Nhiều bể nước tồn tại loại khí độc có thể giết chết người trong tích tắc
Đời sống - 25/10/2019 22:25
Một trường hợp ngộ độc khí Sunfua hydro được cấp cứu tại Trung tâm chống độc trước đó. |
Gây ngộ độc "thần tốc"
Theo BS Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), đây là loại khí trong tự nhiên nguy hiểm nhất hiện nay, gây tử vong nhiều nhất. Năm nào Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cũng tiếp nhận vụ việc liên quan đến ngộ độc khí, khi bà con chui xuống hầm cá, gầm tàu, khơi giếng, chui xuống bể chứa rác, bể chứa chất thải, thau rửa bể ngầm chứa nước lâu ngày…
"Đã từng xảy ra nhiều vụ trong hoàn cảnh như thế, hầu như vụ nào cũng có người thương vong không chỉ 1, mà thậm chí 2 người hoặc nhiều hơn. Các trường hợp này đều do ngộ độc khí hydro sunfua chứ không phải khí metal như mọi người vẫn thường nghĩ", BS Nguyên cho biết.
Loại khí Sunfua hydro này được sinh ra khi vi khuẩn phân huỷ chất hữu cơ và tích tụ ở những nơi kém thông khí. Tuỳ từng nồng độ khí mà gây nguy hiểm đến mức độ nào, nếu cảm thấy chỉ hơi thối thường khí độc ở nồng độ nhẹ. Còn khí này ở nồng độ cao, nạn nhân liệt ngay dây thần kinh khứu giác, không kịp gửi thấy mùi hôi thối bệnh nhân đã ngộ độc, suy sụp, bất tỉnh ngay, co giật, ngừng thở, trụy tim mạch và tử vong rất nhanh.
Loại khí này tồn tại trong những nơi kín như hầm hốc, bể nước ngầm, giếng để hoang, hố rác, cống rãnh, những chỗ hầm tàu, hầm cá trên tàu...vốn là những nơi lưu thông khí kém, khí độc tích tụ.
"Khí độc này hấp thu rất nhanh vào cơ thể qua đường hô hấp, thần kinh khứu giác, rất nhanh. Rồi nhanh chóng ngăn cản ức hô hấp, ức chế hoạt động của tế bào. Vì tính chất tấn công nhanh của khí, ngộ độc khí này còn được gọi là hội chứng búa tạ ở lò mổ", BS Nguyên cho biết.
Đáng nói, khi xảy ra sự cố, thấy người bên trong ngất xỉu, người bên ngoài nhảy ngay vào ứng cứu và sẽ bị ngộ độc tiếp.
Phòng tránh như thế nào?
BS Nguyên khuyến cáo, để phòng tránh xảy ra các trường hợp đáng tiếc khi muốn thau bể nước, dọn giếng hoang...cần phòng ngừa nguy cơ nhiễm độc khí này.
Trước khi tiến hành thau bể cần mở tung cửa, thổi quạt, phun dưỡng khí (oxy) vào hầm, bể, để lưu thông không khí. Tiếp đến, khi có người xuống cống, bể nước, hầm... làm việc phải có người ở trên quan sát người ở dưới, có thiết bị cảnh báo kết nối ví như dây thừng buộc vào người, để kịp thời xử trí kịp thời.
"Trong tình huống xấu, việc sơ cấp cứu ngay là rất khó vì nếu không bình tĩnh, chạy vào cứu người cũng gây ngộ độc", BS Nguyên cho biết.
Trong trường hợp không may bị ngộ độc khí, nạn nhân đưa được ra ngoài may mắn sống sót là rất khó, thường đã ở trạng thái ngừng thở. Lúc này, tuyệt đối không đưa nạn nhân đi cấp cứu vì sẽ không đủ thời gian, hãy nhanh chóng cấp cứu ngừng tim, bằng cách ép tim, khai thông đường hở, cùng lúc gọi cấp cứu, bởi chỉ cần vài phút thiếu oxy là nạn nhân hỏng não, mất cơ hội sống", BS Nguyên khuyến cáo.
BS Nguyên thông tin thêm, ngoài biểu hiện ngộ độc cực nhanh, những nạn nhân ngộ độc khí này khi đưa ra ngoài đều có dấu hiệu rất đặc trưng, đó là những vật kim loại đeo trên người như bạc đồng sắt, đồ trang sức, thắt lưng sẽ xỉn màu.
Phóng nhanh trên phố, ô tô tông trúng nữ sinh, nhưng tài xế còn chửi nạn nhân Dù phóng nhanh, tông trúng vào nữ sinh đi xe đạp điện đang sang đường nhưng người tài xế thậm chí còn chửi nạn nhân. ... |
Thời tiết ngày 25/10: Bắc Bộ trời lạnh, Nam Bộ ngày nắng Bắc Bộ trời lạnh vào đêm và sáng, trong khi khu vực Nam Bộ dự báo trời nắng trong ngày 25/10. |
Xử lý cặn dầu thải sông Đà, chi phí có thể lên tới 50 triệu đồng/m3 Theo một đơn vị xử lý môi trường, chi phí để xử lý căn dầu thải sông Đà có thể lên đến 50 triệu đồng/m3. |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 09/11/2024 16:41
Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo
Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…
Người lao động - 06/11/2024 19:48
Lao động nhập cư và làn sóng “bỏ phố về quê”
Nhiều năm gần đây, người lao động nhập cư ở nhiều thành phố, đô thị lớn dần có xu hướng quay trở về quê hương làm việc. Có nhiều yếu tố tác động đến quyết định này, trong số đó là quan điểm “muốn về gần nhà” và sự thay đổi trong chính sách thu hút nhân lực của các địa phương.
Người lao động - 06/11/2024 13:43
Hàng trăm công nhân tham gia Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2
Công ty TNHH Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc vừa tổ chức Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2, thu hút sự tham gia của vận động viên tại 17 doanh nghiệp.
Đời sống - 04/11/2024 18:36
Sống xa cha mẹ, con công nhân dễ sống khép kín, thiếu tự tin
Có đến 30,2% trẻ em từ độ tuổi 0 đến dưới 16 là con của công nhân đang phải sống xa cha mẹ. Điều này khiến trẻ đối mặt với nguy cơ thiếu thốn tình cảm và giảm khả năng phát triển toàn diện.
Đời sống - 03/11/2024 12:02
Vay lãi suất thấp, công nhân bị loại vì… thu nhập cao!
“Tôi nghĩ thu nhập càng cao thì càng dễ vay vốn, vì có đủ khả năng trả nợ, đằng này hồ sơ của tôi lại bị loại”, một nam công nhân chia sẻ khi nói về những quy định mới thuộc Thông tư 33 của Ngân hàng Nhà nước.
Người lao động - 01/11/2024 20:11
Dồn tiền bán đất ở quê hơn 1 năm vẫn chưa mua được chung cư Hà Nội
Nhiều năm tích góp, thậm chí bán đất ở quê để nuôi hy vọng mua nhà ở Hà Nội, nhưng người lao động vẫn chật vật vì số tiền gom được không “kịp” theo tốc độ tăng của giá nhà.
- Thu hút thợ hồ, hớt tóc vào tổ chức Công đoàn
- Công đoàn Vietcombank hướng đến “Trọng đức, gần gũi, biết cảm thông và sẻ chia”
- Bố già Vito Corleone và bài học kỷ luật cho giới trẻ trước tình trạng đua xe
- AI Talk - “Góc nhìn từ quá khứ”
- Thầy Nguyễn Văn Thỏn: Ước muốn công đoàn trường là địa chỉ của hạnh phúc