối tác trong và ngoài nước. Tập đoàn hiện có 13 công ty thành viên, với hơn 3.000 lao động.

Trước năm 2020, mô hình tổ chức Công đoàn của Tập đoàn Sơn Hà theo hướng: thành lập CĐCS tại công ty thành viên và Công đoàn Văn phòng tập đoàn (Công đoàn công ty mẹ). CĐCS các công ty con chịu sự quản lý của công đoàn cấp trên cơ sở ở các địa phương nơi công ty đóng trụ sở (Công đoàn huyện), hoạt động độc lập với Công đoàn công ty mẹ. Quá trình hoạt động, mô hình này đã bộc lộ nhiều hạn chế.

Ngày 21/8/2020, Công đoàn Tập đoàn Sơn Hà đã được thành lập, trực thuộc Công đoàn Công thương Việt Nam (trước đó thuộc LĐLĐ TP. Hà Nội), với tên gọi chính thức là Công đoàn Sơn Hà. Đây là một mô hình rất mới, gồm Công đoàn Sơn Hà (Công đoàn Tập đoàn), bên dưới là hệ thống 10 tổ công đoàn tại 10 công ty thành viên. Hiện Công đoàn Sơn Hà đang xúc tiến thành lập tiếp 3 tổ công đoàn trực thuộc trong 3 công ty thành viên còn lại.

Sau khi được thành lập, Công đoàn Sơn Hà lập tức triển khai nhiều hoạt động mang tính chất đồng bộ, chuyển toàn bộ CĐCS đang trực thuộc công đoàn cấp huyện tại các địa bàn thành các tổ công đoàn trực thuộc Công đoàn công ty mẹ. Thống nhất triển khai các hoạt động công đoàn, tập hợp NLĐ, xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong NLĐ.

Tổ chức và hoạt động Công đoàn: Kinh nghiệm từ Tập đoàn Sơn Hà
Lễ ra mắt Ban Chấp hành CĐCS Tập đoàn Sơn Hà nhiệm kỳ 2017-2023. Ảnh: Tập đoàn Sơn Hà.

Những thành công ấn tượng

Công đoàn Sơn Hà đã xúc tiến ký kết thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) cấp Tập đoàn, là một trong những TƯLĐTT cấp tập đoàn KTTN hiếm hoi tại Việt Nam. Xác định TƯLĐTT là cơ sở pháp lý nhằm bảo đảm quyền lợi cho NLĐ tốt hơn, thúc đẩy việc nâng cao trách nhiệm các bên trong thực hiện quy định của pháp luật, hạn chế tình trạng tranh chấp lao động, đình công tại các đơn vị, doanh nghiệp; Ban Chấp hành Công đoàn đã trao đổi và có nhiều phiên họp với đại diện Hội đồng Quản trị Tập đoàn, từ đó nhận được sự thấu hiểu, thiện chí và tích cực của Hội đồng Quản trị trong xây dựng và thực hiện TƯLĐTT. Đây là một thành tích ấn tượng của Công đoàn Sơn Hà từ khi được thành lập đến nay.

Hoạt động đối thoại được tổ chức định kỳ giữa NLĐ với người sử dụng lao động (NSDLĐ), nội dung chương trình đối thoại đa dạng, phong phú và thực tế. Như trong các đợt dịch bệnh Covid-19 vừa qua, theo đề nghị của công đoàn, Ban Giám đốc và Hội đồng Quản trị Tập đoàn đã phê duyệt nhiều chương trình, kế hoạch hỗ trợ đời sống NLĐ của Tập đoàn kịp thời. Nhờ đó, sau khi dịch bệnh được kiểm soát, việc sản xuất kinh doanh bắt đầu hồi phục thì NLĐ vẫn rất gắn bó, sản xuất ổn định chứ không hề xảy ra tranh chấp, đình công như một số doanh nghiệp khác.

100% NLĐ làm việc trên 12 tháng của Tập đoàn đều được ký hợp đồng lao động (HĐLĐ), tham gia BHXH, BHYT, BHTN đầy đủ. Mức lương bình quân của NLĐ được đảm bảo và luôn cao hơn mức lương tối thiểu được pháp luật quy định. Công đoàn Sơn Hà quan tâm giám sát việc thanh toán lương, các chế độ an sinh xã hội cho NLĐ. Các chính sách phúc lợi liên quan tới ốm đau, thai sản, các chương trình phục vụ nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của NLĐ trong Tập đoàn được thực hiện thường xuyên.

Công đoàn Sơn Hà còn phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu cho NLĐ, nhằm đẩy mạnh công tác ATVSLĐ và chăm sóc sức khỏe NLĐ. Tiến hành thanh toán 100% chi phí viện phí cho công nhân không may bị tai nạn lao động; phối hợp cùng các bệnh viện lớn thực hiện việc khám sức khỏe định kỳ, tổ chức tham quan nghỉ mát cho NLĐ...

Tổ chức và hoạt động Công đoàn: Kinh nghiệm từ Tập đoàn Sơn Hà
Cán bộ Tập đoàn Sơn Hà trao đổi với sinh viên đến tham quan, hướng dẫn thực tập. Ảnh: S.T.

Ưu điểm và khó khăn

Thứ nhất, mô hình công đoàn tại Tập đoàn Sơn Hà là một sự sáng tạo thích hợp với mô hình tổ chức hoạt động của các tập đoàn KTTN. Trong bối cảnh các tập đoàn KTTN tại Việt Nam có mô hình tổ chức công đoàn hầu hết giống nhau, thì Tập đoàn Sơn Hà đã thành lập được Công đoàn Tập đoàn tương đương CĐCS, bên dưới là các tổ công đoàn của các công ty thành viên. Điều này cho phép Công đoàn Tập đoàn quản lý, triển khai hoạt động chung, các chương trình, kế hoạch một cách thống nhất, NLĐ cũng được hưởng quyền lợi như nhau. Qua đó, vừa góp phần xây dựng được mối QHLĐ chặt chẽ, vừa hình thành văn hóa doanh nghiệp sâu rộng, rõ nét trong từng NLĐ.

Thứ hai, công đoàn có sự liên kết chặt chẽ và hoạt động rất hiệu quả. Các tổ công đoàn tại các công ty con cùng một hướng đi, cùng một tôn chỉ, từ đó có những kế hoạch hoạt động, đại diện cho NLĐ một cách thống nhất, đồng bộ.

Phỏng vấn sâu các cán bộ công đoàn tại đây cho thấy, có 75% cán bộ được hỏi cho rằng mô hình công đoàn công ty mẹ quản lý, chỉ đạo công đoàn công ty con hiện nay là phù hợp. 96,2% NLĐ được hỏi khẳng định họ thấy yên tâm hơn khi có Công đoàn Tập đoàn lãnh đạo, định hướng cho công đoàn cấp dưới, bảo vệ quyền lợi cho họ.

Mô hình tổ chức hợp lý đã tạo điều kiện cho cán bộ công đoàn tại đây làm tốt trách nhiệm trong thực hiện chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ; chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp về việc thực hiện pháp luật lao động, Luật Công đoàn, Luật BHXH, Luật ATVSLĐ, đảm bảo quyền lợi cho NLĐ trong các công ty thành viên đều tương đồng nhau.

Bên cạnh những kết quả đạt được, cán bộ công đoàn tại Tập đoàn Sơn Hà cũng thừa nhận vẫn còn nhiều khó khăn mà Công đoàn Sơn Hà cần giải quyết, như vấn đề quản lý và công khai quỹ công đoàn; vấn đề thiếu hụt cán bộ công đoàn chuyên trách, vấn đề tiếp tục hoàn thiện tổ chức Công đoàn tại các nhà máy sản xuất của Tập đoàn...

Tổ chức và hoạt động Công đoàn: Kinh nghiệm từ Tập đoàn Sơn Hà
96,2% người lao động được hỏi khẳng định họ thấy yên tâm hơn khi có Công đoàn Tập đoàn lãnh đạo, định hướng cho công đoàn cấp dưới, bảo vệ quyền lợi cho họ. Trong ảnh: Công nhân Tập đoàn Sơn Hà đang vận hành dây chuyền sản xuất. Ảnh: S.H.

Một số kinh nghiệm

Một là, để xây dựng được mô hình công đoàn hiện tại, như một cán bộ Ban Chấp hành Công đoàn Sơn Hà đã thừa nhận: “Công đoàn Tập đoàn là mô hình mà chúng tôi đã phải kiến nghị, đề xuất rất nhiều lần mới được chấp nhận thử nghiệm. Chúng tôi đã chứng minh được vai trò thống nhất hoạt động công đoàn của toàn Tập đoàn, không chỉ hoạt động, từ các chủ trương, chính sách, phong trào thi đua, nhờ thế văn hóa doanh nghiệp Tập đoàn cũng như năng suất lao động được nâng cao”.

Như vậy, để xây dựng được mô hình công đoàn của tập đoàn KTTN, cần có sự nhiệt huyết, hết mình với nhiệm vụ của cán bộ công đoàn, sự ủng hộ của NSDLĐ cũng như của Tổng LĐLĐ Việt Nam. Công đoàn các tập đoàn KTTN cần tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi của NLĐ, Đảng ủy, LĐLĐ địa phương đề đề xuất xây dựng mô hình công đoàn tập đoàn KTTN phù hợp đặc thù của tập đoàn.

Hai là, cần tranh thủ sự đồng thuận của lãnh đạo các tập đoàn trong thành lập CĐCS, sáng tạo trong thành lập Công đoàn Tập đoàn để xây dựng QHLĐ tốt đẹp, phát triển, đúng chuẩn lao động quốc tế.

Ba là, cần xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn thực sự nhiệt tình, trách nhiệm và tâm huyết trong công tác công đoàn, biết vận dụng sáng tạo đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của công đoàn cấp trên vào điều kiện cụ thể ở địa phương, đơn vị để bầu vào ban chấp hành công đoàn.

Kết luận

Tập đoàn Sơn Hà là một trong những tập đoàn KTTN lớn tại Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ không chỉ trong nước mà còn mở rộng đầu tư, hợp tác nước ngoài. Việc xây dựng được tổ chức Công đoàn cấp Tập đoàn là một kết quả hết sức đáng tự hào của các cán bộ công đoàn trong Tập đoàn, vừa thể hiện được vai trò của công đoàn trong doanh nghiệp.

Những kinh nghiệm xây dựng, tổ chức mô hình Công đoàn tại Tập đoàn Sơn Hà là những đúc kết quý báu của Công đoàn Tập đoàn, luôn đổi mới tư duy, cách làm để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích cho NLĐ, xây dựng QHLĐ lành mạnh, ổn định cho doanh nghiệp cũng như góp phần tập hợp NLĐ cùng chung tay, góp sức phát triển Tập đoàn lớn mạnh.

Cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam Cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam

Sáng ngày 20/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Điện Biên tổ chức lễ phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Nghị quyết về ...

Công đoàn Cần Thơ tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, chăm lo NLĐ trong Tháng Công nhân Công đoàn Cần Thơ tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, chăm lo NLĐ trong Tháng Công nhân

Tháng Công nhân 2022 được Công đoàn Cần Thơ chính thức phát động vào ngày 28/4, với nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, ...

Các cấp Công đoàn Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động hướng tới đoàn viên, người lao động Các cấp Công đoàn Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động hướng tới đoàn viên, người lao động

Nhân dịp Tháng Công nhân năm 2022, các cấp Công đoàn Thái Bình đã đẩy mạnh nhiều hoạt động chăm lo thiết thực cho đoàn ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Công đoàn -

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Trên cương vị Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam (nay là Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam), đồng chí Hoàng Quốc Việt hết sức coi trọng công tác chăm lo đời sống cho công nhân, viên chức mà tiền lương, tiền thưởng là vấn đề quan tâm hàng đầu.

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Công đoàn -

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Đồng chí Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 30/3/1980) sống 92 năm tuổi đời, có gần 70 năm hoạt động cách mạng, 17 năm bị thực dân, đế quốc giam cầm, tù đày và đã giữ nhiều trọng trách trong Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội.

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Nghiên cứu -

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Tổ chức Công đoàn là một chủ thể quan trọng trong việc tham gia bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động.

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Nghiên cứu -

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Công đoàn Việt Nam từ khi thành lập đến nay luôn là một bộ phận khăng khít của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Việc trong thời gian tới có thể xuất hiện tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết.

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Hoạt động Công đoàn -

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Theo TS. Bùi Sỹ Lợi, xuất phát từ yêu cầu khắc phục một số hạn chế, bất cập của Luật Công đoàn, đáp ứng hoạt động của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới, việc sửa đổi Luật Công đoàn là rất cần thiết.

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Công đoàn -

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Với vai trò là tổ chức đại diện cho người lao động (NLĐ), công đoàn (CĐ) thực hiện nhiệm vụ của mình thông qua ba hình thức sau: chăm lo – tiếng nói – đồng quyết định, gọi là ba nấc thang đại diện.

Người lao động có được từ chối làm thêm giờ? Tôi công nhân

Người lao động có được từ chối làm thêm giờ?

Theo quy định của pháp luật lao động, người lao động có quyền từ chối làm thêm giờ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, người lao động không có quyền này.

Chế độ dưỡng sức sau sinh, mọi lao động nữ nên biết Tôi công nhân

Chế độ dưỡng sức sau sinh, mọi lao động nữ nên biết

Nếu đủ điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, lao động nữ sinh con được hưởng chế độ thai sản. Trường hợp lao động nữ đi làm việc trở lại khi chưa hết thời gian nghỉ thai sản sẽ không được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh.

Talk Công đoàn: Người lao động hạnh phúc để làm tốt, làm lâu Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Người lao động hạnh phúc để làm tốt, làm lâu

Đồng chí Lại Hoàng Dũng, Chủ tịch Công đoàn Công ty Samsung Điện tử Việt Nam chia sẻ về chăm sóc sức khỏe tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

Diễn đàn "Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024" Infographic

Diễn đàn "Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024"

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang chuẩn bị tổ chức Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024”, dự kiến tổ chức ngày 26/05/2024.
Bản tin công nhân: Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống? Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống?

Bản tin công nhân ngày 6/5 gồm những nội dung: Nhiều người lao động muốn nghỉ việc để “chạy luật” bảo hiểm xã hội; Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống? Đại diện công nhân TP HCM: "Nhà ở xã hội chỉ thấy trên tivi";35 bệnh nghề nghiệp được đề xuất hưởng BHXH...

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Hoạt động Công đoàn -

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, LĐLĐ tỉnh An Giang đã phát hiện hàng loạt nhân tố tiêu biểu, xuất sắc nhất. Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, sáng tạo không ngừng, họ đã cống hiến, làm lợi hàng tỷ đồng cho cơ quan, đơn vị.

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Nghiên cứu -

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Công tác cán bộ là công việc quan trọng của Đảng và các đoàn thể. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm đến xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng, mà còn chú trọng đến xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn thể nói chung và rèn luyện, đào tạo đội ngũ cán bộ công đoàn nói riêng.

Bài 16: Thách thức và giải pháp đổi mới hoạt động nữ công công đoàn trong tình hình mới

Nghiên cứu -

Bài 16: Thách thức và giải pháp đổi mới hoạt động nữ công công đoàn trong tình hình mới

Với tỷ lệ chiếm gần 50% lực lượng lao động, lao động nữ (LĐN) ngày càng khẳng định vị thế, vai trò của mình trên mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội đất nước. Việc thu hút lực lượng LĐN gia nhập Công đoàn Việt Nam (CĐVN) được coi là nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Công đoàn nói chung, của Ban Nữ công công đoàn (NCCĐ) các cấp nói riêng. Điều này đòi hỏi hoạt động NCCĐ các cấp thời gian tới cần có nhiều đổi mới để tiếp cận ngày một sát hơn với nhu cầu, nguyện vọng của LĐN.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và sứ mệnh của Công đoàn Việt Nam

Nghiên cứu -

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và sứ mệnh của Công đoàn Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm lớn lao, sâu sắc đối với giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn.

Tổ chức Công đoàn ngày càng phải hoạt động chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả hơn

Nghiên cứu -

Tổ chức Công đoàn ngày càng phải hoạt động chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả hơn

Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ, mục tiêu nhằm xây dựng, củng cố tổ chức Công đoàn theo hướng ngày càng chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả hơn.

Bàn giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn lớn mạnh

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Bàn giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn lớn mạnh

Cán bộ là gốc rễ của mọi sự thành bại của tổ chức và điều này đã chứng minh qua thực tiễn. Trước những yêu cầu của thời kì mới, nhiệm vụ đặt ra trong xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn (CBCĐ) là gì? Yêu cầu đặt ra đối với vấn đề năng lực, trình độ, chất lượng đội ngũ CBCĐ trong thời gian tới như thế nào? Cần đưa ra giải pháp, kiến nghị gì để xây dựng đội ngũ CBCĐ ngày càng lớn mạnh cả về số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đoàn viên, người lao động và bối cảnh hội nhập quốc tế. Đây là vấn đề tổ chức Công đoàn Việt Nam cần quan tâm thực hiện trong nhiệm kỳ 2023-2028.

Vai trò đại diện cho NLĐ của Công đoàn Việt Nam ở doanh nghiệp chưa có công đoàn

Nghiên cứu -

Vai trò đại diện cho NLĐ của Công đoàn Việt Nam ở doanh nghiệp chưa có công đoàn

Việc đại diện của NLĐ tại doanh nghiệp bao gồm rất nhiều nội dung như đại diện tham gia đảm bảo việc làm, tiền lương, hợp đồng lao động, đào tạo nghề, đối thoại, thương lương, ký kết thỏa ước lao động tập thể, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, an toàn, vệ sinh lao động, BHXH, BHYT, lãnh đạo đình công...

Bài 2: Các giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Nghiên cứu -

Bài 2: Các giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh bằng tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, ý thức giai cấp, tinh thần dân tộc, lòng tự hào, tự tôn dân tộc cho giai cấp công nhân; đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giáo dục giác ngộ giai cấp.

Bài 1: Quan niệm thế nào về giai cấp công nhân trong cơ cấu xã hội - giai cấp hiện nay

Nghiên cứu -

Bài 1: Quan niệm thế nào về giai cấp công nhân trong cơ cấu xã hội - giai cấp hiện nay

Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh đáp ứng yêu cầu thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước đến năm 2030 và 2045: “Đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao” được Đại hội XIII của Đảng đề ra.

Những vấn đề đặt ra sau 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012

Nghiên cứu -

Những vấn đề đặt ra sau 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012

Luật Công đoàn 2012 là cơ sở pháp lý quan trọng để Công đoàn Việt Nam tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát huy vai trò và ảnh hưởng rộng lớn trong đời sống chính trị - xã hội. Sau hơn 10 năm áp dụng, Luật Công đoàn 2012 đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập từ thực tiễn, đặt ra yêu cầu đòi hỏi cần tiếp tục sửa đổi hoàn thiện nhằm đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật và hội nhập kinh tế quốc tế.