Thực tiễn về đối thoại xã hội trong quan hệ lao động

Nghiên cứu - TS. Cấn Hữu Dạn - ThS. Nguyễn Thị Nước - Trường Đại học Lao động - Xã hội

Đối thoại xã hội (ĐTXH) là con đường quan trọng để thúc đẩy việc thực hiện hiệu quả các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động tại nơi làm việc.
Thực tiễn về đối thoại xã hội trong quan hệ lao động
Hội nghị người lao động là nơi người lao động có cơ hội được phát biểu ý kiến tham gia quản lý doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi của mình. Trong ảnh, Chủ tịch Công đoàn các KCN tỉnh Bình Thuận phát biểu tại Hội nghị đại biểu người lao động Công ty TNHH may Thuận Tiến.

Quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước góp phần ĐTXH đã được luật hóa tại Khoản 4, Điều 10 Luật Cán bộ, công chức năm 2008; tại Khoản 2, Điều 18 Luật Viên chức năm 2010 và tại Điều 63, 64 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019. ĐTXH trong quan hệ lao động (QHLĐ) có nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến nội dung, quy trình, nhận thức và thái độ của mỗi bên.

1. Khái quát về ĐTXH

ĐTXH có thể diễn ra ở các cấp độ khác nhau và dưới nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào bối cảnh quốc gia. Theo định nghĩa rộng, ĐTXH bao gồm tất cả các loại đàm phán, tham vấn hoặc chia sẻ thông tin giữa các đại diện của chính phủ, NSDLĐ và NLĐ về những vấn đề quan tâm chung liên quan đến chính sách kinh tế và xã hội. ĐTXH mang tính xây dựng giữa NLĐ và NSDLĐ có nhiều lợi ích: tránh đối đầu và thúc đẩy hợp tác. Theo khoản 5, Điều 3, BLLĐ năm 2019, QHLĐ là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa NLĐ, NSDLĐ, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong phạm vi doanh nghiệp, QHLĐ cá nhân được xác lập thông qua HĐLĐ, khi NSDLĐ ký kết HĐLĐ với NLĐ hoặc đại diện của họ. QHLĐ tập thể được xác lập thông qua TƯLĐTT, khi đại diện tập thể NLĐ ký thỏa ước lao động với đại diện NSDLĐ.

2. Một số thực tiễn về ĐTXH trong QHLĐ

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 60/2013/NĐ-CP, Nghị định số 149/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Khoản 3, Điều 63 của BLLĐ (2012) về thực hiện QCDC ở cơ sở tại nơi làm việc áp dụng chung đối với các loại hình doanh nghiệp; vấn đề này tiếp tục được thể hiện ở Điều 63 và 64 BLLĐ 2019, quy định bắt buộc doanh nghiệp phải tổ chức ĐTXH định kỳ tối thiểu một năm/lần hoặc “theo yêu cầu của một hoặc các bên”.

Thực tế, các doanh nghiệp thực hiện đối thoại tại nơi làm việc (ĐTTNLV) theo những hình thức và phương thức khác nhau. Về mặt hình thức, doanh nghiệp ít vi phạm đến các điều khoản và nghị định liên quan đến ĐTXH. Nhưng về phương thức hoạt động và hiệu quả mang lại, ĐTXH chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Theo số liệu khảo sát năm 2017 của Bộ LĐ-TB&XH cho thấy, các doanh nghiệp đều triển khai thực hiện ĐTTNLV, trong đó 30% tổ chức đối thoại định kỳ 01 tháng/lần, 52% tổ chức đối thoại định kỳ 03 tháng/lần, 4% tổ chức 06 tháng/1 lần và 14% tổ chức 01 năm/1 lần.

Thực tiễn về đối thoại xã hội trong quan hệ lao động
Đại diện Công đoàn Công ty trực tiếp thăm hỏi, động viên người lao động tại Công ty Than Nam Mẫu (Quảng Ninh)

