"Mái ấm Công đoàn" trên cao nguyên: Đẹp lấp lánh tình người và hy vọng
Vòng tay Công đoàn - 06/03/2022 18:47 ĐỖ THIỆM
Mùa xuân mới đầy hy vọng của công nhân lao động tỉnh Lâm Đồng Tâm huyết và hy vọng của nhà giáo, Công đoàn tỉnh Lâm Đồng Người “truyền lửa” công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non ở Lâm Đồng |
Công ty TNHH Xăng dầu Lâm Đồng trao hỗ trợ nhà "Mái ấm Công đoàn" cho gia đình anh Lê Minh Hải. Ảnh: Đỗ Thiệm |
Ngôi nhà mong ước
Sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần, tôi có dịp trở lại thăm gia đình anh Lê Minh Hải, nhân viên bán hàng tại Petrolimex – Cửa hàng 14, thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Con đường chừng hơn 3 cây số từ thị trấn dẫn đến Tổ dân phố Tiền Phong uốn lượn lên xuống men theo triền đồi trắng xóa hoa cà phê vừa bung nở.
Đi trong hương cà phê ngào ngạt, anh Hải bộc bạch về những năm tháng hai vợ chồng dìu dắt nhau đi qua khốn khó. Những ký ức ùa về hòa cùng niềm vui được sống trong sự thương yêu, bao bọc của những tấm lòng nhân ái đã viết nên câu chuyện trong ngôi nhà “Mái ấm Công đoàn”.
Anh Hải sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống cách mạng, có 3 người anh, chị gái là liệt sĩ, mẹ được phong tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam Anh hùng. Gia đình khó khăn nên anh sớm chịu thương, chịu khó, tận tâm phụng dưỡng cha mẹ. Hơn 20 tuổi, anh kết duyên với cô thợ may gần nhà. Họ thuê một ngôi nhà nhỏ và bắt đầu một cuộc sống mới, hai vợ chồng chăm chỉ làm việc, chắt chiu để mong sớm có được ngôi nhà của riêng mình. Thế nhưng, khó khăn chồng chất khó khăn, khi thu nhập của hai vợ chồng chẳng được bao nhiêu, đứa con đầu lòng lại bị bệnh bẩm sinh.
Vỗ về đứa con gái lớn đã 13 tuổi đang sà vào lòng mẹ, nũng nịu như đứa trẻ lên ba, chị Vân – vợ anh Hải nghẹn ngào: “Khi cháu lên 3 tuổi nhưng vẫn chưa biết nói, hai vợ chồng đưa con đi khám thì “chết điếng” khi biết con bị chứng thiểu năng trí tuệ. Tất cả vốn liếng chắt chiu dồn hết để chữa bệnh cho con, rồi vay mượn thêm từ người thân, bạn bè, đồng nghiệp nhưng đều bất lực”.
Thương con sinh ra đã chịu thiệt thòi, anh Hải thuyết phục vợ nghỉ việc ở nhà để chăm sóc, dạy dỗ cho con với niềm hy vọng mong manh là con sẽ trở lại như những đứa trẻ bình thường. Nhưng rồi, niềm hy vọng ấy của anh chị cũng cạn dần theo năm tháng.
Những năm qua, anh Hải luôn chăm chỉ làm việc, tích góp tiền lương để trang trải cuộc sống gia đình và chữa bệnh cho con. Ảnh: Đỗ Thiệm |
Rồi vợ chồng anh Hải lại nén lòng gửi con vào sinh hoạt và học tại Trường Hoa Phong Lan (TP. Đà Lạt). Con đến trường một phần cũng để chị Vân có thời gian san sẻ gánh nặng với chồng. Bởi từ khi chị nghỉ việc, tất cả chi phí trang trải cuộc sống gia đình và chữa trị cho con gái đều trông chờ vào tiền lương công nhân của chồng; cuộc sống cứ thiếu trước, hụt sau cùng với những nỗi buồn canh cánh.
Đưa chúng tôi vào nhà, dựa lưng vào chiếc ghế sofa để ở phòng khách mới được Công đoàn Công ty TNHH Xăng dầu Lâm Đồng trao tặng, anh Hải bùi ngùi: “Đến tận bây giờ tôi mới tin đây chính là ngôi nhà của vợ chồng mình. Hơn 20 năm trời, cũng không nhớ đã bao nhiêu lần chuyển nơi ở, khi thì ở nhờ, lúc thì ở thuê, đâu dám nghĩ một ngôi nhà vững chãi của riêng mình”.
