Nghề nào thì cũng là nghề, miễn là sức lao động của mình
Người lao động - 25/06/2020 19:04 Hoàng Nhung
Ông Nguyễn Văn Thuận (79 tuổi, quê Bình Lục, Hà Nam) |
Những con người tưởng chừng đã đến cái tuổi được nghỉ ngơi dưỡng già bên con cháu nhưng ông Nguyễn Văn Thuận (quê Bình Lục, Hà Nam) vẫn cặm cụi với nghề nhặt ve chai trên các tuyến phố tại Hà Nội. Ở cái tuổi thất thập cổ lai hy, ông cụ với nụ cười móm mém, làn da cháy sạm vì nắng gió, vui vẻ chia sẻ về công việc được ông cho là rất "oách" - thu gom phế thải, làm đẹp cho môi trường.
Trong cái khó lại ló cái khôn
Chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng ông Thuận vẫn tìm được cách để khắc phục. |
Cuộc sống của những lao động tự do trẻ tuổi vốn đã chẳng dễ dàng gì, đối với một ông lão gần 80 tuổi càng khó khăn và vất vả hơn. Hàng ngày, ông chăm chỉ đạp xe dọc các tuyến phố ở Hoàn Kiếm, Hà Nội, nhặt nhạnh lon bia, vỏ chai, giấy vụn,... ở rìa đường, trong các quán xá. Công việc của ông phụ thuộc nhiều vào thời tiết và sức khỏe, chính vì thế mà luôn bấp bênh, chẳng ổn định. Tuy nhiên không vì thế mà làm cho ông bớt lạc quan, ông cười hiền bảo: "Đâu đâu cũng là nhà, là giường, cứ mệt lại nghỉ, có khi bán được dăm ba đồng gom góp đủ bữa cơm qua ngày".
Đợt dịch Covid vừa qua, tưởng sẽ chết đói nhưng trong cái khó lại ló cái khôn. "Tôi được phát gạo miễn phí, cơm cháo ăn qua ngày, không có nơi để nấu thì lại bán gạo lấy tiền", ông Thuận bộc bạch. Trước những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, công nhân, người lao động tự do gặp vô vàn khó khăn, hết thất nghiệp, cắt giảm lương, giờ làm, phải về quê tránh dịch. Nhưng ông vẫn quyết bám trụ với thủ đô. Ông bảo: “Con cái ở quê cũng nghèo khổ, làm nông nghiệp vất vả chẳng đủ sống, kiếm được vài việc bốc vác làm thêm thì lại vướng dịch Covid. Nhà 5 - 6 miệng ăn tiền đâu cho lại, tôi ở Hà Nội tự thân kiếm sống, vài đồng cũng là mồ hôi công sức, không phải ngửa tay xin tiền các con”. Ấy vậy mà cũng ngót nghét gần chục năm, hằng ngày miệt mài với chiếc xe mini tàu, chở theo đó là hàng loạt đồ lỉnh kỉnh. Chắc hẳn sẽ khó ai tin được đó chính là toàn bộ gia tài mà người đàn ông lam lũ ấy đã mang theo gần 10 năm qua.
"Rong ruổi trên đất Hà Nội giữa mùa đại dịch, cũng lo lắng sẽ bị các cơ quan chức năng đuổi về nhà, nhưng may mắn thay người ta thương tình ông già không nơi nương tựa, không đuổi lại còn cho thêm", ông bộc bạch. Dù vậy, ông Thuận vẫn luôn mong muốn dịch Covid-19 qua thật nhanh để người dân bớt khổ, người lao động tự do như ông cũng kiếm thêm được đồng ra đồng vào.
Vất vả nhưng là đồng tiền chân chính
Được biết, trước đây ông Thuận từng là bộ đội, đi nghĩa vụ từ năm 1961, sau đó trở về quê làm nông nghiệp. Ông nói: “Do bà nhà tôi mất, ở nhà quanh quẩn bên cái đài cũ rồi lại chăm mấy con gà, con vịt,… Ngồi một chỗ buồn chân buồn tay, vừa không giúp đỡ được con cái vừa làm gánh nặng cho chúng nên tôi quyết định nhờ một số anh chị ở quê đưa lên Hà Nội kiếm sống”. Ông kể, ban đầu cũng khó khăn lắm để thuyết phục mấy đứa con cho lên Hà Nội. Ba đứa con thì chẳng đứa nào đồng ý, chúng bảo bố lên đó biết làm gì giữa thủ đô, rồi ăn đâu ở đâu, những lúc ốm đau thì làm thế nào; nhà mình nghèo nhưng cũng không để bố chết đói. Nhưng mình nói riết thì chúng cũng phải đồng ý. Ông bảo, lúc đấy ông quyết tâm lắm, nói thế chứ nói nữa ông cũng đi. Và thế là ông theo mấy người trong làng lên Hà Nội bước vào con đường mưu sinh.
"Nghề nào thì cũng là nghề, miễn là sức lao động của mình", ông Thuận bảo thế. Từ hồi bám trụ ở Hà Nội đến giờ, trừ những lúc khó ở trong người, còn thì ngày nào ông cũng "đi làm", bất kể mưa nắng thế nào.
"Ở tuổi 79 nhưng tôi vẫn khỏe lắm, ở nhà ngồi một chỗ có khi lại ốm thêm", ông Thuận chia sẻ. |
Thế mà thấm thoát cũng đã 9 năm một thân một mình giữa chốn đô thị rộng lớn. Ấy vậy mà mỗi năm về gặp con cái, tuy số lần chỉ đếm trên đầu ngón tay, ông cũng có quà cho chúng. "Năm về 1 - 2 lần là quý lắm, cứ đi rồi Tết về, kiếm đồng ra đồng vào tích góp cho con cho cháu. Năm ngoái, tôi cũng gom góp được về mừng tuổi cho mấy đứa cháu mỗi đứa vài trăm, đứa bé cho 500.000, đứa lớn cho 200.000. Chúng nó vui lắm, cứ hỏi ông làm gì mà nhiều tiền quá. Tôi chỉ biết cười trừ".
Với một người không tiếp xúc với mạng xã hội, ông Thuận dường như chẳng mảy may biết đến gói hỗ trợ an sinh 62.000 tỷ. Thế nhưng với ông - một người đã ngót 80 tuổi, cũng không có nhiều hiểu biết nên cũng tặc lưỡi cho qua, cặm cụi làm công việc thường ngày, như vậy là đủ. "Nhiều người làm nghề này nghề kia, mình đi lượm ve chai, làm đẹp môi trường, làm đẹp cho đời, cũng ra gì lắm. Ít nhiều cũng là tiền tôi tự kiếm, không phải ngửa tay ra xin ai, tôi thấy rất vui. Với tôi như vậy là đủ", ông Thuận nói.
Tôi hỏi ông về ý định "nghỉ hưu", ông bảo: "Làm đến khi nào hết sức thì về quê với con cháu. May sao trời thương vẫn khỏe mạnh để mưu sinh, chứ yếu quá tôi cũng chịu".
Ngày ngày, ông Thuận với chiếc áo xanh bộ đội rong ruổi trên chiếc xe đạp cũ, chở lỉnh kỉnh những tư trang cá nhân đi nhặt nhạnh ve chai. |
Mỗi người một lựa chọn cuộc việc mưu sinh của đời mình. Và lựa chọn của ông lão Thuận là rong ruổi qua các con phố ở Hà Nội để làm cái công việc mà như ông vẫn thích bảo là "làm đẹp môi trường". Đối với ông, tiền nào cũng là chân chính nếu nó do chính sức lao động của mình làm ra. Và tôi sẽ thầm mong ông luôn mạnh khỏe!
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 24/6 Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 24/6, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã vượt 9,3 triệu người với hơn 478 ... |
Quan tâm, chăm lo cho con của công nhân lao động Chăm lo, quan tâm và bố trí giờ giữ trẻ phù hợp với thời gian tăng ca là cách mà Trường Mầm non May 10 ... |
Nắng mưa và số điện Bà Gái - U70, khách hàng của Điện lực Quảng Ninh không khỏi choáng váng bởi cái hóa đơn 89 triệu 350 ngàn. Bà lúc ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 22/11/2024 08:01
Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
Hơn 90% bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hài lòng. Đây là kết quả cho những nỗ lực đổi mới, đồng lòng trong phong cách phục vụ của cán bộ nhân viên ngành Y.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
Đời sống - 09/11/2024 16:41
Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo
Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025