Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Cần đảm bảo tối đa quyền lợi cho người lao động

Chính sách mới - TRẦN LƯU (Thực hiện)

Ngày 27/11, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) với nhiều thông tin quan trọng về việc hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động được quy định tại dự thảo luật. Xoay quanh vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Thị Như Ý, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đồng Nai.
Dự thảo Luật Công đoàn: “Tháo điểm nghẽn" để chăm lo tốt hơn cho người lao động

Phóng viên: Đồng chí có những đánh giá như thế nào về Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) lần này?

Đồng chí Nguyễn Thị Như Ý: Dự thảo Luật việc làm (sửa đổi) được kết cấu gồm 9 chương và 94 Điều (giảm 36 Điều so với Dự thảo 5 Luật việc làm); và so với Luật Việc làm năm 2013 (Luật hiện hành), Dự thảo Luật sửa đổi tăng 2 chương và 32 Điều.

Với những nội dung được tiếp thu, rà soát, sửa đổi và kết cấu lại các Chương – Điều của Dự thảo Luật đã thể hiện đầy đủ mục đích ban hành văn bản, quan điểm xây dựng Dự án Luật việc làm (sửa đổi).

Dự thảo Luật cũng đã bám sát 4 nhóm chính sách trong đề nghị xây dựng dự án Luật để quy định vào trong các Chương và Điều luật nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng, hoàn thiện quy định đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của pháp luật.

Bên cạnh rất nhiều nội dung đã được quan tâm, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với tình hình hiện nay thì vẫn còn những vấn đề cần được quan tâm, điều chỉnh, bổ sung và xuất phát từ những vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành luật.

Phóng viên: Những vấn đề cần được quan tâm, điều chỉnh, bổ sung là những vấn đề gì, thưa đồng chí?

Đồng chí Nguyễn Thị Như Ý: Thứ nhất, nội dung khó khăn, vướng mắc khi triển khai Luật Việc làm năm 2013 (nhưng trong dự thảo Luật sửa đổi lần này cũng chưa được xem xét điều chỉnh, bổ sung). Tại điểm D, khoản 1 Điều 56 Dự thảo Luật Việc làm quy định thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa không quá 12 tháng (giữ nguyên như Khoản 2 Điều 50 Luật hiện hành).

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Cần đảm bảo tối đa quyền lợi cho người lao động

Đồng chí Nguyễn Thị Như Ý, Đại biểu Quốc hội,Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đồng Nai. Ảnh: P.V

Quy định như vậy, người lao động có thời gian đóng BHTN trên 144 tháng và đáp ứng đủ các điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp thì được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa là 12 tháng (tương ứng với 144 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp) và không được bảo lưu đối với thời gian thời gian đóng BHTN còn lại.

Việc này không đảm bảo quyền lợi của người tham gia chế độ BHTN và đảm bảo công bằng theo nguyên tắc có đóng có hưởng. Đề nghị những trường hợp đóng BHTN trên 144 tháng cần được bảo lưu để đảm bảo quyền lợi của người lao động trong các lần hưởng TCTN tiếp theo (nếu có).

Bên cạnh đó cần xem xét sửa đổi quy định về chế độ “đóng” và “hưởng” BHTN nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động và nguyên tắc bình đẳng “có đóng, có hưởng”. Luật BHXH vừa được thông qua tại kỳ họp thứ 7 có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 quy định điều kiện hưởng lương hưu là 15 năm, nên trong trường hợp này NLĐ tham gia 144 tháng xong nghỉ hưởng BHTN, hưởng BHXH 01 lần sau đó quay lại thị trường lao dộng vẫn đảm bảo đủ đk hưởng hưu sau này, đièu này rất dể tạo ra cơn sóng nghỉ việc của NLĐ.

Nội dung thứ 2 mà tôi muốn đề cập đến là tại Khoản 2 Điều 64. Điều kiện hưởng quy định đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc chấm dứt làm việc đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 60 Luật này theo quy định của pháp luật. Trường hợp đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến 12 tháng.

Để thống nhất theo tất cả các đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, đề nghị sửa đổi như sau: “Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc chấm dứt làm việc đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 60 Luật này theo quy định của pháp luật.

Đề xuất này nhằm để thống nhất theo tất cả các đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại điểm a Khoản 1 Điều 56 của dự thảo “Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên” và đảm bảo theo quy định của Luật lao động về hợp đồng lao động (theo Luật Lao động HĐLĐ chỉ còn hai trường hợp: Có xác định thời hạn từ 01 tháng đến dưới 36 tháng và không xác định thời hạn). dự thảo Luật việc làm lại phân ra thêm có thời hạn từ đủ 01 tháng đến 12 tháng.