Qua quá trình triển khai thực hiện Nghị định số 149/2018/NĐ-CP, các doanh nghiệp nhận thức được sự cần thiết, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thực hiện QCDC cơ sở tại nơi làm việc. Nhất là thông qua những vấn đề NLĐ được biết, được bàn bạc, tham gia ý kiến và được quyền giám sát đã nâng cao vị thế và trách nhiệm của NLĐ trong QHLĐ. Năm 2018, thực hiện QCDC tại nơi làm việc, các cấp công đoàn đã chủ động tham gia có hiệu quả xây dựng và thực hiện QCDC tổ chức Hội nghị NLĐ và đối thoại tại doanh nghiệp. Hơn 23.000 đơn vị, doanh nghiệp xây dựng được QCDC mới, sửa đổi, bổ sung trên 24.000 quy chế hiện hành, hơn 9.000 cuộc đối thoại định kỳ và hơn 400 cuộc đối thoại đột xuất được tổ chức. Thông qua các cuộc đối thoại, những vướng mắc, khó khăn, bức xúc của doanh nghiệp và NLĐ đã được tập trung giải quyết. Theo khảo sát của Tổng LĐLĐ năm 2019, có tới 85,6% công nhân trả lời cho biết trong các công ty TNHH có tiến hành các cuộc đối thoại, trong khi đó tại các doanh nghiệp FDI có tới 89,4% số người được hỏi khẳng định doanh nghiệp của mình có tiến hành đối thoại. Như vậy, không chỉ NSDLĐ mà ngay bản thân những NLĐ cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc đối thoại tại doanh nghiệp.

Có nhiều hình thức ĐTTNLV đã được triển khai như Giám đốc gặp gỡ NLĐ tại nhà máy khoảng 30 phút vào ngày đầu tháng để trao đổi thông tin, giải quyết những yêu cầu từ phía tập thể lao động, hoặc Giám đốc có những yêu cầu về công việc mà NLĐ có trách nhiệm phải làm... Những cuộc tiếp xúc như vậy rất có lợi trong điều hành, quản lý; NLĐ thấy phấn khởi khi mọi vướng mắc đã được người có trách nhiệm hiểu và giải quyết thấu tình, đạt lý. Ngoài ra, còn rất nhiều hình thức thông tin cho NLĐ bằng bảng tin hoặc hướng dẫn nhân sự; sử dụng các ấn phẩm (ví dụ: báo tường, tạp chí, bản tin, tờ rơi), bảng thông báo, báo cáo hằng năm hoặc báo cáo tài chính được trình bày dưới dạng dễ hiểu cho NLĐ, thư gửi NLĐ qua zalo, facebook; triển lãm; có các cơ chế để NLĐ đề xuất và bày tỏ ý kiến về các vấn đề liên quan tới sự vận hành của doanh nghiệp. Việc tổ chức đối thoại định kỳ đã từng bước đi vào nề nếp, các thành viên tham gia đối thoại đã tích cực phát huy vai trò cá nhân để tham gia hoạt động, chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa NSDLĐ và NLĐ; NLĐ được đóng góp ý kiến để xây dựng môi trường lao động ổn định, dung hòa được quyền và lợi ích, phòng ngừa các bất đồng xảy ra; hạn chế và loại trừ nguy cơ dẫn đến tranh chấp lao động làm phá vỡ QHLĐ.

Thực tiễn về đối thoại xã hội trong quan hệ lao động
Bộ luật Lao động năm 2019 quy định bắt buộc doanh nghiệp phải tổ chức đối thoại định kỳ tối thiểu 1 năm 1 lần hoặc “theo yêu cầu của một hoặc các bên”. Trong ảnh, Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo Công ty TNHH Thủy Lợi Thanh Chương (Nghệ An) với người lao động.

Tuy nhiên, việc ĐTTNLV vẫn còn hình thức, không theo đúng trình tự, nội dung hướng dẫn của pháp luật. Cán bộ CĐCS kiêm nhiệm, chưa dành nhiều thời gian cho công tác công đoàn nên tổ chức thực hiện hiệu quả chưa cao. Trong quá trình làm việc, NLĐ thường bị thiếu thông tin. Tại các cuộc đối thoại định kỳ và Hội nghị NLĐ, ý kiến của đại diện NLĐ mới chỉ tập trung vào giải quyết các quyền lợi cho NLĐ thay vì quan tâm đến các giải pháp tham gia quản lý, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp; hoặc khi tham gia vào đối thoại, NLĐ vẫn còn nhút nhát, e dè, chưa dám nêu ý kiến vì sợ bị trù dập hoặc nêu ý kiến nhưng không được giải quyết triệt để.

Vẫn còn doanh nghiệp không xây dựng Quy chế và không bầu các thành viên đại diện tập thể NLĐ tham gia đối thoại, không tổ chức lấy ý kiến và tổng hợp ý kiến NLĐ, đề xuất nội dung đối thoại và xây dựng kế hoạch đối thoại; không phân công trách nhiệm cho từng thành viên tổ đối thoại chuẩn bị ý kiến về nội dung đối thoại, nên khi đối thoại không đủ căn cứ để phân tích, giải trình, phản biện nội dung đối thoại. Nếu không phát huy được quyền làm chủ của NLĐ, môi trường dân chủ tại cơ sở, thì hoạt động của tổ chức đại diện NLĐ ở đó coi như không thể hữu hiệu và phát huy cơ chế tốt nhất; NLĐ không phấn khởi, tự tin để cống hiến và sáng tạo; mặt khác NLĐ cũng không có chỗ, có nơi để phát biểu tâm tư, nguyện vọng, đưa ra những đề xuất, kiến nghị để bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của mình.

Công nhận quyền thương lượng tập thể là tiền đề trọng tâm cho ĐTXH và tiến bộ của chương trình nghị sự về việc làm thỏa đáng. Theo quy định tại Điều 170 BLLĐ năm 2019, NLĐ có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn. Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều này cho phép NLĐ trong doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp. BLLĐ 2019 khẳng định các tổ chức đại diện NLĐ đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ trong QHLĐ.

Thực tiễn về đối thoại xã hội trong quan hệ lao động

Doanh nghiệp thông tin đầy đủ, cập nhật tình hình sản xuất kinh doanh trên trang facebook của mình giúp người lao động tin tưởng hơn ở sự minh bạch của doanh nghiệp. Ảnh minh họa.

Tóm lại, việc duy trì tốt ĐTTNLV sẽ tác động tích cực đến mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp, giúp NLĐ yên tâm làm việc, gắn bó với doanh nghiệp, là giải pháp tốt nhất nhằm tháo gỡ những xung đột trong QHLĐ, tránh những hậu quả về tranh chấp lao động và đình công. ĐTXH hiệu quả là cần thiết để đảm bảo rằng các chính sách môi trường, việc làm, chiến lược phát triển là rõ ràng và bền vững.

Tài liệu tham khảo:

  1. Bộ LLĐ 2019.
  2. Bộ LĐ-TB&XH (2018), Báo cáo QHLĐ 2017, 2019. Tài liệu này được sự hỗ trợ của Dự án Khung khổ QHLĐ mới của ILO do Bộ Lao động Hoa kỳ (Dự án NIRF USDOL) và Chính phủ Canada (Dự án NIRF Canada) tài trợ.
  3. Tổ chức Lao động Quốc tế (2013), Đối thoại ba bên cấp quốc gia, Tài liệu hướng dẫn của ILO nhằm cải thiện quản trị.
Công đoàn phát huy “sáng kiến pháp luật” để xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ Công đoàn phát huy “sáng kiến pháp luật” để xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XII, đồng chí Trương Thị Mai - ...

Tăng cường bảo vệ, chăm lo quyền, lợi ích của đoàn viên để hạn chế tranh chấp lao động Tăng cường bảo vệ, chăm lo quyền, lợi ích của đoàn viên để hạn chế tranh chấp lao động

Chiều ngày 01/10, LĐLĐ TPHCM đã tổ chức hội nghị gặp gỡ, trao đổi về tình hình quan hệ lao động 9 tháng đầu năm ...

Xây dựng quan hệ lao động hài hòa nhằm giữ chân người lao động làm việc Xây dựng quan hệ lao động hài hòa nhằm giữ chân người lao động làm việc

Mối quan hệ giữa chủ sử dụng lao động, người lao động, người quản lý, cán bộ công đoàn luôn là vấn đề quan tâm ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công đoàn -

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới

Nghiên cứu -

Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới

Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X nêu rõ “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”.

Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức

Nghiên cứu -

Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức

Nhân Tháng Công nhân 2024, TS. Phạm Thị Thu Lan, nhà nghiên cứu quen biết về phong trào công nhân, hoạt động công đoàn (công tác tại Viện Công nhân và Công đoàn) có bài viết về tình đoàn kết và niềm tin của NLĐ, điều sẽ tạo ra quyền lực mềm cho tổ chức Công đoàn. Tạp chí LĐ&CĐ xin giới thiệu với bạn đọc phân tích thú vị và rất đáng suy ngẫm này.

Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng

Nghiên cứu -

Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng

Hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, việc làm ở nước ta đã được chú trọng xây dựng, hoàn thiện nhưng vấn đề tiếp cận, thụ hưởng chính sách của người lao động còn cần được cải thiện hơn nữa.

Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ

Nghiên cứu -

Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ

Cơ sở để bảo đảm việc làm, thu nhập, chăm lo đời sống, đáp ứng nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ) xuất phát từ các tiền đề về tiền lương, phúc lợi về nhà ở, sức khỏe y tế, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, hỗ trợ chăm sóc con em.

Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay

Nghiên cứu -

Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay

Với sự nỗ lực, tự học hỏi, rèn luyện, công nhân đã có trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp khá cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Những người thầy đặc biệt của học sinh đặc biệt Podcast

Những người thầy đặc biệt của học sinh đặc biệt

Hành trình 30 năm từ những ngày đầu gian khó, đến những trái ngọt hôm nay là những kỷ niệm khó quên với các thầy, cô giáo tại Trường Nuôi dạy trẻ khiếm thị Hải Phòng.

Hết thời “nhập siêu” văn hóa? Cà phê tối

Hết thời “nhập siêu” văn hóa?

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có

Đồng chí Lê Khánh Minh, Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Luxshare ICT Nghệ An chia sẻ về những kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động chăm lo đời sống tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Công đoàn

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Khoản 2, Điều 10 Luật BHXH 2024 quy định người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần

Chương trình Muôn nẻo yêu thương số 9 là câu chuyện về chị Nguyễn Thị Thúy – đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Quốc tế Cerie (Việt Nam), KCN Bình Xuyên 1, tỉnh Vĩnh Phúc được Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ chương trình Mái ấm Công đoàn để chị Thúy có nền tảng tài chính đầu tiên xây nên tổ ấm của riêng mình.

“Thủ lĩnh” tuyên giáo công đoàn phải có tư duy và tầm nhìn đổi mới Video

“Thủ lĩnh” tuyên giáo công đoàn phải có tư duy và tầm nhìn đổi mới

Sáng 8/11, tại TP. Vinh, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cho các Trưởng ban Tuyên giáo Công đoàn.

Đọc thêm

Đón đọc Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 346, tháng 5 - 2024

Nghiên cứu -

Đón đọc Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 346, tháng 5 - 2024

Số An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tháng 5 là số đặc biệt, tăng từ 64 lên 80 trang, in màu trên giấy couche, xuất bản - phát hành ngày 25/5/2024 đến các cấp công đoàn, đội ngũ an toàn vệ sinh viên, cán bộ an toàn các đơn vị sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp trên toàn quốc.

Vai trò của nhân dân lao động trong đấu tranh chống tiêu cực

Công đoàn -

Vai trò của nhân dân lao động trong đấu tranh chống tiêu cực

Nhân dân lao động là người “chở thuyền” cho những cuộc cách mạng cập bến và chính nhân dân lao động là người “lật thuyền” nhấn chìm các chế độ bóc lột.

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Công đoàn -

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Trên cương vị Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam (nay là Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam), đồng chí Hoàng Quốc Việt hết sức coi trọng công tác chăm lo đời sống cho công nhân, viên chức mà tiền lương, tiền thưởng là vấn đề quan tâm hàng đầu.

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Công đoàn -

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Đồng chí Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 30/3/1980) sống 92 năm tuổi đời, có gần 70 năm hoạt động cách mạng, 17 năm bị thực dân, đế quốc giam cầm, tù đày và đã giữ nhiều trọng trách trong Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội.

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Nghiên cứu -

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Tổ chức Công đoàn là một chủ thể quan trọng trong việc tham gia bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động.

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Nghiên cứu -

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Công đoàn Việt Nam từ khi thành lập đến nay luôn là một bộ phận khăng khít của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Việc trong thời gian tới có thể xuất hiện tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết.

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Hoạt động Công đoàn -

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Theo TS. Bùi Sỹ Lợi, xuất phát từ yêu cầu khắc phục một số hạn chế, bất cập của Luật Công đoàn, đáp ứng hoạt động của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới, việc sửa đổi Luật Công đoàn là rất cần thiết.

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Công đoàn -

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Với vai trò là tổ chức đại diện cho người lao động (NLĐ), công đoàn (CĐ) thực hiện nhiệm vụ của mình thông qua ba hình thức sau: chăm lo – tiếng nói – đồng quyết định, gọi là ba nấc thang đại diện.

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Hoạt động Công đoàn -

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, LĐLĐ tỉnh An Giang đã phát hiện hàng loạt nhân tố tiêu biểu, xuất sắc nhất. Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, sáng tạo không ngừng, họ đã cống hiến, làm lợi hàng tỷ đồng cho cơ quan, đơn vị.

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Nghiên cứu -

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Công tác cán bộ là công việc quan trọng của Đảng và các đoàn thể. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm đến xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng, mà còn chú trọng đến xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn thể nói chung và rèn luyện, đào tạo đội ngũ cán bộ công đoàn nói riêng.