Thuyền viên tàu vận tải biển - Còn lắm nỗi "lênh đênh"
Người lao động - 25/08/2019 07:00 Thu Ngân
Tàu hàng khô Vega Star thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam. |
Chế độ tiền lương, chính sách thuế và BHXH chưa đảm bảo
Anh Nguyễn Danh Chính (sinh năm 1984, quê ở Hà Nội) tốt nghiệp Đại học Hàng hải, trở thành thuyền viên của Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam. Anh cho biết, cách đây 12 năm, thị trường vận tải biển còn chưa suy giảm sâu và kéo dài như bây giờ, đội tàu của công ty chưa bị cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Đi tuyến quốc tế, thu nhập của anh hằng tháng hơn 10 triệu đồng, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng. Thế nhưng, sau này, các doanh nghiệp thị trường vận tải biển ngày càng nâng cấp tàu hiện đại hơn, tự động hóa cao hơn, đáp ứng tốt hơn những tiêu chí quốc tế mới về nguồn thải, bảo vệ môi trường biển. Doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa, sản xuất kinh doanh gặp khó khăn. Thu nhập khó khăn, BHXH không được tính đóng liên tục. Anh rời tàu, về đất liền và lăn lộn với công việc kinh doanh thời trang nam để ổn định cuộc sống.
Những trường hợp không mặn mà với nghề vận tải biển như anh Nguyễn Danh Chính không còn hiếm. Bởi lực lượng thuyền viên tàu vận tải biển phải trải quả cuộc kiểm tra đòi hỏi có sức khỏe tốt, được đào tạo bài bản về cả trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, kỹ năng làm việc trong môi trường đa quốc tịch, am hiểu luật pháp quốc tế, có bề dày kinh nghiệm… . Họ phải làm việc trong môi trường lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phải luân phiên làm việc theo ca và duy trì 24 giờ liên tục trong ngày, kể cả ngày nghỉ hằng tuần, ngày lễ, tết. Môi trường lao động nguy hiểm (sóng gió, bão tốt, có nguy cơ gặp cướp biển, khủng bố…); thiếu thốn tình cảm do phải xa gia đình, người thân.
Thuyền viên thường phải làm việc trên tàu trung bình từ 6 đến 10 tháng liên tục, sau đó sẽ thực hiện nghỉ dự trữ trung bình từ 2 đến 4 tháng. Mọi thu nhập kể cả tiền làm thêm giờ, tiền phép đều được chi trả trong khoảng thời gian làm việc trên tàu. Thời gian nghỉ dự trữ thường không có bất kỳ một khoản thu nhập nào. Do đó, theo quy định của Luật BHXH, thuyền viên sẽ không được đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp. Trong khi đó, thuyền viên là một nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được quy định nghỉ hưu ở tuổi 55. Như vậy, đối với thuyền viên, sau khi hoàn thành chương trình học (tính từ bậc trung cấp và được tuyển dụng đi làm ngay đến khi đủ tuổi nghỉ chế độ hưu trí tối đa cũng chỉ được 35 năm. Với thời gian đóng BHXH từ 6 - 10 tháng/năm thì đến khi đủ tuổi nghỉ hưu, thuyền viên sẽ không đảm bảo được thời gian đóng BHXH để hưởng đầy đủ các quyền lợi về chế độ hưu trí theo quy định hiện hành là rất thiệt thòi.
Công đoàn kiến nghị đảm bảo quyền lợi cho người lao động
Vận tải biển là ngành cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn của thế giới và Việt Nam. Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 của BCH Trung ương khóa X đã xác định một trong những mục tiêu quan trọng đến năm 2020 là “Phấn đấu đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển và làm giàu từ biển”.
Để phát triển lĩnh vực vận tải biển, trước tiên phải tập trung phát triển lực lượng thuyền viên - lực lượng lao động có tính đặc thù cao. Làm việc trong điều kiện lao động hết sức khắc nghiệt, đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, ít có điều kiện tiếp cận với xã hội nhưng mức lương hiện nay của thuyền viên Việt Nam còn thấp, chưa tương xứng với sức lao động và mức độ rủi ro cao của nghề nghiệp, không tạo ra sức cạnh tranh với những công việc trên đất liền.
