TIỂU PHẨM: Phải 5 T!
Người lao động

TIỂU PHẨM: Phải 5 T!

Lão Ngọ
Tác giả: Lão Ngọ
Thường người ta kiêng số bốn theo “sinh, lão, bịnh, tử”. Tôi đề nghị mình thêm 1 cái “tê” nữa thành năm “tê”...
TIỂU PHẨM: Phải 5 T!

Chủ tịch Văn Chương chủ trì họp Ban Chấp hành công đoàn cơ sở về nội dung sẽ thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể. Ông trịnh trọng:

- Công ty mới thành lập nên hoạt động, thương lượng cũng theo lộ trình để bảo đảm hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp. Vì vậy, việc thương lượng thực hiện thỏa ước lao động tập thể cũng được xây dựng trên tinh thần đó!

- Tôi ủng hộ chủ trương này. Một ủy viên lên tiếng.

- Hiện nay người ta đang áp dụng nguyên tắc, phương pháp gì gì đó theo dạng 3 ết (S), 5 ết (S), 5 ca (K) vân vân và vân vân. Tôi nghĩ mình sẽ chọn… yêu cầu 4 tê (T). Một ủy viên cắt lời chủ tịch Văn Chương:

- Anh cho biết cụ thể 4 chữ “tê” là viết tắt những chữ gì?

- Tôi có ý tưởng thế này, các anh đóng góp cho hoàn chỉnh. “Tê” thứ nhất là tiền thưởng tháng lương thứ 13; “tê” thứ hai là tiền ăn ca; “tê” thứ ba là tiền bồi dưỡng lao động nữ sau khi sinh và “tê” thứ tư là tiền tham quan, đi chơi. Nội dung thỏa ước ta theo như thế.

Anh phó chủ tịch hào hứng:

- Vậy là lộ trình… 4 “tiền”?

- Nó có thể vậy nhưng không nên nói vậy. Mình né cái vụ tiền đi! Nói cho nó… công nghiệp bốn chấm không với cả dân gian và tinh gọn thì là “Thưởng - Ăn - Chơi - Đẻ”.

Chị Thơ nữ công chậm rãi:

- Đẻ rồi phải chờ con lớn một tí dễ gửi để đi tham quan, đi chơi. Theo tôi nên thay đổi trật tự một chút là “Thưởng - Ăn - Đẻ - Chơi”.

Nhiều người cười khúc khích… Chủ tịch Văn Chương phấn khích:

- Sau này mình sẽ bổ sung thỏa ước tiền xăng xe, tiền nhà trọ vân vân… Năm đầu mình thương lượng 4 cái “tê” đã! Nghe có tiếng xầm xì, chủ tịch Văn Chương… đằng hắng:

- Mình tập trung đi các anh chị nhỉ!

- Thường người ta kiêng số bốn theo “sinh, lão, bịnh, tử”. Tôi đề nghị mình thêm 1 cái “tê” nữa thành năm “tê”. Ai làm công ty lâu chừng 8 đến 9 tháng sẽ có tiền phụ cấp thâm niên hai, ba trăm chi đó. Anh phó chủ tịch hiến kế.

- Tóm lại là 5 “tê”, thêm “tê” thâm niên nữa, nói dân dã là “Thưởng - Ăn - Đẻ - Chơi - Lâu”! Nhất trí, sắp tới ta thương lượng ký kết năm đầu tiên theo yêu cầu 5 “tê”! Chủ tịch Văn Chương gút lại.

Ai nấy hớn hở. Người cười to có kẻ cười lí nhí nhìn rất chi là... nghịch!

Câu lạc bộ An toàn vệ sinh lao động tháng 5 năm 2021 Câu lạc bộ An toàn vệ sinh lao động tháng 5 năm 2021

Nhằm tạo sự vui vẻ, thoải mái, thư giãn cho bạn đọc, cán bộ công đoàn và công nhân lao động, Tạp chí Lao động ...

Câu lạc bộ An toàn vệ sinh lao động tháng 4 năm 2021 Câu lạc bộ An toàn vệ sinh lao động tháng 4 năm 2021

Nhằm tạo sự vui vẻ, thoải mái, thư giãn cho bạn đọc, cán bộ công đoàn và công nhân lao động, Tạp chí Lao động ...

Câu lạc bộ Công đoàn số tháng 4 năm 2021 Câu lạc bộ Công đoàn số tháng 4 năm 2021

Nhằm mang lại tiếng cười thư giãn, vui vẻ cho bạn đọc sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt nhọc, Tạp chí Lao động ...

Tin mới hơn

Tại sao công nhân hay bị mất ngủ?

Tại sao công nhân hay bị mất ngủ?

Không phải mất ngủ vì quá vui, cũng không phải vì đang yêu… Mà là thứ mất ngủ mỏi mệt – một kiểu trằn trọc, vô định, chẳng rõ vì đâu mà mắt cứ mở to suốt đêm.
Lợi ích kép từ tăng thuế thuốc lá: Cơ hội vàng để bảo vệ sức khỏe và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Lợi ích kép từ tăng thuế thuốc lá: Cơ hội vàng để bảo vệ sức khỏe và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực đạt được các mục tiêu phát triển bền vững và cải thiện chất lượng sống của người dân, chính sách thuế - đặc biệt là thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với thuốc lá - đang nổi lên như một công cụ kinh tế - xã hội đa chiều, không chỉ giúp tăng thu ngân sách mà còn bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm chi phí y tế và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Những bàn chân công đoàn chưa dừng bước

Những bàn chân công đoàn chưa dừng bước

Họ là những cán bộ Công đoàn từng đi khắp nẻo cơ sở, lắng nghe người lao động, vun đắp niềm tin vào tổ chức. Khi công việc buộc phải dừng lại, họ lặng lẽ tiếp tục làm nốt những việc còn dang dở... Hành trình ấy thấm đẫm tinh thần của những con người đã từng ngày cống hiến, gìn giữ giá trị cốt lõi của công đoàn bằng chính sự tận tâm và lòng yêu nghề.

Tin tức khác

Những gương sáng "Học không bao giờ cùng" ở Lâm Đồng

Những gương sáng "Học không bao giờ cùng" ở Lâm Đồng

Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng vừa phối hợp cùng Hội Khuyến học tỉnh xét chọn, tôn vinh và trao học bổng “học không bao giờ cùng” cho đoàn viên, người lao động tiêu biểu trong phong trào tự học.
Những “đóa hoa Tháng 5” ở Lâm Đồng

Những “đóa hoa Tháng 5” ở Lâm Đồng

Với những cách làm hiệu quả triển khai thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong công nhân lao động, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng xét chọn và tôn vinh 50 công nhân lao động tiêu biểu trong Phong trào thi đua “Công nhân Lâm Đồng làm theo lời Bác”.
Niềm vui khi được là công dân Việt Nam - Kỳ 2: Khi pháp luật “chạm” tới từng phận người

Niềm vui khi được là công dân Việt Nam - Kỳ 2: Khi pháp luật “chạm” tới từng phận người

Sau 6 năm kể từ ngày những công dân Lào đầu tiên nhập quốc tịch Việt Nam - có thể thấy rõ những đổi thay không chỉ diễn ra trên giấy tờ mà đã thấm vào từng nếp sống của người dân nơi biên cương.
60% công nhân Thủ đô sống chật chội, tạm bợ: Nhà ở xã hội cần bước ngoặt mới

60% công nhân Thủ đô sống chật chội, tạm bợ: Nhà ở xã hội cần bước ngoặt mới

Không gian sống chật chội, thiếu thốn tiện ích và chi phí thuê trọ cao đang là gánh nặng đè nặng lên vai hàng vạn công nhân tại Thủ đô. Tại Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội và công nhân lao động năm 2025, những tâm tư, nguyện vọng về nhà ở xã hội đã được nói thẳng, nói thật, từng bước tháo gỡ.
Niềm vui khi được là công dân Việt Nam - Kỳ 1: Hành trình từ bóng tối ra ánh sáng

Niềm vui khi được là công dân Việt Nam - Kỳ 1: Hành trình từ bóng tối ra ánh sáng

Sau nhiều năm sống mặc cảm, không hợp pháp trên đất Việt, giờ đây, họ chính thức có quyền công dân, được sinh sống và lao động, sản xuất một cách “danh chính ngôn thuận” với gia đình, làng bản.
Tiếp cận thông tin - “chìa khóa” phát triển bền vững của người lao động Dệt May Việt Nam

Tiếp cận thông tin - “chìa khóa” phát triển bền vững của người lao động Dệt May Việt Nam

Đề tài khoa học cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: “Tăng cường năng lực tiếp cận thông tin của người lao động Dệt May Việt Nam” do đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm làm chủ nhiệm không chỉ có ý nghĩa lý luận, mà còn mang tính ứng dụng thiết thực trong việc xây dựng môi trường lao động minh bạch, dân chủ và bền vững.
Xem thêm