Thợ massage khiếm thị gồng gánh nuôi cả gia đình
Người lao động - 10/01/2024 19:08 Ngọc Huyền - Khang Phúc
Anh Lê Quang Phúc, quê Đồng Nai bị khiếm thị năm 15 tuổi. Hồi đó, anh bị một khối u ở sau đầu khiến mắt cứ mờ dần và mất thị lực vĩnh viễn.
Anh kể: “Ngày đó, ba mẹ tôi cũng bán đất, bán nhà chạy chữa khắp nơi nhưng không được. Những ngày đầu sống trong bóng tối, tôi cảm thấy tuyệt vọng vô cùng. Có những khoảnh khắc tôi gần như lạc lối, lo sợ mình sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình. Nhờ có sự động viên từ ba mẹ và mọi người tôi mới dần vượt qua được những ngày tháng tăm tối”.
Anh Phúc sau đó được ba mẹ gửi vào học nghề massage bấm huyệt tại Mái ấm Thiên Ân (TP HCM). Nhờ chăm chỉ học hành, anh nhanh chóng thuần thục các kỹ năng, có thể kiếm sống từ công việc này.
Ban đầu anh làm thuê cho một cơ sở massage ở Bình Dương, đến khi lập gia đình, anh chuyển về TP HCM thuê trọ, hành nghề tại đó.
Chúng tôi ghé thăm nơi làm việc và cũng là nơi sinh sống của gia đình anh Phúc trong con hẻm nhỏ ở quận 3, TP HCM. Căn trọ có diện tích chừng 30 mét vuông, được anh thuê với giá gần 4 triệu đồng/tháng. Dụng cụ hành nghề của anh Phúc vỏn vẹn có hai chiếc giường và mấy hộp dầu xoa bóp.
Do khiếm thị nên trong quá trình làm việc, anh Lê Quang Phúc sẽ phải nhờ vợ hoặc con gái lấy giúp dụng cụ - Ảnh: Ngọc Huyền |
Là vị khách đầu tiên được anh Phúc “phục vụ” trong một ngày mà anh tưởng rằng “ế khách”, tôi cảm nhận được sự tận tâm của người đàn ông này. Vừa làm việc, anh vừa kể về chuyện nghề, chuyện đời mình.
“Hồi ở trong Mái ấm Thiên Ân, các thầy dạy kỹ lắm. Tôi được học về tất cả các huyệt trên cơ thể, nên không làm sai cho khách bao giờ. Tôi còn có cả bằng do đại học y được cấp nữa đấy”, anh Phúc tự hào.
Trong quá trình học, vì bị khiếm thị nên anh Phúc phải tập trung cao độ vào từng thao tác, từng kỹ thuật được hướng dẫn. Đặc biệt, anh phải ghi nhớ từng vị trí của huyệt đạo và khớp xương một cách chính xác, vì chỉ cần thao tác sai sẽ có thể gây chấn thương cho khách hàng.
Nằm sâu trong con hẻm, lại không quảng cáo nên tiệm massage của anh Phúc vắng khách, có khi cả ngày, hoặc vài ngày mới được một khách. Khách tới đây đa phần là do được giới thiệu, họ được phục vụ một lần rồi thấy anh nhiệt tình, dễ mến nên quay lại ủng hộ. Khách của anh Phúc đa phần ở độ tuổi trung niên và người già.
“Có nhiều khách đi làm về mệt nên khó tính lắm, họ yêu cầu phải yên tĩnh, bật quạt nhỏ để họ được nghỉ ngơi. Những lúc đó tôi cũng chiều khách, bởi tôi hiểu người ta mệt người ta mới tìm đến mình để massage, thư giãn. Tôi luôn cố gắng làm sao cho khách thoải mái nhất, có thế sau này người ta mới đến ủng hộ mình thường xuyên”, anh Phúc chia sẻ.
Thu nhập của anh Phúc mỗi tháng khoảng 6 triệu đồng, trang trải tiền thuê trọ gần 4 triệu, lại thêm tiền con gái ăn học và các chi phí sinh hoạt khác nên luôn trong cảnh thiếu trước hụt sau.
Những ngày ế khách, gia đình nhỏ đành phải dựa vào khoản hỗ trợ của chính quyền địa phương được vài trăm ngàn/tháng, hay từng ký gạo, phần quà,... của bà con, mạnh thường quân để đắp đổi qua ngày.
Bà Lâm - chủ nhà trọ luôn cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho gia đình anh Phúc - Ảnh: Ngọc Huyền |
Bà Lâm (72 tuổi), chủ nhà trọ của anh Phúc cho biết thêm: “Hoàn cảnh của đôi vợ chồng này khá tội nghiệp. Vì cả hai vợ chồng đều là người khiếm khuyết về cơ thể, lại chỉ có một người có thể làm việc nuôi gia đình. Bản thân tôi cũng vốn là người khiếm thị, nên khi thấy hoàn cảnh của Phúc tôi đã hỗ trợ cậu ấy bằng cách giảm tiền nhà và đôi khi nếu gặp khó khăn thì tôi sẽ cho khất vài tháng”.
Chị Oanh (48 tuổi) – vợ anh Phúc, cũng là một người kém may mắn khi đôi tay bị teo tóp bẩm sinh, do ảnh hưởng của chất độc màu da cam. Cả hai gặp nhau thông qua một người bạn, rồi làm quen, tìm hiểu trước khi về chung một nhà. Họ có với nhau một cô con gái xinh xắn năm nay lên 10 tuổi. Trong cuộc sống, cả hai luôn đồng cảm, động viên nhau vượt khó nuôi dạy con.
Anh Phúc nói rằng, dù cuộc sống khó khăn nhưng luôn cố gắng lo cho con ăn học đàng hoàng cho bằng bạn, bằng bè. “Mình đã thiệt thòi rồi, không thể để con mình cũng phải chịu thiệt thòi giống mình được”.
Vợ và con gái của anh Phúc - Ảnh: Ngọc Huyền |
Nhắc về cái Tết đang cận kề, gương mặt của hai vợ chồng anh Phúc chợt thêm lo âu. Anh bảo: “Năm nay khó khăn hơn mọi năm, cuộc sống cũng chật vật hơn. Giờ chỉ mong sao gói ghém cho vừa đủ ăn qua ngày, cũng như lo được tiền học cho cháu bé”.
Hành trình dài phía trước còn biết bao khó khăn, nỗi lo cơm áo đè nặng từng ngày trên vai người đàn ông khiếm thị Lê Quang Phúc.
Người đàn ông này là một trong số khoảng 2 triệu người bị mù lòa ở nước ta, theo thống kê của PGS.TS Nguyễn Tuấn Hưng - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế, người phụ trách, quản lý, điều hành Bệnh viện Mắt Trung ương.
Mỗi tháng anh Phúc được hưởng trợ cấp 540 nghìn đồng (dành cho người khuyết tật nặng), theo chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội được quy định trong Nghị định 20/2021/NĐ-CP.
Anh Phúc nói rằng chính sách này phần nào giảm bớt gánh nặng cho anh và gia đình, song để duy trì cuộc sống anh vẫn hy vọng tiệm massage ngày càng đông khách.
Theo quy định tại Điều 3 Luật Người khuyết tật và Nghị định 28/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật Người khuyết tật: - Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn. - Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc. Về mức hỗ trợ: Người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng được trợ cấp xã hội hàng tháng với mức bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội nhân với hệ số tương ứng quy định như sau: - Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng (720.000 đồng) - Hệ số 2,5 đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng (900.000 đồng) - Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật nặng (540.000 đồng) - Hệ số 2,0 đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng (720.000 đồng). |
Trường Đại học Quảng Bình nợ lương: Công đoàn đang tìm giải pháp bảo vệ quyền lợi Hơn 100 viên chức và người lao động (NLĐ) của Trường Đại học Quảng Bình bị nợ lương nhiều tháng, đời sống gặp rất nhiều ... |
7 hoạt động chăm lo Tết của Công đoàn Đà Nẵng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP. Đà Nẵng vừa ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động chăm lo tết Nguyên đán Giáp Thìn ... |
“Cuộc chiến” hoa hồng của người nông dân Từ những người nông dân chỉ chăm lo cây trồng, cận Tết này, những người trồng hoa ở Mê Linh (Hà Nội) phải quan tâm ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 22/11/2024 08:01
Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
Hơn 90% bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hài lòng. Đây là kết quả cho những nỗ lực đổi mới, đồng lòng trong phong cách phục vụ của cán bộ nhân viên ngành Y.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
Đời sống - 09/11/2024 16:41
Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo
Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng