Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động
Sổ tay pháp luật - 01/11/2024 07:31 Văn Quân
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân |
Video: Thạc sĩ, Luật sư Phạm Thanh Bình - Giám đốc Công ty Luật Bảo Ngọc
Thông tin về vấn đề này Luật sư Phạm Thanh Bình cho biết:
Theo quy định tại Điều 189 Bộ Luật Lao động 2019 thì thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bởi Hội đồng trọng tài lao động bao gồm:
Bước 1: Nộp đơn yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp
Bước 2: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp theo, Ban trọng tài lao động phải được thành lập để giải quyết tranh chấp
Ảnh minh hoạ |
Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được thành lập, Ban trọng tài lao động phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên tranh chấp.
Trường hợp hết thời hạn 07 ngày mà Ban trọng tài lao động không được thành lập để giải quyết tranh chấp hoặc thời hạn 30 ngày kể từ ngày được thành lập, Ban trọng tài lao động không ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Trong trường hợp Ban trọng tài lao động ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp nhưng một trong các bên không thi hành quyết định đó thì các bên cũng có quyền đưa vụ việc ra yêu cầu Tòa án giải quyết.
Vai trò của Công đoàn trong giải quyết các vụ án lao động tại Tòa án Vai trò của Công đoàn khi khởi kiện và tham gia tố tụng dân sự giải quyết các vụ án lao động, việc lao động ... |
Vụ nợ lương người lao động ở Lâm Đồng: đã thống nhất phương án giải quyết Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất Đà Lạt vừa tổ chức buổi làm việc giữa các bên, ... |
Vụ người lao động thắng kiện hơn 725 triệu đồng: Phán quyết của tòa sơ thẩm là phù hợp Tháng 10/2023, Tạp chí Lao động và Công đoàn đăng loạt bài về vụ án một người lao động khởi kiện công ty và thắng ... |
Tin cùng chuyên mục
Pháp luật lao động - 18/11/2024 06:07
7 trường hợp phải tổ chức đối thoại theo Bộ luật Lao động năm 2019
Bộ luật Lao động năm 2019 quy định 7 trường hợp khi có vụ việc phải tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động, người lao động và cán bộ công đoàn cần biết những quy định này để thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động.
Sổ tay pháp luật - 16/11/2024 08:39
Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động
Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/02/2021 đã có những quy định cụ thể về đối thoại tại nơi làm việc. Quy định này nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.
Pháp luật lao động - 06/11/2024 15:27
Quy định xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động ra sao?
Việc xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động được quy định Theo Điều 90 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Pháp luật lao động - 04/11/2024 18:47
Người lao động có nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động?
Điều 6 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động làm việc theo hợp đồng.
- Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
- Mang những phúc lợi thiết thực cho đoàn viên, người lao động
- Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
- Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
- Cơ hội hiếm có từ dự án Top 1 khu Đông TP HCM khi căn hộ dưới 3 tỷ đồng dần biến mất