Lương tối thiểu vùng tăng nhưng công nhân lao động chưa vơi lo lắng
Người lao động - 25/06/2022 20:48 THU CHINH
Hàng chục tỉ đồng chăm lo, hỗ trợ người lao động Hội thi “Phụ nữ ngành Y duyên dáng, chuyên nghiệp, tận tâm” lần thứ Nhất |
| |
Bảng kê các khoản chi tiêu do chị Nguyễn Thị Nga liệt kê. Ảnh: NVCC |
Chị Nguyễn Thị Nga - nhân viên kế toán của một công ty gỗ có trụ sở tại Khu công nghiệp Chơn Thành 1 (tỉnh Bình Phước), tác giả của bảng tính trên cho biết: “Em làm kế toán nên rất yêu con số. Mỗi lần tăng lương em hay tính toán lại mức chi tiêu. Trong lúc giá hàng hóa tăng, lương tối thiểu vùng tăng, em thử liệt kê các khoản chi tiêu tối thiểu để đối chiếu. Tính toán xong, em thấy "hết hồn". Từ trước đến giờ, em nghĩ mức lương tối thiểu đã bao gồm các khoản chi tiêu tối thiểu của công nhân trong 1 tháng. Em cộng thêm phần dành cho con cái thì thấy hết tiền lương tối thiểu vùng mất rồi. Em chia sẻ để mọi người cùng tham gia trao đổi”.
Theo chị Nga, hiện tại rất khó để đàm phán với chủ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trả lương cho lao động phổ thông cao hơn mặt bằng chung. Bởi lẽ, chi phí nhân công rẻ là một ưu thế thu hút doanh nghiệp có lợi nhuận đầu tư vào Việt Nam.
“Cách đây 7 năm, bản thân em luôn phải “vay trước, trả sau”. Gần đến ngày lĩnh lương thì phải đi vay tiền. Giờ em mua được đất, xây nhà thì đỡ nhiều chi phí. Em có nghề trong tay, chịu khó học thêm nên thu nhập cũng tốt hơn. Nhưng đứng ở góc độ lao động phổ thông, em thấy lương tối thiểu vùng đang thấp hơn mức sống tối thiểu. Đó là chưa kể công nhân phải mua nhà để lo cho tương lai sau này của các con. Tiền lương tăng không đáng kể. Giá xăng tăng cao kéo theo các mặt hàng tăng giá từng ngày. Trước đây, em đổ 200.000 đồng tiền xăng/tháng là đi thoải mái. Hiện tại, em phải đổ ít nhất 600.000 đồng/tháng, vẫn cung đường như vậy. Nếu không phát sinh 400.000 đồng chênh lệch này, hằng tháng, em có một khoản tiền để làm gì đó. Trước đây, ăn sáng một tô hủ tiếu ngon giá 25.000 đồng, hiện tại đã là 40.000 đồng. Giá một tô hủ tiếu bình thường cũng tăng 30%. Từ tháng 6/2022, giá nước sinh hoạt tăng 28%. Từ năm 2023, em được biết, mỗi năm giá nước sinh hoạt tăng 6% nữa. Em nhìn thấy trong tương lai, tốc độ tăng lương không theo kịp tốc độ tăng của giá khiến đời sống công nhân càng thêm khó khăn. Công nhân muốn mua nhà để giảm chi phí cũng rất khó. Giá một mảnh đất nhỏ, trong ngõ sâu ở khu vực Chơn Thành (Bình Phước) lên tới 800 triệu đồng/lô. Công nhân không có tiền nên phải ở trọ. Mà lương tăng thì giá nhà trọ tăng. Ngoài chợ, giá cả cũng tăng theo” - chị Nga cho biết.
Người lao động làm việc trong các khu công nghiệp của tỉnh Bình Phước. Ảnh: CĐ |
Theo chị Nga, các mức chi tiêu liệt kê ra là mẹ và con không được phép... ốm. Nếu ốm là “đi” cả tháng lương.
“Câu chuyện lương tối thiểu vùng vẫn "trói người lao động". Thay vì ban hành các gói hỗ trợ công nhân (là những nguồn quỹ không thể vô hạn và kéo dài được), em mong Chính phủ có giải pháp kiềm chế việc tăng giá, can thiệp vào việc tăng giá xăng, điện, nước, nhà trọ cho công nhân bớt khổ. Theo đó, các mặt hàng khác sẽ giảm được phần nào” - chị Nga chia sẻ.
Đồng chí Lê Quang Tu - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Dệt nhuộm Quốc tế Radiant (Bình Phước) cho biết, bảng tính toán của chị Nga mới bao gồm chi phí nuôi 1 con nhỏ. Gia đình công nhân nuôi 2 con đi học, thuê trọ còn thiếu hụt nhiều hơn. Từ ngày 1/7/2022, lương tối thiểu vùng tăng nhưng mức tăng chưa đáp ứng nhu cầu của công nhân lao động.
Người lao động sống trong các khu nhà trọ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được Công đoàn chăm lo. Ảnh: CĐ |
Theo đồng chí Lê Quang Tu, từ ngày 1/7, tiền lương tối thiểu vùng tăng thì mức lương phổ biến của công nhân trong doanh nghiệp là từ 5 đến 7 triệu đồng/người/tháng. Giá xăng tăng, chi phí phòng trọ tăng, tiền ăn sáng cũng tăng. Trước đây, một bữa ăn sáng có giá 20.000/bữa nay thành 30.000 hoặc 40.000/bữa.
Năm ngoái, Công ty nhiều đơn hàng, tổ chức tăng ca nên công nhân có thêm từ 2 đến 3 triệu đồng/tháng. Năm nay hết đơn hàng, không đủ tăng ca. Bản thân đồng chí Tu là cán bộ Công đoàn, Tổ trưởng sản xuất nên lương cao hơn công nhân một chút. Dù vậy, hai vợ chồng đi làm cũng chỉ đủ trang trải cuộc sống, không có dư. Hai vợ chồng đi làm 10 năm vẫn phải ở trọ vì giá đất tăng cao. Từ cuộc sống của bản thân, đồng chí ái ngại cho những công nhân ốm đau, bệnh tật, có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều công nhân phải vay tín dụng đen, vay qua app trên mạng với lãi suất cao. Có công nhân nuôi 3 con đi học. Vợ ở nhà trông con, không đi làm. Bản thân công nhân đi làm, tiền lương chỉ đủ đóng lãi vay hằng tháng.
“Lương công nhân tăng hơn 200.000 đồng/tháng cũng không đáng kể. Em đi làm không đủ chi tiêu. Tiền lương xấp xỉ 7 triệu đồng/tháng, phải trả bao nhiêu thứ tiền. Tiền thuê nhà 1,5 triệu đồng/tháng. Tiền ăn uống, sinh hoạt của 4 người là 100.000 đồng/ngày. Hai con đi học hết 2 triệu đồng/tháng. Rồi tiền xăng, nhiều thứ tiền khác. Rủi con ốm đau thì phải vay tiền của đồng nghiệp. Mượn ít, dồn lại thành nhiều. Khi người ta cần tiền, em không có nên phải vay ngân hàng 70 triệu đồng để trả. Hiện tại, em không có khả năng trả tiền gốc. Vợ em thất nghiệp sau đại dịch, chỉ ở nhà đưa đón con cái và lo cơm nước. Em không làm tăng ca nên không có tiền để bù chi phí sinh hoạt. Buổi sáng, em chỉ dám ăn mì tôm hoặc bánh mì. Các con thì ăn cháo. Vợ mua đồ về nấu ăn ở nhà. Lương chưa tăng mà đã giá nhà trọ đã tăng 200.000 đồng/tháng. Tiền thực phẩm, tiền xăng… cũng tăng. Do vậy, tăng lương tối thiểu vùng mà em không thấy vui” – anh Nguyễn Văn Sơn, công nhân Công ty TNHH Dệt nhuộm Quốc tế Radiant cho biết.
Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Bình Phước trao hỗ trợ cho công nhân khó khăn. Ảnh: CĐ |
Tháng 2/2022, LĐLĐ tỉnh Bình Phước đã khảo sát tình hình đời sống 2.000 công nhân lao động tại hơn 20 doanh nghiệp thuộc 8 khu công nghiệp. Kết quả cho thấy, số công nhân lao động có thu nhập dưới 8 triệu đồng/tháng là 926 người (chiếm 24%); từ 8 đến 10 triệu đồng/tháng là 702 lao động (chiếm 35%); trên 10 triệu đồng/tháng là 362 lao động (chiếm 18%).
Có tới 912 công nhân lao động ở trọ, phải trả tiền thuê nhà hằng tháng (chiếm 45,6%). Mức thuê tiền nhà trọ từ 600.000 đồng đến hơn 2.000.000 đồng/tháng. Số công nhân phải trả tiền điện từ trên 300.000 đồng/tháng chiếm tỉ lệ cao. Công nhân cho rằng mức sống so với 3 năm trước (tính đến thời điểm khảo sát) không tăng.
Theo đồng chí Nguyễn Hữu Đại - Trưởng Ban Tuyên giáo, LĐLĐ tỉnh Bình Phước, công nhân lao động rất băn khoăn. Mức tăng lương tối thiểu vùng chưa đáp ứng chi tiêu tối thiểu của công nhân lao động, nhất là trong bối cảnh giá xăng tăng cao, kéo theo giá hàng hóa, dịch vụ tăng. Từ góc độ cán bộ công đoàn, đồng chí muốn chia sẻ để cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp tiếp tục quan tâm, lắng nghe và có hỗ trợ thiết thực hơn nữa cho công nhân lao động.
LĐLĐ tỉnh Bình Phước hiện quản lý hơn 105.000 đoàn viên, CNVCLĐ. Trong đó, số công nhân làm việc trong các khu công nghiệp là 75.000 người. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ 11 của tỉnh Bình Phước và chỉ đạo của Tổng LĐLĐ Việt Nam, LĐLĐ tỉnh đã đề ra các giải pháp để đẩy mạnh các hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động. |
Thiếu thuốc và thiết bị y tế: Bệnh nhân lo lắng, thầy thuốc không yên Sáng 21/6, khi tiếp xúc với cử tri TP. HCM, Đại biểu Quốc hội, bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, ... |
Cần đưa những "khoảng tối" của ngành Giáo dục ra ánh sáng Dư luận lại tiếp tục bàn tán nhưng không bất ngờ khi hay tin cơ quan chức năng khởi tố vụ án, bắt tạm giam ... |
Người công nhân mù khóc khi đón nhận món quà của Thủ tướng Trong số hơn 20 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn được Thủ tướng Chính phủ tặng quà trong chương trình "Thủ tướng ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 22/11/2024 08:01
Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
Hơn 90% bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hài lòng. Đây là kết quả cho những nỗ lực đổi mới, đồng lòng trong phong cách phục vụ của cán bộ nhân viên ngành Y.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
Đời sống - 09/11/2024 16:41
Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo
Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng