Nỗi buồn của hai người mẹ trẻ có con bạo bệnh
Người lao động - 22/04/2020 08:33 Lâm Tới
Mẹ con chị Dương Thị Lan tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa. |
Những ngày này, chị Dương Thị Lan (xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) như đang ngồi trên đống lửa. Cháu Nguyễn Đăng Khoa - Con út của chị nhập viện đã hơn nửa tháng trời nhưng tình trạng sức khỏe vẫn hết sức phức tạp. Cháu Khoa bị bại não và động kinh, bệnh khởi phát từ lúc 3 tháng tuổi, hiện tại không nhận thức được. Từ lúc sinh ra, cháu Khoa đã thường xuyên phải nhập viện. Nhưng lần này, bệnh tình nặng hơn, mặc dù đã điều trị nhiều ngày nhưng vẫn chưa cắt được cơn co giật.
Chị Lan cho biết: “Có ngày con co giật hơn 20 lần. Nhìn con thương lắm, mà người làm mẹ như em chẳng làm được gì để giúp con, chỉ biết ôm con khóc. Giá như em có thể thay con gánh chịu những con đau ấy thì tốt biết bao …”.
Chị Lan chia sẻ, chị vốn là nhân viên gác chắn đường sắt. Làm việc hơn 10 năm, nhưng đành bỏ nghề. Cuộc sống xa quê, gánh nặng mưu sinh đè lên đôi vai chị. Dẫu có yêu nghề nhưng cũng vì hoàn cảnh mà đành phải bỏ ngang.
“Năm 2007, em xin vào làm nhân viên gác chắn cung chắn Sài Gòn thuộc Đội quản lý Đường sắt Sài Gòn, nay là Công ty CP Đường sắt Sài Gòn. Cảnh đồng lương nhân viên gác chắn ít ỏi; chồng lại làm nghề phụ hồ, công việc, thu nhập bấp bênh… nên có khi hai vợ chồng làm lụng cả năm mà chẳng để ra được đồng nào. Khó khăn chồng chất khó khăn khi giữa năm 2013, trên đường đi làm về, chồng em không may gây ra tai nạn, phải bán đất, chạy tiền đền bù cho người bị nạn, em một mình phải bươn chải nơi đất khách để nuôi con nhỏ. Đến khi vất vả quá, không gắng được nữa thì em xin nghỉ việc về quê. Tưởng rằng cuộc sống ở quê dễ thở hơn, nhưng từ khi cháu Khoa bị bệnh, kinh tế gia đình ngày càng sa sút. Em thì phải ở nhà trông cháu, vì cháu co giật liên tục. Chỉ có chồng em đi biển, làm thuê cho chủ tàu nhưng số tiền ít ỏi đó cũng không đủ thuốc thang cho cháu Khoa. Nói thật lòng, lắm lúc nhìn chồng say sóng, nhưng vẫn phải gắng gượng để đi biển, thương lắm anh ạ, nhưng không cố thì biết làm sao…” - Chị Lan tâm sự.
“Sau ngày chồng em không may gây ra tai nạn giao thông, phải đền bù cho họ. Có cái gì bán được là chúng em đem bán. Giờ vợ chồng con cái ở trong ngôi nhà tạm của bố mẹ chồng. Nhà em lợp bằng fibro xi măng, trời mùa đông thì không sao, nhưng vào mùa hè nóng nực, bệnh động kinh và viêm phổi của cháu lại nặng hơn. Cháu thường xuyên co giật, khó thở, tội lắm. Thương con mà bất lực” - Chị Lan nghẹn ngào tâm sự.
Cùng cảnh như chị Lan, chị Lê Thị Hiền (xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa) hiện tại cũng đang vô cùng bế tắc. Sức khỏe của cháu Nguyễn Tiến Minh - Con trai chị đang ngày càng yếu đi. Nếu không được chữa trị kịp thời thì tính mạng vô cùng nguy hiểm.
Theo lời chị Hiền thì cháu Minh xuất hiện những triệu chứng viêm mũi họng, phế quản, viêm phổi, kèm theo nhiễm trùng máu từ nhỏ. Vợ chồng chị đã đưa con đi khám, điều trị nhiều nơi nhưng bệnh của cháu vẫn không cải thiện hơn, thậm chí ngày một nặng. Đến năm 2016, trong một lần cháu lên cơn sốt kéo dài, rồi hạch nổi đầy người, phải thở ô xy, gia đình đưa cháu ra Bệnh viện Nhi Trung ương để khám, điều trị thì được các bác sĩ cho biết cháu mắc chứng suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Từ đó đều đặn mỗi tháng, gia đình phải đưa cháu đi khám, nhưng bệnh tình của cháu ngày một yếu đi. Cuối năm 2019, trong một đợt điều trị dài ngày tại bệnh viện, bác sĩ kết luận cháu bị suy giảm miễn dịch thể kết hợp (suy giảm bạch cầu và tiểu cầu), cần ghép tủy gấp mới có thể kéo dài được sự sống.
Nguyễn Tiến Minh cần phải ghép tủy để kéo dài sự sống. |
“Những năm qua, gia đình đưa cháu chạy chữa khắp nơi. Phải vay mượn hơn 300 triệu. Trong khi em giờ đây chăm cháu không làm được việc gì. Bố cháu làm phụ hồ, thu nhập chẳng được bao nhiêu. Giờ nghe nói muốn ghép tủy phải có hơn 1,5 tỷ. Gia đình em không biết nhìn vào đâu để lấy tiền chạy chữa tiếp cho con. Mỗi ngày nhìn cháu yếu dần đi mà vợ chồng em đau đớn, dằn vặt. Đau theo từng cơn đau mà con phải chịu đựng. Dằn vặt vì phận làm cha, làm mẹ mà giờ đây phải bất lực khi không lo được tiền để cứu con. Khổ tâm vô cùng anh ạ”. – chị Hiền tâm sự.
Dẫu rằng, ở ngoài kia, còn nhiều những mảnh đời cơ cực, bất hạnh như chị Lan, chị Hiền, nhưng khi chứng kiến hoàn cảnh của 2 người mẹ trẻ này, những người làm báo công đoàn như chúng tôi không khỏi xót xa. Chúng tôi mong rằng, khi bài báo này đăng tải, đến được với bạn đọc, sẽ có những mạnh thường quân, đồng nghiệp, đồng hương; các tổ chức, cá nhân quan tâm, chia sẻ để giúp đỡ những người lao động nghèo vượt qua được khó khăn, hoạn nạn, để những mảnh đời như cháu Khoa, cháu Minh không phải dừng lại trong “cuộc chiến” giành giật sự sống.
Mọi chia sẻ, giúp đỡ xin gửi về 2 địa chỉ:
Chị Dương Thị Lan (Thôn Hùng Thành, xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa).
STK 100004915839 ngân hàng vietinbank. SĐT liên lạc: 0986 418 452;
Chị Lê Thị Hiền (thôn Trinh Lộc, xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa).
SĐT: 0976 6476 908.
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 22/4 Tính đến 7h sáng ngày 22/4, Covid-19 đã xuất hiện ở 212 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 2,55 triệu người nhiễm virus ... |
Hải Dương: Chuyên gia GD đề xuất giải pháp bảo vệ học sinh khi trở lại trường học Ngày 21/4, UBND tỉnh Hải Dương ra văn bản chỉ đạo số 1292/UBND-VP về việc đồng ý đề xuất của Sở GD&ĐT cho phép học ... |
Lao động tự do cần làm gì để nhận hỗ trợ 1 triệu đồng/tháng? Nhiều đối tượng lao động tự do như người bán hàng rong, xe ôm, thu gom rác, phế liệu, bốc vác,... được nhận hỗ trợ ... |
Nhóm công nhân Hà Giang tại Bình Dương sau lời cầu cứu đã được hỗ trợ Sau khi thông tin nhóm lao động, người dân tộc thiểu số quê ở Hà Giang hiện đang gặp khó khăn do thất nghiệp tại ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 22/11/2024 08:01
Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
Hơn 90% bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hài lòng. Đây là kết quả cho những nỗ lực đổi mới, đồng lòng trong phong cách phục vụ của cán bộ nhân viên ngành Y.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
Đời sống - 09/11/2024 16:41
Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo
Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng