Căn cứ xác định người lao động không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động?
Pháp luật lao động - 13/08/2024 22:27 Văn Quân
Công ty ký hợp đồng lao động dưới hình thức thông điệp dữ liệu có rủi ro không? |
Ảnh minh hoạ. |
Người lao động là độc giả của Tạp chí Lao động và Công đoàn gửi câu hỏi: Theo tôi được biết, điểm a khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì cho rằng người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. Vậy theo luật, căn cứ như thế nào để xác định người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động?
Về nội dung này, Luật sư Nguyễn Văn Hoàng, Công ty Luật HTH Global tư vấn chi tiết như sau:
Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP hướng dẫn BLLĐ 2003 từng quy định “1. Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động là không hoàn thành định mức lao động hoặc nhiệm vụ được giao do yếu tố chủ quan và bị lập biên bản hoặc nhắc nhở bằng văn bản ít nhất hai lần trong một tháng, mà sau đó vẫn không khắc phục.
Mức độ không hoàn thành công việc được ghi trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động của đơn vị.”
Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động 2012 quy định: “1. Người sử dụng lao động phải quy định cụ thể tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của doanh nghiệp, làm cơ sở đánh giá người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ do người sử dụng lao động ban hành sau khi có ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.”
Tuy nhiên, đến nay Bộ Luật Lao động năm 2003 và 2012 đã hết hiệu lực và 02 Nghị định vừa nêu cũng đã không còn hiệu lực thi hành. Thay vào đó, Bộ Luật Lao động năm 2019 đã có quy định chi tiết luôn trong điều luật. Cụ thể, Khoản 1 Điều 36 Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định về các trường hợp người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ, trong đó điểm a quy định như sau:
“a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;”
Như vậy, tiêu chí để xác định người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc được căn cứ theo quy định trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế này trước khi được người sử dụng lao động ban hành thì phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Người sử dụng lao động chỉ áp dụng được quy định này nếu công ty có quy chế trong đó xác định tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc. Quy chế này phải được ban hành hợp lệ, có hiệu lực thực hiện. Ngoài ra, thường xuyên không hoàn thành tức là người lao động phải có tối thiểu 02 lần vi phạm trong một khoản thời gian nhất định mới đủ cơ sở để áp dụng.
Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ gì? |
Tin cùng chuyên mục
Pháp luật lao động - 10/09/2024 08:29
Ô tô hư hỏng do thiên tai được bảo hiểm đền bù như thế nào?
Trường hợp ô tô bị hư hỏng do thiên tai bão lũ, bảo hiểm tự nguyện sẽ đền bù với tỷ lệ như thế nào? Chủ xe cần lưu ý những gì sau khi xe gặp sự cố?
Pháp luật lao động - 06/09/2024 21:00
Lệ phí trước bạ là gì?
Lệ phí trước bạ là gì và tại sao chúng ta phải nộp loại phí này đối với một số mặt hàng nhất định? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp.
Sổ tay pháp luật - 06/09/2024 18:05
Siêu bão Yagi: Người lao động có được nghỉ làm không? Chế độ lương ra sao?
Tuỳ theo chính sách của từng doanh nghiệp và chỉ thị của từng địa phương mà người lao động có thể phải nghỉ việc trong thời gian siêu bão Yagi (bão số 3) đổ bộ nhằm đảm bảo an toàn về người và tài sản. Vậy trong trường hợp này, người lao động được trả lương ra sao?
Phóng sự điều tra - 06/09/2024 15:09
Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”
Trước thực trạng khách hàng mất tiền oan và nguy cơ hiện hữu hóa thành “con nợ” của ngân hàng từ những chiếc thẻ ngân hàng không sử dụng, thậm chí thiếu thông tin tư vấn minh bạch, nữ công nhân ở Hải Dương gánh khoản nợ hơn 7,5 triệu đồng từ chiếc thẻ tín dụng được tặng mà chị không sử dụng trong 9 năm, luật sư Lương Minh Tuấn, Công ty Luật TNHH Năng & Partner, đã có những chia sẻ với Tạp chí Lao động và Công đoàn. Cùng với đó đồng chí Hà Sỹ Đồng, Đại biểu Quốc hội (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị) cũng nêu lên một số ý kiến chung quanh vấn đề này.
Sổ tay pháp luật - 04/09/2024 17:16
Tết Dương lịch năm 2025, người lao động được nghỉ mấy ngày?
Năm 2025, Tết Dương lịch rơi vào ngày thứ Tư nên cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 1 ngày 1/1/2025 và được hưởng nguyên lương.
Pháp luật lao động - 02/09/2024 13:08
Người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không phải báo trước khi nào?
Các trường hợp người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải báo trước cho người sử dụng lao động được quy định tại Khoản 2 điều 35 Bộ luật Lao động.
- Cô giáo mầm non kiên trì “bám nghề” nhờ công đoàn động viên, hỗ trợ
- Công đoàn kêu gọi ủng hộ một ngày lương cho đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Tình dân tộc, nghĩa đồng bào mạnh hơn trong bão lũ…
- Thái Nguyên: Công nhân vùng lụt ăn ở miễn phí tại công ty
- Tuyển 1000 lao động làm nông nghiệp tại Australia