Người lao động được từ chối làm việc trong trường hợp nào?
Sổ tay pháp luật - 01/09/2024 07:00 VĂN QUÂN
Theo TS. Đoàn Xuân Trường - Phó Trưởng phòng Thanh tra, Trường Đại học Luật Hà Nội, người lao động (NLĐ) có quyền từ chối công việc khi nhận thấy môi trường làm việc có nhiều rủi ro, nguy hiểm.
Cụ thể, theo quy định tại điểm d, Khoản 1, Điều 5 Bộ luật Lao động 2019, NLĐ có quyền được từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc.
Tư vấn của TS. Đoàn Xuân Trường - Phó Trưởng phòng Thanh tra, Trường Đại học Luật Hà Nội. Ảnh: V.Q |
Điều này cũng được quy định rất rõ theo điểm đ, Điều 6, Luật An toàn, vệ sinh lao động: NLĐ được quyền từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý; chỉ tiếp tục làm việc khi người quản lý trực tiếp và người phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động đã khắc phục các nguy cơ để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
Nếu doanh nghiệp buộc người lao động tiếp tục làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa trực tiếp đến tính mạng có thể sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 10 Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP. Cụ thể, phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
Buộc NLĐ phải làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng sức khỏe, tính mạng của họ không đúng quy định của pháp luật.
Buộc NLĐ không được rời khỏi nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng sức khỏe, tính mạng của họ không đúng quy định của pháp luật.
Buộc NLĐ tiếp tục làm việc khi các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng sức khỏe, tính mạng của họ chưa được khắc phục không đúng quy định của pháp luật.
Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt quy định nêu trên chỉ là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ bằng 2 lần mức phạt đối với cá nhân.
Như vậy, trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu công ty buộc NLĐ tiếp tục làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa trực tiếp đến tính mạng thì sẽ bị phạt tiền từ 60 - 80 triệu đồng.
Video: Tư vấn của TS. Đoàn Xuân Trường - Phó Trưởng phòng Thanh tra, Trường Đại học Luật Hà Nội.
Căn cứ xác định người lao động không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động? Mức độ không hoàn thành công việc được ghi trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động ... |
Trường hợp nào người lao động nghỉ việc phải báo trước ít nhất 120 ngày? Theo đó, đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính ... |
Người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp nào? Người lao động có thể đơn phường chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) theo nhu cầu mà không cần phải có lý do cụ ... |
Tin cùng chuyên mục
Sổ tay pháp luật - 01/12/2024 08:43
Xử lý bồi thường thiệt hại tài sản do người lao động làm mất như thế nào?
Trường hợp người lao động vẫn không chịu bồi thường, người sử dụng lao động có thể áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật đối với người lao động.
Sổ tay pháp luật - 30/11/2024 18:28
Cách tính trợ cấp thôi việc năm 2024 được quy định như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật lao động 2019 quy định về trợ cấp thôi việc thì khi hợp đồng lao động chấm dứt, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
Pháp luật lao động - 29/11/2024 10:15
Công ty có phải trả tiền lãi đối với số tiền chậm trả lương cho người lao động?
Chị Nguyễn Thị A là Giám đốc công ty B, chuyên gia công hàng thủ công xuất khẩu. Theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, Công ty B sẽ trả lương cho người lao động theo kỳ hạn một tháng một lần vào ngày 30 hàng tháng. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh, không xuất khẩu được hàng nên công ty gặp khó khăn về tài chính, không trả lương đúng hạn cho NLĐ. Chị A muốn hỏi công ty có phải trả tiền lãi đối với số tiền chậm trả lương cho người lao động không? NLĐ có được phép khởi kiện khi công ty không trả lương cho mình không?
Pháp luật lao động - 27/11/2024 05:50
Doanh nghiệp muốn người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng có vi phạm pháp luật không?
Công ty A ký kết hợp đồng lao động với 100 lao động nữ với nội dung công việc lắp ráp dây kéo túi xách da, nhưng do nhu cầu mở rộng sản xuất, kinh doanh nên công ty có kế hoạch chuyển lao động sang làm việc khác. Công ty A muốn hỏi việc chuyển lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng đã ký kết có vi phạm pháp luật không?
Pháp luật lao động - 18/11/2024 06:07
7 trường hợp phải tổ chức đối thoại theo Bộ luật Lao động năm 2019
Bộ luật Lao động năm 2019 quy định 7 trường hợp khi có vụ việc phải tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động, người lao động và cán bộ công đoàn cần biết những quy định này để thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động.
Sổ tay pháp luật - 16/11/2024 08:39
Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động
Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/02/2021 đã có những quy định cụ thể về đối thoại tại nơi làm việc. Quy định này nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.
- Tình thương của công đoàn là động lực để công nhân ngành điện bám nghề
- Ban Quản lý các KCN Vĩnh Phúc: Thúc đẩy phát triển bền vững và hiệu quả các khu công nghiệp
- Công đoàn SEV - niềm tin của người lao động
- Điểm danh những mẫu xe ngừng bán tại Việt Nam năm 2024
- Camera phân tích giao thông thông minh được trao giải sáng kiến an toàn