Anh kể, trước đây, thấy hoàn cảnh gia đình anh khó khăn, Ban lãnh đạo và Công đoàn Công ty đã nhiều lần thăm hỏi và ngỏ ý muốn hỗ trợ làm nhà ở. Thế nhưng, đất chưa có thì lấy đâu chỗ để dựng nhà. Thật may mắn khi chừng 10 năm trước, anh Cửa hàng trưởng kiêm Tổ trưởng Công đoàn Công ty mua một miếng đất, thấy thương cho hoàn cảnh gia đình đồng nghiệp, anh đã chia lại cho vợ chồng anh Hải một phần và cho trả góp. Hai vợ chồng anh Hải tích góp mãi, mất 5 đến 7 năm trời mới trả hết. Năm 2021, anh Hải mới có mảnh đất để làm nhà, mọi thủ tục, giấy tờ đất đai, giấy phép xây dựng,… cũng một tay anh Tổ trưởng Công đoàn giúp đỡ.
Nhớ lại lúc nhận thông báo được Ban Lãnh đạo và Công đoàn Công ty xét hỗ trợ làm nhà ở, anh Hải vừa mừng, vừa lo. “Mừng vì đón nhận sự quan tâm, hỗ trợ của Ban lãnh đạo, Công đoàn và đồng nghiệp nhưng cũng lo nhiều lắm, lo làm sao xoay xở vay mượn thêm người thân, bạn bè, cố gắng để xây được ngôi nhà nhỏ khang trang. Số tiền vợ chồng tiết kiệm trước nay cũng chẳng được bao nhiêu” – anh Hải nói.
Gia đình anh Hải vui mừng khi có được ngôi nhà nhỏ khang trang, ấm cúng. Ảnh: Đỗ Thiệm |
Câu chuyện tạm dừng bởi tiếng chào khách, chào bố mẹ của cậu con trai thứ hai đi học về. Ngôi nhà nhỏ gần 100 m² rộn ràng tiếng cười đùa của 2 đứa trẻ. Chúng hả hê áp má, vuốt đôi bàn tay lên mặt tường sơn mới nhẵn bóng, có lúc lại sõng soài trên mặt sàn ốp gạch men mát rượi, thỏa sức nô đùa.
Chỉ cho tôi và anh Nguyễn Văn Thắng - Phó Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Xăng dầu Lâm Đồng về những đồ dùng trong nhà, anh Hải nói: “Bộ sofa này, cái tivi kia, cả giường, tủ… tất cả đều là đồ mới. Cái thì anh em đoàn viên quyên góp mua tặng, cái thì Chi đoàn Thanh niên tặng, cái thì do Công đoàn Công ty vận động các nhà hảo tâm cho… thật trân quý vô cùng”. Anh Hải nhìn các đồ dùng trong gia đình với ánh mắt rạng ngời niềm vui!
Lan tỏa những "Mái ấm Công đoàn"
Qua những câu chuyện buồn vui xoay quanh ngôi nhà mới của đoàn viên Lê Minh Hải, anh Nguyễn Văn Thắng - Phó Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Xăng dầu Lâm Đồng chia sẻ: “Để giúp đỡ cho gia đình anh Hải, Công đoàn công ty đã đề xuất ban lãnh đạo phối hợp, vận động các đơn vị trong Khối thi đua các doanh nghiệp Trung ương, các tổng công ty Nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh, một số doanh nghiệp trong hệ thống Petrolimex thuộc các địa phương khác, các nhà hảo tâm cùng với nguồn kinh phí của công ty, của Công đoàn và sự ủng hộ của đoàn viên, người lao động. Khi công đoàn công ty phát động đã nhận được sự hưởng ứng, ủng hộ tích cực trong toàn thể công ty và các đơn vị. Số tiền vận động hỗ trợ được 316 triệu đồng đã giúp vợ chồng anh Hải xây nhà và mua sắm đồ dùng nội thất”.
Cũng theo anh Thắng, trước đây công ty chủ yếu tham gia công tác xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ an sinh xã hội ở vùng kinh tế - xã hội khó khăn. Đây là căn nhà đầu tiên mà đơn vị đứng ra vận động hỗ trợ xây dựng cho chính công nhân lao động của công ty. Hỗ trợ xây nhà cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn là việc làm thiết thực, ý nghĩa nên được ban lãnh đạo công ty và đoàn viên, người lao động đồng tình, ủng hộ. Tới đây, công ty tiếp tục phát động phong trào ủng hộ xây dựng “Mái ấm Công đoàn” để hỗ trợ cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn được an cư, lạc nghiệp.
Các con anh Hải đã được thoải mái vui chơi, học tập trong ngôi nhà mới. Ảnh: Đỗ Thiệm |
Vui vẻ mời khách dùng bữa cơm đạm bạc trong ngôi nhà mới, ân cần gắp thức ăn cho mọi người, nhìn về phía anh Thắng, Chủ tịch Công đoàn công ty, anh Hải bày tỏ: “Năm qua, Công đoàn đã giúp vợ chồng em có ngôi nhà mới rồi, năm nay chắc sẽ có thêm các anh, chị khác trong công ty được giúp đỡ. Vợ chồng em bàn tính rồi, khi Công đoàn phát động là sẽ đăng ký ủng hộ ngay, "của ít, lòng nhiều", mỗi người san sẻ một phần, chắc chắn sẽ xây dựng thêm được nhiều "Mái ấm Công đoàn”"!
Rồi quay sang phía tôi, anh Hải vui vẻ nói: “Biết được câu chuyện của gia đình em rồi, nhờ anh chia sẻ, lan tỏa cách làm của Công đoàn công ty em đến nhiều nơi, để mong có thêm nhiều anh chị em công nhân lao động khó khăn được ở trong chính ngôi nhà của mình”.
Chia tay gia đình anh Hải, nhìn ngôi nhà nhỏ trên cao nguyên của anh thật đẹp. Đẹp trong sự lấp lánh tình người và hy vọng. Một mùa Xuân mới đang bắt đầu với anh Hải, anh Thắng, với biết bao người lao động và những cán bộ công đoàn tâm huyết, tất cả vẫn luôn mong có vòng tay Công đoàn đến bên khi gặp những khó khăn, nghịch cảnh.
Câu chuyện về ngôi nhà của anh Hải để lại trong tôi nhiều cảm xúc, đó là sự thấu hiểu hơn niềm vui khó tả của người lao động khi có được ngôi nhà mới của mình; là sự trân trọng dành cho ban lãnh đạo và Công đoàn Công ty TNHH Xăng dầu Lâm Đồng đã quan tâm, chăm lo cho người lao động; là sự nể phục những đồng nghiệp của anh Hải đã đùm bọc, sẻ chia, giúp đỡ gia đình anh; là niềm tin với công nhân lao động khi luôn mong muốn giúp đỡ cho những người cũng có hoàn cảnh khó khăn như mình.
Trưởng thành nhờ công đoàn Là người dân tộc thiểu số, tốt nghiệp Đại học Sư phạm và công tác tại Trường Trung học phổ thông Nguyễn Du, huyện Sông ... |
Đùm bọc nhau đi qua những nghịch cảnh đớn đau Ở huyện miền núi Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh), khi nhắc đến các hoạt động của Công đoàn cơ sở Trường Tiểu học Thị trấn ... |
Cảm ơn công đoàn! Gần 10 năm làm cán bộ công đoàn cơ sở của một đơn vị FDI có hơn 20 nghìn công nhân lao động đã cho ... |
Tin cùng chuyên mục
Công đoàn - 30/09/2024 20:00
Chỗ dựa Công đoàn giúp nữ công nhân bệnh nặng "không bỏ cuộc"
“Mang bệnh nặng mình cũng sợ những điều không hay ập đến, nhưng mình luôn giữ tinh thần lạc quan và cố gắng nỗ lực làm việc. Bên cạnh mình còn có gia đình chồng con và tổ chức Công đoàn, công ty cùng đồng nghiệp, đấy là những chỗ dựa tinh thần giúp mình đứng vững trong những năm qua”, chị Lượng - công nhân Công ty TNHH MSV thổ lộ.
Vòng tay Công đoàn - 01/09/2024 06:00
Kỳ 2: Tái sinh trong "Vòng tay lớn"
Khi thấu hiểu hoàn cảnh nghiệt ngã của tôi, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế kêu gọi Công đoàn các cấp cùng “nối vòng tay lớn”, tạo mọi điều kiện để tôi có thể “biến ước mơ thành hiện thực”... Cùng với tài đức của các thầy thuốc, y bác sĩ, tôi đã được tái sinh cuộc đời thứ hai.
Vòng tay Công đoàn - 12/08/2024 18:25
Bài dự thi Vòng tay Công đoàn: Chuyện đã qua không cũ
Những tháng ngày gian nan vì đại dịch Covid-19 làm nổi bật và sáng rõ hơn bao giờ hết vai trò, vị trí của tổ chức Công đoàn với đoàn viên, người lao động của mình, nhất là những đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn.
Vòng tay Công đoàn - 14/05/2024 14:48
Tự tin sống lạc quan, là ngọn đèn không bao giờ tắt
Vuốt phẳng phiu những đồng tiền nhăn nheo vừa bán lứa lợn non, rồi đếm đi đếm lại, “vẫn còn thiếu nhiều quá!”, chị Hiền nghĩ và nhìn tờ hóa đơn thuốc cho mẹ chồng, nước mắt lã chã rơi.
Công đoàn - 25/12/2023 12:07
Đồng hành cùng người mẹ trong tác phẩm “Con tôi bị K”
Đại diện Tạp chí Lao động và Công đoàn vừa trao 5 triệu đồng hỗ trợ từ Công đoàn Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho chị Nguyễn Thị Mỹ Lệ - công nhân Công ty TNHH FreetrenA (TP HCM).
Vòng tay Công đoàn - 08/11/2023 16:15
Một nhà giáo có tấm lòng vàng
Là một giáo viên Vật lý, ngoài công tác chuyên môn giảng dạy, thầy giáo Nguyễn Chơn Cảm, giáo viên Trường THPT Vĩnh Định còn là một người nhân ái, luôn quan tâm đến người khác, nhất là những cảnh ngộ khó khăn.
- Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?