Chế độ đãi ngộ đối với thuyền viên Việt Nam không thực sự hấp dẫn và phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy, các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam hiện đang gặp rất nhiều khó khăn trong tuyển dụng và phát triển lực lượng thuyền viên, đặc biệt thủy thủ, thợ máy trẻ tuổi (do mức lương thấp, phải làm việc vất vả).
Theo ông Phạm Gia Hiến - Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Vận tải biển Việt Nam, trong bối cảnh doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, CĐCS đã thực hiện tốt công tác đại diện, ký kết TƯLĐTT có lợi cho NLĐ. Theo đó, những nội dung rộng của Công ước Lao động Hàng hải 2006 (MLC 2006), Hợp đồng Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu (P&I) theo sự phê chuẩn của Chính Phủ Việt Nam và các quy định quốc tế liên quan đến NLĐ, đều được đưa vào dự thảo TƯLĐTT để thuận tiện cho công tác chuyên môn và đảm bảo quyền lợi của NLĐ làm việc trên tàu, sau khi công đoàn đã trao đổi, thảo luận trực tiếp với lãnh đạo doanh nghiệp.
Theo quy định hiện tại, để hỗ trợ, tạo động lực cho thuyền viên và phát triển nguồn nhân lực ngành Hàng hải, ngày 26/11/2014, Quốc hội đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế. Trong đó, Khoản 3, Điều 2 của Luật đã bổ sung Khoản 15, Điều 4 về thu nhập được miễn thuế của Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007: “Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho các hãng tàu nước ngoài hoặc các hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế”.
Tuy nhiên, theo Công đoàn Tổng công Hàng hải Việt Nam, với quy định trên, khi thuyền viên làm việc trên tàu biển chạy tuyến trong nước vẫn phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong khi thuyền viên chạy tuyến quốc tế hay tuyến nội địa vẫn phải chi phí hai đầu bến cảng rất đắt đỏ. Lương thuyền viên chạy tuyến nội địa còn thấp hơn chạy tuyến nước ngoài nên thuyền viên có xu hướng chỉ lựa chọn đi tuyến quốc tế. Điều này đã gây nên sự phân biệt giữa thuyền viên chạy tuyến trong nước và tuyến nước ngoài.
Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam Lê Phan Linh xuống tàu nghe thuyền viên gửi gắm tâm tư, nguyện vọng. |
Từ năm 2016 đến nay, Công đoàn Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam đã kiên trì đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, phối hợp với doanh nghiệp có văn bản báo cáo đề nghị Nhà nước quy định mức lương tối thiểu cho thuyền viên để đảm bảo mức sống, sự thu hút đối với lao động vận tải biển. Cụ thể là theo mức lương tối thiểu hằng tháng của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) quy định đối với chức danh thủy thủ, thợ máy là 618 đô la Mỹ, tương đương hơn 14 triệu Việt Nam đồng/tháng. Công đoàn đề nghị bổ sung việc miễn thuế thu nhập cá nhân cho thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển nói chung (bao gồm cả thuyền viên làm việc trên các tàu chạy tuyến trong nước và khi tàu hoạt động tuyến quốc tế). Đồng thời, Chính Phủ và các Bộ, ngành liên quan xem xét quy định cho thuyền viên được tham gia đóng BHXH trong thời gian nghỉ dự trữ theo mức bình quân tháng trong một năm của các khoản: tiền lương, phụ cấp lương, các khoản thu nhập khác.
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 22/11/2024 08:01
Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
Hơn 90% bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hài lòng. Đây là kết quả cho những nỗ lực đổi mới, đồng lòng trong phong cách phục vụ của cán bộ nhân viên ngành Y.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
Đời sống - 09/11/2024 16:41
Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo
Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…
- Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định