Người mẹ bật khóc tại chốt khi không thể vào Đà Nẵng chăm con khuyết tật sắp sinh
Người lao động - 22/09/2021 20:14 Xuân Hậu
Công đoàn Đà Nẵng hỗ trợ kịp thời cho đoàn viên, người lao động là F0, F1 Mang niềm vui Tết Trung thu đến những trẻ em không may mắn Doanh nghiệp Đà Nẵng sẵn sàng cho việc đón thêm người lao động |
Tại chốt Hòa Phước, nhiều người dân buộc phải quay đầu vì không có giấy xác nhận của UBND TP. Đà Nẵng. |
Chiều 22/9, bà Nguyễn Thị Ba (ở Quế Hiệp, huyện Quế Sơn, Quảng Nam) mong muốn được vào TP. Đà Nẵng để chăm con đang mang thai bị khuyết tật. Tuy nhiên, khi đến chốt kiểm dịch Hòa Phước trên quốc lộ 1A, lực lượng làm nhiệm vụ tại đây đã không đồng ý cho bà vào thành phố với lý do không có xác nhận của UBND TP. Đà Nẵng.
Bà Ba cho biết con gái bà từ nhỏ đã trải qua nhiều cuộc phẫu thuật và bị khuyết tật hai chân nên di chuyển rất khó khăn. Thời gian qua, con gái bà làm việc và thuê trọ tại quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng. Phần dịch bệnh bùng phát, phần con gái mang thai, đi lại khó khăn nhưng bà Ba cũng không thể ra hỗ trợ con.
Hiện nay, con gái bà đã chuyển dạ và đang ở Bệnh viện Phụ sản - Nhi để sinh nên bà Ba đã đề nghị huyện Quế Sơn cấp giấy ra Đà Nẵng và huyện cũng đồng ý. Tuy nhiên ra đến chốt Đà Nẵng thì không được đồng ý. Khi nghe lý do từ chối vì không có xác nhận của UBND TP. Đà Nẵng, bà Ba đã bật khóc.
Bà Ba bật khóc khi không được cho phép vào thành phố Đà Nẵng để chăm con gái khuyết tật sắp sinh. |
“Tôi là người dân Quảng Nam, tôi làm sao biết cách lấy xác nhận của UBND TP. Đà Nẵng ngay lúc này được. Đợi cấp giấy thì biết đến bao giờ, hiện con tôi đang chuyển dạ một mình ngoài đó”, bà Ba nức nở.
Cũng theo bà, thời gian trước dù rất muốn ra chăm con nhưng vì Đà Nẵng phong tỏa cứng nên rất khó. Những ngày qua, khi nghe thông tin Đà Nẵng đã nới lỏng một vài hoạt động và có hướng dẫn ra, vào thành phố nên bà Ba mới hy vọng sẽ có thể được ra chăm con tại bệnh viện. Hơn nữa, gia đình bà Ba bàn tính rằng sau thời gian ở tại bệnh viện sẽ đưa con và cháu về quê nhà để chăm sóc. UBND huyện Quế Sơn cũng đã đồng ý tiếp nhận trở lại và thực hiện cách ly theo yêu cầu.
Bà Ba không biết phải làm thế nào để được vào Đà Nẵng. |
“Tôi cũng từng làm mẹ nhưng thật sự rất bất lực khi nhìn con gái mình phải một mình chống chọi với bệnh tật vừa sinh nở nhưng cũng chỉ một mình. Con gái tôi bị bệnh ở hai chân nên đi lại không được thuận tiện như người ta nay mang thai nên càng khó khăn hơn. Đà Nẵng mỗi ngày là có mỗi chỉ thị mới. Chúng tôi dân quê ở Quảng Nam làm sao cập nhật hết được. Giờ tôi rất lo cho con không biết làm sao để được vào Đà Nẵng chăm sóc nó. Tôi rất mong thành phố có phương án cho tôi và những người khác được vào thành phố chăm con hoặc đi làm, bớt đi thủ tục phiền hà”, bà Ba thở dài.
Clip bà Nguyễn Thị Ba bật khóc khi không thể vào Đà Nẵng chăm con gái:
Việc yêu cầu công dân phải làm đơn gửi lên UBND TP khiến họ vô cùng bối rối và không biết làm sao để gửi đơn. Nếu gửi rồi cũng không biết khi nào có kết quả vì qua quá nhiều thủ tục, nhiều nấc xét duyệt.
Được biết, trong ngày có rất nhiều đơn của người dân gửi về UBND TP. Đà Nẵng để chờ xin duyệt được đi ra khỏi thành phố. Có nhiều trường hợp làm đơn rồi chờ để đưa con đi chữa bệnh, chờ để được duyệt về gặp người thân lần cuối,...
Văn bản của huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam cho phép bà Ba đi ra khỏi địa bàn để chăm sóc con khuyết tật sắp sinh. |
Bà Ba đã có giấy xét nghiệm âm tính. |
Trả lời về trường hợp của bà Nguyễn Thị Ba, Phó Giám đốc Sở Y tế TP. Đà Nẵng Trần Thanh Thủy cho biết rằng người nhà phải liên hệ với Bệnh viện Phụ sản – Nhi để có thông tin rằng nơi này đồng ý cho người nhà của sản phụ khuyết tật đó đến chăm, nếu không thì bệnh viện phải thu xếp điều dưỡng để chăm sóc sản phụ.
“Trong trường hợp sản phụ cần phải có người chăm, bệnh viện phải có hướng dẫn thủ tục cho người nhà sản phụ làm giấy tờ để được phép qua chốt”, Phó Giám đốc Sở Y tế TP. Đà Nẵng cho biết.
“Công nhân trả lời phỏng vấn theo bản năng, chưa trả lời theo kỹ năng nên dễ mất điểm” Theo anh Nguyễn Qui Hoàng - cán bộ nhân sự kiêm Chủ tịch công đoàn Công ty cổ phần Dệt Trần Hiệp Thành (tỉnh Tây ... |
Công ty CP Ô tô 1-5 lại không thực hiện cam kết trả lương người lao động Công ty CP Ô tô 1-5 cam kết với các cơ quan chức năng đến ngày 15/9/2021 sẽ hoàn thành việc trả nợ lương người ... |
Phát hiện virus tương tự SARS-CoV-2 trong dơi tại Lào Các nhà khoa học đã phát hiện những con dơi trong hang động đá vôi ở phía Bắc nước Lào mang loại virus Corona có ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
Đời sống - 09/11/2024 16:41
Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo
Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…
Người lao động - 06/11/2024 19:48
Lao động nhập cư và làn sóng “bỏ phố về quê”
Nhiều năm gần đây, người lao động nhập cư ở nhiều thành phố, đô thị lớn dần có xu hướng quay trở về quê hương làm việc. Có nhiều yếu tố tác động đến quyết định này, trong số đó là quan điểm “muốn về gần nhà” và sự thay đổi trong chính sách thu hút nhân lực của các địa phương.