Bên cạnh đó, theo quy định thành phần hồ sơ hưởng TCTN là giấy tờ xác nhận chấm dứt HĐLĐ (không nhất thiết phải có HĐLĐ kèm theo).

Nội dung thứ ba là đề nghị cơ quan soạn thảo Luật Việc làm cần rà soát đối chiếu với Luật Lao động, Luật BHXH nhằm đảm bảm kịp thời phát hiện NLĐ có việc làm nhưng không khai báo theo quy định, bên cạnh đó cần có cơ chế Quản lý lao động trong lĩnh vực Phi chính thức để đảm bảo chi trả chế độ BHTN đúng với khái niệm có việc làm theo Điều 3 của Luật.

Người lao động có việc làm là người lao động có hoạt động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm. Vì trên thực tế hiện nay việc Quản lý nhóm lao động làm việc trong lĩnh vực Phi chính thức (tự tạo nguồn thu nhập hợp pháp, không tham gia BHXH, BHTN) chưa được đảm bảo, dẫn đến NLĐ dù đã có việc làm nhưng không tham gia BHXH, BHTN thì Trung tâm sẽ không phát hiện được dẫn đến NLĐ vẫn được hưởng TCTN theo quy định.

Bên cạnh đó Đề nghị bổ sung thêm quy định về “Quyền và trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức trong thực hiện chính sách BHTN” vào Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đối với các trường hợp thu hồi TCTN để làm căn cứ trong tổ chức thực hiện. Lý do: Chính sách BHTN do 2 cơ quan triển khai thực hiện nên cần quy định rõ quyền và trách nhiệm của từng cơ quan trong thực hiện chính sách để làm căn cứ trong tổ chức thực hiện.

Xin cảm ơn đồng chí!

Đề xuất nâng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75% Đề xuất nâng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75%

Ý kiến được đại biểu đưa ra tại hội nghị lấy ý kiến góp ý Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi), Luật việc làm ...

Dự thảo Luật Nhà giáo: Tăng đãi ngộ để nhà giáo yên tâm công tác Dự thảo Luật Nhà giáo: Tăng đãi ngộ để nhà giáo yên tâm công tác

Chính phủ vừa có tờ trình gửi Quốc hội xem xét cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khoá XV về dự ...

03 đề xuất chính sách mới của Dự thảo Luật Công đoàn sửa đổi 03 đề xuất chính sách mới của Dự thảo Luật Công đoàn sửa đổi

Từ thực tiễn tổng kết thi hành Luật Công đoàn, về việc trình dự thảo luật, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất ...

Chia sẻ
In bài viết
Đổi mới tư duy xây dựng chính sách, pháp luật hiện nay Video

Đổi mới tư duy xây dựng chính sách, pháp luật hiện nay

Ngày 27/11/2024, tại Hà Nội, Chi hội Luật gia Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến chuyên đề “Đổi mới tư duy xây dựng chính sách, pháp luật hiện nay” gắn với nhiệm vụ tham mưu công tác xây dựng chính sách, pháp luật của tổ chức Công đoàn.

Hành xử với tiến sĩ đạo văn Cà phê tối

Hành xử với tiến sĩ đạo văn

Đại học Huế vừa kết luận luận án tiến sĩ của Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, bà L.T.A.H có 12 trang đạo văn. Đáng nói, sau đó, Đại học Huế đề nghị Tiến sĩ trên rút lại bản luận án để… chỉnh sửa.

Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động

Đồng chí Đỗ Thị Phương, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh chia sẻ trong Talk Công đoàn về thỏa ước lao động tập thể nhóm ngành dịch vụ, du lịch khách sạn.

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Công đoàn

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Khoản 2, Điều 10 Luật BHXH 2024 quy định người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần

Chương trình Muôn nẻo yêu thương số 9 là câu chuyện về chị Nguyễn Thị Thúy – đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Quốc tế Cerie (Việt Nam), KCN Bình Xuyên 1, tỉnh Vĩnh Phúc được Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ chương trình Mái ấm Công đoàn để chị Thúy có nền tảng tài chính đầu tiên xây nên tổ ấm của riêng mình.

Đổi mới tư duy xây dựng chính sách, pháp luật hiện nay Video

Đổi mới tư duy xây dựng chính sách, pháp luật hiện nay

Ngày 27/11/2024, tại Hà Nội, Chi hội Luật gia Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến chuyên đề “Đổi mới tư duy xây dựng chính sách, pháp luật hiện nay” gắn với nhiệm vụ tham mưu công tác xây dựng chính sách, pháp luật của tổ chức Công đoàn.

Đọc thêm

Để Luật Công đoàn (sửa đổi) đi vào cuộc sống, tổ chức Công đoàn phải không ngừng đổi mới

Chính sách mới -

Để Luật Công đoàn (sửa đổi) đi vào cuộc sống, tổ chức Công đoàn phải không ngừng đổi mới

Đó là chia sẻ của đồng chí Nguyễn Hoàng Bảo Trân, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương khi Luật Công đoàn (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua.

Luật Công đoàn (sửa đổi) - bước chuyển mình quan trọng trong giai đoạn mới

Chính sách mới -

Luật Công đoàn (sửa đổi) - bước chuyển mình quan trọng trong giai đoạn mới

Ngày 27/11/2024, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Công đoàn sửa đổi với 6 chương và 37 điều, bổ sung thêm nhiều điểm mới quan trọng so với Luật hiện hành. Đây không chỉ là dấu mốc lịch sử trong công tác xây dựng pháp luật mà còn mở ra những cơ hội và trách nhiệm mới cho tổ chức Công đoàn trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Quốc hội thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi): tháo gỡ điểm nghẽn, giúp tổ chức Công đoàn thực hiện tốt vai trò

Công đoàn -

Quốc hội thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi): tháo gỡ điểm nghẽn, giúp tổ chức Công đoàn thực hiện tốt vai trò

Sáng nay (27/11), với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi). Luật Công đoàn (sửa đổi) được thông qua gồm 6 chương với 37 điều, tăng 4 điều so với Luật hiện hành.

Bài 5: Một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng

Chính sách mới -

Bài 5: Một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng

Để góp phần xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi), các cấp công đoàn đã tổ chức hàng loạt hội nghị, hội thảo; tổ chức cho đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri lấy ý kiến của cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động, qua đó không chỉ thu được rất nhiều ý kiến xác đáng để kiến nghị đưa vào dự thảo luật, mà còn tạo môi trường, điều kiện giúp cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động trưởng thành hơn về chính trị cũng như kỹ năng tham gia xây dựng pháp luật.

Bài 4: Làm đại biểu Quốc hội  để bảo vệ  người lao động

Chính sách mới -

Bài 4: Làm đại biểu Quốc hội để bảo vệ người lao động

Trong vai trò đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương, đồng chí Nguyễn Hoàng Bảo Trân không chỉ gần gũi, sâu sát, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người lao động; mà còn đưa những tiếng nói của người lao động để góp phần xây dựng, hoàn thiện luật pháp, cơ chế chính sách ở Trung ương và địa phương.

Bài 3: Đổi mới công tác xây dựng pháp luật, mang tâm huyết của đoàn viên,  người lao động vào dự án luật

Chính sách mới -

Bài 3: Đổi mới công tác xây dựng pháp luật, mang tâm huyết của đoàn viên, người lao động vào dự án luật

Các đại biểu Quốc hội là cán bộ công đoàn hoặc từng công tác công đoàn là những người am hiểu sâu sắc phong trào công nhân, hoạt động công đoàn. Chính vì thế, sự tham gia, đóng góp của họ vào quá trình xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) có vai trò đặc biệt quan trọng.

Bài 2: Góp phần đưa nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chính sách mới -

Bài 2: Góp phần đưa nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Tổng LĐLĐ Việt Nam là cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan của Quốc hội khẩn trương hoàn thiện, dự kiến sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV (tháng 11/2024). Trước thời điểm Quốc hội thảo luận và “bấm nút” thông qua, phóng viên (PV) Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có cuộc trò chuyện với ThS. Lê Đình Quảng, Phó Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật, Tổng LĐLĐ Việt Nam, thành viên Ban soạn thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).

Bài 1: Minh chứng sinh động cho sự đổi mới mạnh mẽ  công tác lập pháp

Chính sách mới -

Bài 1: Minh chứng sinh động cho sự đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp

Có thể thấy thời gian qua Quốc hội đã có nhiều đổi mới trong công tác lập pháp mà việc Xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) là một minh chứng sinh động. Tạp chí Lao động và Công đoàn xin giới thiệu loạt 5 kỳ "Xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) - Trách nhiệm với đất nước và người lao động".

Hỗ trợ 5000 vé xe cho người lao động Hà Nội về quê đón Tết

Chính sách mới -

Hỗ trợ 5000 vé xe cho người lao động Hà Nội về quê đón Tết

LĐLĐ TP Hà Nội sẽ hỗ trợ vé xe bằng tiền cho 5000 công nhân lao động về đón Tết tại một số địa phương lân cận.

2000 vé tàu đưa người lao động về quê đón Tết Ất Tỵ 2025

Chính sách mới -

2000 vé tàu đưa người lao động về quê đón Tết Ất Tỵ 2025

Đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ tham mưu, tổ chức, tham gia các đoàn công tác để thăm, tặng quà, hỗ trợ, chúc Tết đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ) phù hợp với điều kiện, nguồn lực của các cấp công đoàn, đơn vị, doanh nghiệp.