Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về an toàn, vệ sinh lao động cho công đoàn cơ sở
Nghiên cứu - 24/06/2021 10:00 TS. Vũ Văn Thú - Trưởng khoa Bảo hộ lao động, Trường Đại học Công đoàn
Khai giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ATVSLĐ cho Công đoàn Quốc phòng tại Trường Đại học Công đoàn. Ảnh: ĐHCĐ |
Vai trò trong hoạt động ATVSLĐ của CĐCS
ATVSLĐ là một nội dung hoạt động quan trọng của các cấp công đoàn, liên quan trực tiếp đến cả 3 chức năng của công đoàn. Công đoàn bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của NLĐ, trong đó có quyền được làm việc trong điều kiện bảo đảm ATVSLĐ. Trong nền kinh tế thị trường với quan hệ 3 bên: Chính phủ - NLĐ - người sử dụng lao động (NSDLĐ), công đoàn đại diện cho quyền lợi của NLĐ, tham gia với Nhà nước, chính quyền các cấp về pháp luật, chế độ chính sách có liên quan đến lĩnh vực ATVSLĐ. Công đoàn đại diện NLĐ ký TƯLĐTT, trong đó có nội dung ATVSLĐ; bảo đảm điều kiện làm việc an toàn cho NLĐ.
Trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, mức độ tham gia quản lý của công đoàn có thể khác nhau, nhưng đều phải tham gia với NSDLĐ những vấn đề ATVSLĐ trong sản xuất nhằm không ngừng cải thiện điều kiện lao động, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ NLĐ, góp phần bảo đảm an toàn để sản xuất, bảo vệ lợi ích của NSDLĐ và NLĐ. Công đoàn cũng phải tham gia các đoàn kiểm tra ATVSLĐ, điều tra TNLĐ, tổ chức và thúc đẩy việc tự kiểm tra ATVSLĐ của quần chúng. Trong công tác tuyên truyền giáo dục, công đoàn thúc đẩy tuyên truyền giáo dục cho NLĐ hiểu được tầm quan trọng của công tác ATVSLĐ, quyền và nghĩa vụ của mình về ATVSLĐ, những qui trình qui phạm ATVSLĐ, phương pháp làm việc an toàn…, biết tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác trong sản xuất, kinh doanh. Công đoàn cũng nhắc nhở NSDLĐ nghĩa vụ và quyền về ATVSLĐ, phối hợp với NSDLĐ tổ chức huấn luyện về ATVSLĐ cho NLĐ.
Tuyên truyền giáo dục cho NLĐ hiểu được tầm quan trọng của công tác ATVSLĐ, quyền và nghĩa vụ của mình về ATVSLĐ, những qui trình, qui phạm ATVSLĐ, phương pháp làm việc an toàn… là nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Công đoàn. Nguồn: haiphong.gov.vn |
Tăng cường nội dung đào tạo, bồi dưỡng về ATVSLĐ cho cán bộ CĐCS
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, cần thiết tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, trách nhiệm của CBCĐ về tăng cường thực hiện có hiệu quả công tác ATVSLĐ, xây dựng văn hóa an toàn, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại nơi làm việc, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và tăng năng suất lao động. Thông qua thực hiện tốt công tác ATVSLĐ, góp phần khẳng định vai trò, củng cố và nâng cao vị thế công đoàn, phát triển đoàn viên, thu hút NLĐ gia nhập công đoàn, xây dựng GCCN và tổ chức Công đoàn vững mạnh. Do đó, nội dung đào tạo, bồi dưỡng về ATVSLĐ cho cán bộ CĐCS cũng cần được đổi mới, cập nhật cả về kiến thức và kỹ năng, cụ thể:
Thứ nhất: Bồi dưỡng CBCĐ về sử dụng rộng rãi các phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú như: tọa đàm, hội thảo, hội thi, các câu lạc bộ, góc ATVSLĐ ở cơ sở, các tài liệu, tờ rơi, tranh ảnh để tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện công tác ATVSLĐ cho cán bộ, CNLĐ và NSDLĐ. Xây dựng và thực hiện chương trình huấn luyện về ATVSLĐ hàng năm, cập nhập thông tin và tổ chức các hình thức tuyên truyền hướng dẫn NLĐ về công tác ATVSLĐ. Tổ chức phong trào quần chúng làm công tác ATVSLĐ, phong trào thi đua sáng kiến cải thiện điều kiện lao động, xây dựng văn hóa an toàn nơi làm việc. Chủ động phối hợp với NSDLĐ tổ chức các lớp tập huấn về công tác ATVSLĐ cho cán bộ và CNLĐ, tạo điều kiện hoạt động cho mạng lưới ATVSV; trực tiếp chỉ đạo hướng dẫn hoạt động mạng lưới ATVSV. Tuyên truyền, vận động và tham gia với NSDLĐ tổ chức thực hiện các qui định luật pháp, chính sách chế độ ATVSLĐ, các qui định về ATVSLĐ trong quá trình thay đổi cơ chế quản lý, thay đổi công nghệ, thiết bị, các qui định về bảo vệ môi trường.
Bồi dưỡng ATVSLĐ cho cán bộ công đoàn tại LĐLĐ tỉnh Nam Định. Ảnh: ĐHCĐ |
Thứ hai: Tăng cường bồi dưỡng về nội dung công tác kiểm tra giám sát thực hiện chế độ chính sách về ATVSLĐ. Hoạt động kiểm tra, giám sát ATVSLĐ của tổ chức Công đoàn là một trong những hoạt động nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ mà luật pháp đã quy định, đó là quyền được làm việc trong một môi trường tiện nghi, an toàn. Cũng thông qua công tác kiểm tra, công đoàn nắm tình hình ATVSLĐ để tham gia có hiệu quả cùng NSDLĐ đảm bảo điều kiện an toàn, vệ sinh ở cơ sở.
Để thưc hiện tốt nội dung này, trong thời kỳ hội nhập, cần thiết phải bồi dưỡng cho cán bộ CĐCS những nội dung sau: Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch, nội dung kiểm tra công tác ATVSLĐ hàng năm ở cơ sở, doanh nghiệp. Kết hợp giữa công tác kiểm tra, giám sát với việc hướng dẫn thực hiện công tác ATVSLĐ cho doanh nghiệp; phát hiện, kịp thời kiến nghị, khắc phục và xử lý những hiện tượng sai trái, vi phạm luật pháp, các chính sách chế độ ATVSLĐ; chủ động phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước, với công đoàn cấp trên thực hiện công tác kiểm tra ATVSLĐ; nghiên cứu xây dựng hệ thống phương pháp, nội dung các tiêu chí kiểm tra, hình thức kiểm tra chấm điểm thi đua để nâng cao hiệu quả kiểm tra ATVSLĐ của công đoàn.
Thứ ba: Bồi dưỡng về nội dung xây dựng và tổ chức thực hiện các phong trào quần chúng trong công tác ATVSLĐ. Hằng năm tổ chức phong trào "Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm ATVSLĐ", các hoạt động hưởng ứng Tháng Hành động về ATVSLĐ-PCCN; phát động và tổ chức phong trào thi đua, sáng kiến cải thiện điều kiện lao động đảm bảo ATVSLĐ. Nghiên cứu tổ chức cho NLĐ tham gia các chương trình của Nhà nước về ATVSLĐ, xây dựng văn hoá an toàn nơi làm việc, chương trình nâng cao sức khoẻ NLĐ và phòng chống TNLĐ, BNN; thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường, thực hiện công tác quản lý ATVSLĐ tại cơ sở. Tổ chức phổ biến kiến thức, pháp luật về ATVSLĐ ở cơ sở, phát triển và nâng cao năng lực hoạt động cho mạng lưới ATVSV để thực sự trở thành lực lượng nòng cốt trong hoạt động ATVSLĐ ở cơ sở. Bồi dưỡng về công tác tổng kết phong trào quần chúng làm ATVSLĐ, nhân rộng điển hình, tiên tiến trong hoạt động ATVSLĐ.
Công tác tuyên truyền về An toàn vệ sinh lao động được đẩy mạnh thông qua các Hội thi. Ảnh: Phương Bùi |
Cán bộ CĐCS cần được bồi dưỡng những kiến thức cơ bản sau: Kiến thức quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức Công đoàn trong tham gia điều tra TNLĐ; quy định của pháp luật về trách nhiệm của các bên ở cơ sở khi xảy ra TNLĐ ; phương pháp và quy trình điều tra, xử lý TNLĐ; phương pháp vận động, thuyết phục sáng tạo, mạnh dạn, hợp lý để bảo vệ cái đúng.
Thứ tư: Tăng cường bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng công đoàn tham gia điều tra NLĐ. Trách nhiệm và quyền của công đoàn tham gia điều tra, xử lý và giải quyết hậu quả TNLĐ nhằm thực hiện chức năng bảo vệ quyền lợi của đoàn viên. Qua điều tra TNLĐ, công đoàn có dữ liệu để tham gia với NSDLĐ trong việc xây dựng kế hoạch ATVSLĐ, trong đó có việc đề xuất các biện pháp loại trừ các nguy cơ gây ra TNLĐ, BNN, tránh tái diễn. Để làm tốt công tác tham gia điều tra, xử lý TNLĐ, khi có TNLĐ xảy ra, CĐCS phải phân công cán bộ công đoàn có am hiểu về pháp luật và kỹ thuật tham gia vào đoàn điều tra TNLĐ ở cơ sở.
Trong quá trình thông qua biên bản điều tra TNLĐ, công đoàn phải phát huy đầy đủ trách nhiệm là người đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ. Những kết luận của biên bản điều tra chưa thỏa đáng, công đoàn phải có ý kiến bảo lưu trong biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra. Những ý kiến không nhất trí với biên bản điều tra phải được báo cáo ngay về công đoàn cấp trên để nghiên cứu xem xét có biện pháp cùng giải quyết.
Bằng nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, Công ty CP Gạch ngói Đất Việt (Quảng Ninh) đã nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Nguồn: baoquangninh.com.vn |
Thứ năm: Tăng cường bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng vận động CNLĐ phát huy sáng kiến cải thiện điều kiện làm việc. Nhiều phương pháp hiện đang được áp dụng ở nước ta như phương pháp "5S", phương pháp "STOP", đặc biệt là phương pháp WIND, WISE, POSITIVE (WIND dùng cho nông dân; WISE dùng cho NSDLĐ ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ; POSITIVE áp dụng cho NLĐ công nghiệp, cải thiện an toàn có sự tham gia theo sáng kiến của công đoàn). Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, hiểu và vận dụng những phương pháp trên để cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao năng suất lao động và chất lượng công việc cũng là những nội dung cần thiết được bổ sung, cập nhật trong nội dung đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ CĐCS.
Đà Nẵng: Ghi nhận 1 ca mắc Covid-19 tại KCN An Đồn Chiều 20/6, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Đà Nẵng cho biết đã ghi nhận thêm 18 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 ... |
Cấm chợ tự phát, người lao động lo lắng không thể mua nhu yếu phẩm Trước diễn biến phức tạp, khó lường của dịch bệnh Covid-19, TP.HCM đã nâng cao mức độ giãn cách. Chợ tự phát đã được yêu ... |
Điệu nhảy cổ vũ ở tâm dịch Bắc Giang của những người vận hành “Siêu thị 0 đồng” Giữa nắng nóng lên đến 40 độ C, nhiều người cảm thấy như được tiếp thêm động lực nhờ bài nhảy đáng yêu của ... |
Tin cùng chuyên mục
Công đoàn - 19/09/2024 16:13
Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng
Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Nghiên cứu - 09/09/2024 13:38
Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới
Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X nêu rõ “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”.
Nghiên cứu - 21/06/2024 16:35
Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức
Nhân Tháng Công nhân 2024, TS. Phạm Thị Thu Lan, nhà nghiên cứu quen biết về phong trào công nhân, hoạt động công đoàn (công tác tại Viện Công nhân và Công đoàn) có bài viết về tình đoàn kết và niềm tin của NLĐ, điều sẽ tạo ra quyền lực mềm cho tổ chức Công đoàn. Tạp chí LĐ&CĐ xin giới thiệu với bạn đọc phân tích thú vị và rất đáng suy ngẫm này.
Nghiên cứu - 28/05/2024 15:33
Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng
Hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, việc làm ở nước ta đã được chú trọng xây dựng, hoàn thiện nhưng vấn đề tiếp cận, thụ hưởng chính sách của người lao động còn cần được cải thiện hơn nữa.
Nghiên cứu - 28/05/2024 14:54
Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ
Cơ sở để bảo đảm việc làm, thu nhập, chăm lo đời sống, đáp ứng nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ) xuất phát từ các tiền đề về tiền lương, phúc lợi về nhà ở, sức khỏe y tế, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, hỗ trợ chăm sóc con em.
Nghiên cứu - 28/05/2024 10:28
Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay
Với sự nỗ lực, tự học hỏi, rèn luyện, công nhân đã có trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp khá cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng
- Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
- Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh