Thời hạn điều tra TNLĐ và trách nhiệm của người sử dụng lao động khi có TNLĐ xảy ra

Tai nạn lao động (TNLĐ) là rủi ro mà người lao động (NLĐ) có thể phải đối mặt trong quá trình làm việc của mình. Hiểu về thời hạn điều tra TNLĐ và trách nhiệm của người sử dụng lao động khi có TNLĐ xảy ra sẽ giúp cho NLĐ không may gặp TNLĐ nắm rõ quyền lợi của mình, từ đó chủ động theo dõi, yêu cầu doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm hỗ trợ, bồi thường theo quy định của pháp luật.
Tình hình Bảo hiểm TNLĐ, BNN trên thế giới, khu vực và Việt Nam

Anh Nguyễn Huy Hải (SN 1991) – công nhân điện của Công ty TNHH Hợp Sáng Technology đã làm đơn phản ánh tới Tạp chí Lao động và Công đoàn với nội dung như sau: Anh Hải bị tai nạn lao động từ ngày 31/10/2022. Vụ tai nạn khiến anh bị chấn thương sọ não, tụ máu ngoài màng cứng, dập não, phù não, vỡ xương đỉnh hai bên, gãy xương đòn trái.

Tuy nhiên, gần nửa năm trôi qua, anh Hải chỉ nhận được tiền hỗ trợ chi phí y tế qua các đợt điều trị và tiền lương tháng 11, 12/2022 do Công ty thanh toán. Các thủ tục liên quan đến giải quyết hỗ trợ, bồi thường và chế độ TNLĐ theo quy định của pháp luật vẫn chưa được phía Công ty thực hiện. Đã nhiều lần anh Hải cùng gia đình liên hệ và đến Công ty giải quyết quyền lợi nhưng chưa có câu trả lời chính thức từ lãnh đạo Công ty.

Thời hạn điều tra TNLĐ và trách nhiệm của người sử dụng lao động khi có TNLĐ xảy ra
Anh Nguyễn Huy Hải – công nhân điện của Công ty TNHH Hợp Sáng Technology bị tai nạn lao động nhưng chưa nhận được bồi thường, chế độ tai nạn lao động - Ảnh: Ý YÊN

Theo quy định Điều 104 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ sẽ bao gồm: sổ BHXH; biên bản điều tra TNLĐ; giấy ra viện sau khi đã điều trị TNLĐ; biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động và văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ.

Thời hạn điều tra TNLĐ

Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định thời hạn điều tra vụ TNLĐ thuộc thẩm quyền của Đoàn điều tra TNLĐ cấp cơ sở, cấp tỉnh và cấp Trung ương.

Thời hạn điều tra TNLĐ được tính từ thời điểm nhận tin báo, khai báo TNLĐ đến khi công bố biên bản điều tra TNLĐ như sau:

a) Không quá 4 ngày đối với TNLĐ làm bị thương nhẹ người lao động (NLĐ);

b) Không quá 7 ngày đối với TNLĐ làm bị thương nặng một NLĐ;

c) Không quá 20 ngày đối với TNLĐ làm bị thương nặng từ hai NLĐ trở lên;

d) Không quá 30 ngày đối với TNLĐ chết người; không quá 60 ngày đối với TNLĐ cần phải giám định kỹ thuật hoặc giám định pháp y. Trường hợp các vụ tai nạn có dấu hiệu tội phạm do cơ quan điều tra tiến hành điều tra nhưng sau đó ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì thời hạn điều tra được tính từ khi Đoàn điều tra TNLĐ nhận được đầy đủ tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn.

Đối với TNLĐ được quy định tại các Điểm b, c và d của khoản này có tình tiết phức tạp thì được gia hạn thời gian điều tra một lần nhưng thời hạn gia hạn không vượt quá thời hạn quy định tại các điểm này; Trưởng đoàn điều tra phải báo cáo việc gia hạn và được sự đồng ý của người ban hành quyết định thành lập Đoàn điều tra TNLĐ đối với TNLĐ quy định tại các Điểm b, c và d khoản này.

Thời hạn điều tra TNLĐ và trách nhiệm của người sử dụng lao động khi có TNLĐ xảy ra
Người sử dụng lao động cần thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra TNLĐ công bố biên bản điều tra TNLĐ đối với các vụ TNLĐ chết người. Ảnh minh họa: TL

Thành phần Đoàn điều tra TNLĐ cấp cơ sở

Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định, thành phần Đoàn điều tra TNLĐ cấp cơ sở gồm:

- Người sử dụng lao động hoặc người đại diện được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản làm Trưởng đoàn;

- Đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể NLĐkhi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở;

- Người làm công tác an toàn lao động, người làm công tác y tế và một số thành viên khác.

Trong trường hợp đang điều tra TNLĐ mà NLĐ chết khi đang điều trị thì Đoàn Điều tra TNLĐ cấp cơ sở có trách nhiệm bàn giao toàn bộ hồ sơ liên quan đến TNLĐ đang Điều tra cho Đoàn Điều tra TNLĐ cấp tỉnh.

Trường hợp Đoàn Điều tra TNLĐ cấp cơ sở chưa Điều tra hoặc chưa hoàn thành việc Điều tra thì Đoàn Điều tra TNLĐ cấp tỉnh tiếp tục Điều tra theo quy trình, thủ tục Điều tra TNLĐ chết người.

Các quy trình, thủ tục điều tra TNLĐ cấp cơ sở

- Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở Điều tra theo quy trình, thủ tục quy định tại Điều 13 Nghị định 39/2016/NĐ-CP:

+ Thu thập dấu vết, chứng cứ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động.

+ Lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định Nghị định 39/2016/NĐ-CP.

+ Đề nghị giám định kỹ thuật, giám định pháp y (nếu xét thấy cần thiết).

+ Phân tích kết luận về: diễn biến, nguyên nhân gây ra tai nạn lao động; kết luận về vụ tai nạn lao động; mức độ vi phạm và đề nghị hình thức xử lý đối với người có lỗi trong vụ tai nạn lao động; các biện pháp khắc phục và phòng ngừa tai nạn lao động tương tự hoặc tái diễn.

+ Lập Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này.

+ Tổ chức cuộc họp và lập Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục XI kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.

+ Thành phần cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động bao gồm: Trưởng đoàn Điều tra tai nạn lao động; Người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản; Thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động; Người bị nạn hoặc đại diện thân nhân người bị nạn, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn; Đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập Công đoàn cơ sở.

- Thành viên dự họp có ý kiến không nhất trí với nội dung Biên bản Điều tra tai nạn lao động thì được ghi ý kiến và ký tên vào Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động.

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động, Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở gửi Biên bản Điều tra tai nạn lao động, Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động tới người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân người bị nạn; Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động có người bị nạn đặt trụ sở chính; Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra tai nạn lao động.

Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hải Dương yêu cầu sớm giải quyết chế độ cho công nhân bị TNLĐ Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hải Dương yêu cầu sớm giải quyết chế độ cho công nhân bị TNLĐ

Sau phản ánh của Tạp chí Lao động và Công đoàn về trường hợp công nhân bị tai nạn lao động nhưng chưa nhận được ...

Nợ lương, BHXH tại Công ty Haprosimex: Ai chịu trách nhiệm? Nợ lương, BHXH tại Công ty Haprosimex: Ai chịu trách nhiệm?

Nợ lương, BHXH từ khi còn là công ty nhà nước, sau khi cổ phần hóa (2017) và tiếp tục bán lại cho một nhóm ...

Vụ Công ty Dệt 19/5 nợ BHXH: UBND tỉnh Hà Nam chỉ đạo các sở, ngành giải quyết Vụ Công ty Dệt 19/5 nợ BHXH: UBND tỉnh Hà Nam chỉ đạo các sở, ngành giải quyết

UBND tỉnh Hà Nam giao cho các sở, ngành hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc các vấn đề liên quan đến Công ty CP Dệt ...

Lỗi dừng đỗ xe ô tô sai quy định bị phạt bao nhiêu từ 1/1/2025?

Lỗi dừng đỗ xe ô tô sai quy định bị phạt bao nhiêu từ 1/1/2025?

Lỗi dừng đỗ xe ô tô sai quy định phạt bao nhiêu từ 1/1/2025, và dừng đỗ xe ô tô những vị trí nào thì bị phạt, mời bạn tìm hiểu trong phần dưới đây.
Để trẻ từ 6 tuổi trở lên ngồi trước xe máy sẽ bị phạt từ 8-10 triệu đồng

Để trẻ từ 6 tuổi trở lên ngồi trước xe máy sẽ bị phạt từ 8-10 triệu đồng

Từ ngày 1/1/2025, việc chở trẻ em trên 6 tuổi ngồi phía trước xe máy có thể bị phạt nặng, lên tới 14 triệu đồng. Thông tin này được đưa ra dựa trên các quy định sửa đổi về xử phạt vi phạm giao thông, nhằm tăng cường an toàn cho trẻ em.
Hiệu lực "nhanh" của Nghị định 168: Hiểu đúng để không hiểu lầm

Hiệu lực "nhanh" của Nghị định 168: Hiểu đúng để không hiểu lầm

Gần đây, mạng xã hội lan truyền thông tin cho rằng "Nghị định 168/2024/NĐ-CP xây dựng sai thủ tục, do có hiệu lực chưa đủ 45 ngày sau khi ban hành". Tuy nhiên, đại diện Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), Bộ Công an khẳng định đây là nhận định thiếu chính xác.
Ứng lương nghỉ Tết: Thủ tục, thời hạn và những lưu ý quan trọng

Ứng lương nghỉ Tết: Thủ tục, thời hạn và những lưu ý quan trọng

Ứng lương nghỉ Tết đang là nội dung được nhiều người lao động quan tâm.
Những chế độ với cán bộ, công chức, viên chức tăng cường đi công tác ở cơ sở

Những chế độ với cán bộ, công chức, viên chức tăng cường đi công tác ở cơ sở

Điều 12 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định, CBCCVC tăng cường đến làm việc tại cơ quan Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã được trợ cấp một lần bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm nhận công tác.
Chính sách dành cho công an, quân đội nghỉ hưu trước tuổi khi tinh gọn bộ máy

Chính sách dành cho công an, quân đội nghỉ hưu trước tuổi khi tinh gọn bộ máy

Chính sách, chế độ với đối tượng thuộc lực lượng vũ trang khi tinh gọn bộ máy được nêu rõ tại Nghị định số 178 của Chính phủ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025.
Viên chức, người lao động thôi việc khi tinh gọn bộ máy được trợ cấp ra sao?

Viên chức, người lao động thôi việc khi tinh gọn bộ máy được trợ cấp ra sao?

Theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP do Chính phủ ban hành, viên chức và người lao động nghỉ thôi việc khi tinh gọn bộ máy sẽ được hưởng nhiều chính sách trợ cấp.
Xử lý bồi thường thiệt hại tài sản do người lao động làm mất như thế nào?

Xử lý bồi thường thiệt hại tài sản do người lao động làm mất như thế nào?

Trường hợp người lao động vẫn không chịu bồi thường, người sử dụng lao động có thể áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật đối với người lao động.
Cách tính trợ cấp thôi việc năm 2024 được quy định như thế nào?

Cách tính trợ cấp thôi việc năm 2024 được quy định như thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật lao động 2019 quy định về trợ cấp thôi việc thì khi hợp đồng lao động chấm dứt, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
Công ty có phải trả tiền lãi đối với số tiền chậm trả lương cho người lao động?

Công ty có phải trả tiền lãi đối với số tiền chậm trả lương cho người lao động?

Chị Nguyễn Thị A là Giám đốc công ty B, chuyên gia công hàng thủ công xuất khẩu. Theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, Công ty B sẽ trả lương cho người lao động theo kỳ hạn một tháng một lần vào ngày 30 hàng tháng. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh, không xuất khẩu được hàng nên công ty gặp khó khăn về tài chính, không trả lương đúng hạn cho NLĐ. Chị A muốn hỏi công ty có phải trả tiền lãi đối với số tiền chậm trả lương cho người lao động không? NLĐ có được phép khởi kiện khi công ty không trả lương cho mình không?