Một vài suy nghĩ về việc quán triệt, triển khai, thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW
Nghiên cứu - 31/07/2021 14:15 PGS. TS. Hoàng Thanh Xuân - Chủ tịch Công đoàn, Trường Đại học Công đoàn
| |
Nghị quyết số 02-NQ/TW ghi nhận sự phát triển, trưởng thành và đóng góp của tổ chức Công đoàn Việt Nam vào sự nghiệp cách mạng. Trong ảnh, Ban Chấp hành mới ra mắt nhận nhiệm vụ tại Đại hội Công đoàn Viên chức tỉnh Quảng Bình |
Nhận thức về Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị
Nghị quyết 02 tiếp tục khẳng định, xây dựng GCCN lớn mạnh là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách và lâu dài của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị, của mỗi người công nhân và của toàn xã hội. Bên cạnh đó, việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế sẽ là cơ hội để thực hiện tốt những giá trị tiến bộ cho NLĐ, góp phần tăng cường lòng tin của NLĐ vào Đảng, Nhà nước, là cơ sở để ổn định chính trị - xã hội.
Nghị quyết không chỉ tiếp tục khẳng định những thành tựu đáng biểu dương của tổ chức Công đoàn Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua, mà còn chỉ ra những hạn chế yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới: “Công tác phát triển đoàn viên, CĐCS chưa tương xứng với tốc độ phát triển của doanh nghiệp, NLĐ; chất lượng đoàn viên chưa cao, hiệu quả hoạt động của CĐCS còn hạn chế. Mô hình tổ chức, phương thức tập hợp đoàn viên, NLĐ có mặt chậm được đổi mới. Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn còn bất cập;… Hoạt động công đoàn ở một số ngành, địa phương chưa gắn với đặc điểm, nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên, NLĐ và tình hình quan hệ lao động. Hiệu quả tuyên truyền, vận động, giáo dục đoàn viên, NLĐ chưa cao. Vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng, phát huy quyền làm chủ của công nhân, NLĐ có mặt còn hạn chế…”. Nghị quyết đồng thời nêu rõ 5 quan điểm; mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể đến 2025, 2030 và 2045; để thực hiện được các mục tiêu của từng thời kỳ, Nghị quyết đã đưa ra 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để đổi mới hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới.
Liên đoàn Lao động quận Bình Thạnh (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức tuyên truyền Bộ luật Lao động (sửa đổi) năm 2019 cho gần 240 cán bộ công đoàn cơ sở, đoàn viên công đoàn, công nhân lao động trên địa bàn. Ảnh: Ngọc Thiện |
Những việc cần triển khai đưa Nghị quyết vào cuộc sống
Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết
Công đoàn tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị, ý thức tự lực, tự cường, tinh thần cảnh giác cách mạng, kiên định con đường XHCN cho công nhân; tập hợp trí tuệ của công nhân để tham gia xây dựng, bổ sung, sửa đổi và thực hiện chính sách, pháp luật.
Phát huy tính tích cực, năng động hơn nữa của các cơ quan thông tấn báo chí nói chung, trong hệ thống công đoàn nói riêng trong tuyên truyền vận động cán bộ, đoàn viên thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TW của Bộ Chính trị; đồng thời, tiếp tục xây dựng Kế hoạch, Chương trình hành động cụ thể về việc cung cấp thông tin về tổ chức và hoạt động công đoàn các cấp; đặc biệt cần lắng nghe có chọn lọc, nghiên cứu ý kiến của các giai tầng xã hội để định hướng dư luận xã hội nói chung và trong CNVCLĐ nói riêng trong thực hiện mục tiêu và 6 nhóm nhiệm vụ và giải pháp mà Nghị quyết 02 đã đề ra.
Hơn bao giờ hết, cán bộ công đoàn các cấp phải là tấm gương mẫu mực: “Học đi đôi với hành; nói đi đôi với làm”; “Óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm” trong các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp. Nếu cán bộ công đoàn làm được như vậy, sẽ là tấm gương điển hình để lôi cuốn, vận động đoàn viên, NLĐ thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và hoàn thành tốt kế hoạch, chương trình hành động của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Đây là một trong những phương pháp tuyên truyền hiệu quả nhất, thiết thực nhất.
Cán bộ Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Pousung Việt Nam (Trảng Bom, Đồng Nai) hướng dẫn công nhân điền mấu hồ sơ vay vốn cải thiện đời sống. Ảnh: L.Mai |
Thứ hai, triển khai, thực hiện Nghị quyết thông qua xây dựng Kế hoạch và Chương trình hành động
Trên cơ sở Kế hoạch và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Tổng LĐLĐ Việt nam, các cấp công đoàn cần xây dựng kế hoạch quán triệt, triển khai, thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới. Khi xây dựng kế hoạch hành động, cần xác định và làm rõ kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 02 trong ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; mỗi một giai đoạn như vậy cần trả lời các câu hỏi sau: (i) Kế hoạch sẽ làm cái gì? (ii) Ai làm? (iii) Làm như thế nào? (iv) Làm bao giờ xong? (v) Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện xuất phát từ nguyên nhân khách quan hay chủ quan (tránh trường hợp khi triển khai thực hiện, thành công thì “Việc đó là do chúng tôi đề xuất, chúng tôi làm”, nhưng khi thất bại thì đỗ lỗi cho khách quan)? (vi) Giải pháp tháo gỡ để hoàn thành nhiệm vụ là gì? Song song với xây dựng kế hoạch chương trình hành động, các cấp công đoàn cần xây dựng và triển khai các phong trào thi đua theo hướng thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế của từng đơn vị, doanh nghiệp, nhằm hiện thực hóa các mục tiêu cụ thể mà Nghị quyết đã đề ra
Thứ ba, tổ chức Công đoàn cần tiếp tục tổ chức các hội nghị, hội thảo tổng kết về các mô hình tổ chức hoạt động
Việc tổ chức các hội nghị, hội thảo tổng kết về các mô hình tổ chức hoạt động công đoàn có ý nghĩa rất lớn. Thông qua đó, các cấp công đoàn đúc rút kinh nghiệm, nhân rộng điển hình tiên tiến và khắc phục những thiếu sót, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện, để từ đó có những giải pháp kịp thời xây dựng và phát triển tổ chức Công đoàn trong điều kiện hội nhập quốc tế. Đồng thời, tiếp tục có nhiều công trình nghiên cứu khoa học để làm sáng tỏ cả lý luận và thực tiễn trong đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động công đoàn các cấp. Từ đó, có những tham mưu đề xuất nhằm tinh giản bộ máy, nhưng đảm bảo tính hiệu quả, hiệu lực trong triển khai thực hiện nhiệm vụ.
Nghị quyết số 02-NQ/TW nêu rõ những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để đổi mới tổ chức, hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới, trong đó yêu cầu Nhà nước, chính quyền các cấp có cơ chế, bố trí nguồn lực thỏa đáng giải quyết những bức xúc của người lao động, nhất là nhà ở, trường học... Trong ảnh, công nhân lao động đang thi công trên công trường Dự án thiết chế Công đoàn Hà Nam. Ảnh: Hải Nguyễn |
Thứ tư, nhận định đúng thời cơ và thách thức đối với tổ chức Công đoàn để có những giải pháp phù hợp trong tổ chức và hoạt động công đoàn
Trong bối cảnh hiện nay, công đoàn cần xác định rõ thời cơ, thách thức đối với tổ chức và hoạt động công đoàn; đồng thời xác định đúng khả năng thích ứng của CNLĐ từng ngành, nghề, địa bàn cụ thể, từ đó có những giải pháp mang tính đồng bộ, căn cơ trong phát triển tổ chức Công đoàn, khắc phục những hạn chế, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới; xây dựng tổ chức Công đoàn lớn mạnh, phát huy vai trò của công đoàn trong xây dựng GCCN. Trên cơ sở đó, các cấp công đoàn cần tiếp tục hướng mạnh hoạt động về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu, lấy CNVCLĐ làm đối tượng vận động, lấy chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội làm mục tiêu hoạt động. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ CĐCS, nhất là chủ tịch CĐCS ở doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, về trình độ chính trị, hiểu biết chính sách, pháp luật lao động và kỹ năng công tác. Đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ công đoàn, nhất là trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của CĐCS, để công đoàn thực sự là chỗ dựa vững chắc của công nhân tại doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, có sức hấp dẫn đối với NLĐ và tạo được sự đồng tình, ủng hộ của NSDLĐ.
Chính sách hỗ trợ NLĐ và DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 triển khai thông thoáng Ông Đào Ngọc Dung - Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, chính sách hỗ trợ người dân và ... |
Triển khai thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP hỗ trợ NLĐ khó khăn do dịch Covid-19 Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam vừa ban hành văn bản triển khai thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ về việc ... |
Đặc biệt quan tâm chỉ tiêu xây dựng thiết chế Công đoàn và phát triển đoàn viên Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XII đặc biệt quan tâm đến chỉ tiêu xây dựng thiết chế ... |
Tin cùng chuyên mục
Công đoàn - 19/09/2024 16:13
Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng
Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Nghiên cứu - 09/09/2024 13:38
Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới
Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X nêu rõ “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”.
Nghiên cứu - 21/06/2024 16:35
Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức
Nhân Tháng Công nhân 2024, TS. Phạm Thị Thu Lan, nhà nghiên cứu quen biết về phong trào công nhân, hoạt động công đoàn (công tác tại Viện Công nhân và Công đoàn) có bài viết về tình đoàn kết và niềm tin của NLĐ, điều sẽ tạo ra quyền lực mềm cho tổ chức Công đoàn. Tạp chí LĐ&CĐ xin giới thiệu với bạn đọc phân tích thú vị và rất đáng suy ngẫm này.
Nghiên cứu - 28/05/2024 15:33
Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng
Hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, việc làm ở nước ta đã được chú trọng xây dựng, hoàn thiện nhưng vấn đề tiếp cận, thụ hưởng chính sách của người lao động còn cần được cải thiện hơn nữa.
Nghiên cứu - 28/05/2024 14:54
Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ
Cơ sở để bảo đảm việc làm, thu nhập, chăm lo đời sống, đáp ứng nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ) xuất phát từ các tiền đề về tiền lương, phúc lợi về nhà ở, sức khỏe y tế, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, hỗ trợ chăm sóc con em.
Nghiên cứu - 28/05/2024 10:28
Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay
Với sự nỗ lực, tự học hỏi, rèn luyện, công nhân đã có trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp khá cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng