Thứ ba 30/04/2024 01:03

Kiểm soát rủi ro cháy, nổ tại các khu công nghiệp trong giai đoạn hồi phục sản xuất

An toàn, vệ sinh lao động - ThS. Trương Thị Ly - ThS. Nguyễn Duy Hùng, Trường Đại học Công đoàn

Những vụ tai nạn tại nơi làm việc do cháy, nổ thường để lại nhiều hậu quả ở các mức độ khác nhau, trong đó có những hậu quả thảm khốc.
Kiểm soát rủi ro cháy, nổ tại các khu công nghiệp trong giai đoạn hồi phục sản xuất

Lực lượng Cảnh sát PCCC nỗ lực khống chế ngọn lửa của vụ cháy nổ tại một công ty hóa chất nằm trong Khu công nghiệp Long Bình, TP. Biên Hòa (Đồng Nai). Ảnh: Lê Lâm

Nhiều công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thời gian qua đã phải đóng cửa do dịch bệnh. Khi tình hình lây nhiễm dịch dần được kiểm soát, các đơn vị sản xuất kinh doanh cũng đang dần hồi phục và hoạt động trở lại. Việc đánh giá rủi ro và kiểm soát cháy, nổ nhằm đảm bảo an toàn tại nơi làm việc lúc này trở nên đặc biệt cần thiết.

Chất nguy hiểm và môi trường dễ cháy, nổ

Với bất cứ doanh nghiệp nào, để có được các biện pháp phòng ngừa hiệu quả, trước hết doanh nghiệp cần phải biết được những chất nào tại nơi làm việc có khả năng gây ra nguy cơ cháy, nổ. Chỉ khi xác định được đúng những chất nguy hiểm thì doanh nghiệp mới có thể đảm bảo có được các biện pháp kiểm soát rủi ro thích hợp.

Chất nguy hiểm là bất kỳ chất nào được sử dụng hoặc có mặt tại nơi làm việc, nếu không được kiểm soát đúng cách, có thể gây nguy hại cho con người do cháy, nổ hoặc sự cố tương tự, chẳng hạn như phản ứng hóa học không kiểm soát được. Các chất nguy hiểm có thể khiến sự an toàn của mọi người gặp rủi ro do cháy, nổ. Tại các nơi làm việc có thể tồn tại rất nhiều các chất nguy hiểm dễ gây cháy, nổ như: dung môi, sơn, vecni, khí dễ cháy, khí hóa lỏng, bụi từ các hoạt động gia công và chà nhám, và bụi từ thực phẩm…

Không phải tất cả các vật liệu có thể bắt lửa tại nơi làm việc đều là chất nguy hiểm nhưng nếu vật liệu đó làm gia tăng sự bùng phát của hỏa hoạn cũng được xếp vào loại chất nguy hiểm.

Môi trường dễ cháy, nổ là hỗn hợp của một chất hoặc các chất nguy hiểm (khí, sương mù, bụi hoặc hơi) với không khí, có khả năng bắt lửa hoặc nổ. Không phải lúc nào bầu không khí bùng nổ cũng dẫn đến nổ nhưng nếu nó bắt lửa thì ngọn lửa sẽ di chuyển nhanh chóng. Nếu điều này xảy ra trong một không gian hạn chế như trong nhà máy thì sự lan nhanh của ngọn lửa hoặc tăng áp suất cũng có thể gây ra nổ.

Kiểm soát rủi ro cháy, nổ tại các khu công nghiệp trong giai đoạn hồi phục sản xuất
Đoàn kiểm tra liên ngành ATVSLĐ tỉnh Hòa Bình trao đổi, tìm hiểu về công tác đảm bảo phòng, chống cháy, nổ với công nhân Công ty CP Phân bón và Chuyển giao công nghệ Hòa Bình ở KCN Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn.

Đánh giá rủi ro cháy, nổ tại nơi làm việc

Tại nơi làm việc nếu có chất nguy hiểm hoặc có khả năng xuất hiện các nguy cơ thì các doanh nghiệp cần phải đánh giá nguy cơ gây hại có thể xảy ra trong trường hợp cháy, nổ.

Trước hết, doanh nghiệp cần phải xác định các dấu hiệu có nguy cơ cháy, nổ như:

1. Sự có mặt của các chất nguy hiểm tại nơi làm việc hoặc các chất nguy hiểm có thể hình thành trong quá trình làm việc.

2. Các nguồn gây cháy tiềm ẩn của các chất nguy hiểm.

3. Các hoạt động công việc liên quan đến các chất nguy hiểm.

4. Sự hình thành và mức độ có thể có của nổ khí.

5. Quy mô của các tác động dự kiến ​​từ cháy, nổ.

Tiếp đến, doanh nghiệp cần đánh giá đối tượng chịu tác động nếu việc cháy, nổ xảy ra. Cần phải xác định được những người có nguy cơ gặp rủi ro do cháy, nổ hoặc phải chịu các tác động và bị tổn hại nếu xảy ra sự cố cháy, nổ.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phải đánh giá rủi ro và các biện pháp phòng ngừa đang áp dụng tại nơi làm việc. Cần xác định xem các biện pháp đã thực hiện có đủ để loại bỏ hoặc giảm rủi ro từ các chất nguy hiểm có thể gây ra cháy, nổ một cách hợp lý hay không. Cần tính đến phương án thay thế chất nguy hiểm bằng một chất không nguy hiểm hoặc ít nguy hiểm hơn nhằm hạn chế quy mô và mức độ của sự cố khi có cháy, nổ xảy ra.

Khi đánh giá rủi ro, doanh nghiệp cần ghi chép lại những phát hiện liên quan đến vị trí, phạm vi của các chất nguy hiểm và phân loại chúng theo khu vực. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ có được các thông tin để đưa ra các hướng dẫn và triển khai các hoạt động đào tạo phù hợp. Từ các thông tin đã đánh giá, doanh nghiệp cũng có thể đưa ra được các biện pháp nhằm đối phó với tai nạn, sự cố và trường hợp khẩn cấp khi xảy ra.

Khi doanh nghiệp có những thay đổi tại nơi làm việc như thay đổi các chất nguy hiểm hiện có, thay đổi số lượng các chất nguy hiểm hoặc quy trình làm việc thì cũng cần đánh giá lại rủi ro, nhất là khi có những sự cố suýt xảy ra để xác định xem các biện pháp đang áp dụng đã phù hợp hay chưa. Nhìn chung, việc đánh giá rủi ro cần được thực hiện thường xuyên và cập nhật.

Kiểm soát rủi ro cháy, nổ tại các khu công nghiệp trong giai đoạn hồi phục sản xuất
Lớp huấn luyện về công tác ATVSLĐ và PCCC cho cán bộ, nhân viên Nhà máy thủy điện Hương Điền (Thừa Thiên-Huế).

Một số biện pháp đảm bảo an toàn cháy, nổ

Để đảm bảo an toàn cháy, nổ tại nơi làm việc, các doanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp như:

Thay thế nhằm loại bỏ các chất nguy hiểm: Biện pháp tốt nhất trong đảm bảo an toàn cháy, nổ là thay thế chất nguy hiểm bằng các chất khác không nguy hiểm hoặc một chất ít nguy hiểm hơn. Doanh nghiệp cũng có thể thay đổi và thiết kế một quy trình mới ít có nguy cơ hơn so với quy trình đang áp dụng. Trên thực tế, việc thay thế là điều không hề đơn giản. Các chất nguy hiểm mà doanh nghiệp thường lưu trữ chính là nguyên liệu hoặc nhiên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất nên thường khó có thể loại bỏ hoặc giảm số lượng.

Kiểm soát rủi ro cháy nổ: Trong trường hợp không thể thay thế, tức là không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro, doanh nghiệp nên thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro như giảm lưu trữ số lượng các chất nguy hiểm đến mức tối thiểu. Cần ưu tiên xây dựng quy trình sản xuất sao cho tránh hoặc giảm thiểu việc phát sinh các nguy cơ cháy, nổ.

Tại nơi làm việc, doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ các nguồn phát sinh cháy như ngọn lửa, nguồn nhiệt, việc sử dụng các thiết bị đốt nóng, các hoạt động sửa chữa, thi công, hàn cắt… gây phát sinh ngọn lửa, nguồn nhiệt. Không để các vật dụng nguy hiểm gần hoặc dễ tiếp xúc với các nguồn tạo lửa.

Bên cạnh đó, cần phải bố trí nơi làm việc thông thoáng, không để môi trường làm việc trở thành môi trường dễ nổ; sắp xếp hàng hóa gọn gàng, bảo đảm khoảng cách lối đi, lối thoát hiểm; kiểm tra và khắc phục kịp thời các trang thiết bị báo cháy, chữa cháy bị hư hỏng; giữ khoảng hở giữa các nhà xưởng để phòng chống cháy lan; kiểm tra, đấu, nối, lắp đặt đảm bảo an toàn đối với các thiết bị điện.

Các biện pháp giảm thiểu rủi ro: Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp thay thế nhằm loại bỏ các chất nguy hiểm và kiểm soát rủi ro cháy, nổ, doanh nghiệp cũng cần áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro khi sự cố cháy, nổ xảy ra. Nhờ những thông tin có được từ đánh giá rủi ro, cần xây dựng và thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro sao cho phù hớp với tính chất và tình hình thực tế của công ty. Cần có các biện pháp ngăn chặn đám cháy và vụ nổ lây lan sang người khác, sang máy móc, thiết bị, các bộ phận khác của nơi làm việc.

Doanh nghiệp cũng cần xây dựng phương án sơ tán người lao động ra khỏi nơi nguy hiểm nhằm giảm thiểu đến mức tối thiểu số lượng người lao động phải tiếp xúc với đám cháy, giảm thiểu các thiệt hại về người và của cho doanh nghiệp khi xảy ra cháy, nổ. Cần trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy tại chỗ theo quy định để có thể nhanh chóng và kịp thời dập tắt đám cháy khi phát sinh.

Kiểm soát rủi ro cháy, nổ tại các khu công nghiệp trong giai đoạn hồi phục sản xuất
Các doanh nghiệp phải định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng, bổ sung các phương tiện chữa cháy đảm bảo đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ chữa cháy tại chỗ nếu có tình huống cháy, nổ xảy ra. Trong ảnh: Nhân viên Công ty CP TM và DV kỹ thuật MTECH (TP. Hà Nội) kiểm tra máy bơm chữa cháy.

Các doanh nghiệp cần xây dựng, củng cố, kiện toàn lực lượng PCCC cơ sở; tổ chức huấn luyện, trang bị phương tiện đầy đủ cho lực lượng PCCC cơ sở; định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng, bổ sung các phương tiện chữa cháy và nguồn nước chữa cháy, đảm bảo đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ chữa cháy tại chỗ nếu có tình huống cháy, nổ xảy ra. Đồng thời, đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính việc chấp hành các quy định về an toàn PCCC.

Tăng cường kiểm tra, giám sát PCCC của lực lượng Cảnh sát và Ban Quản lý Khu công nghiệp: Để đảm bảo an toàn PCCC tại khu công nghiệp, lực lượng Cảnh sát PCCC cần phối hợp tích cực với các cấp, các ngành, tuyên truyền, đẩy mạnh ý thức trách nhiệm của các chủ doanh nghiệp, người lao động trong khu công nghiệp thực hiện các quy định về phòng chống cháy, nổ nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy, nổ, đảm bảo sản xuất an toàn, bền vững. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính việc chấp hành các quy định về an toàn PCCC trong khu công nghiệp, kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở nguy cơ cao về cháy, nổ nằm trong khu công nghiệp mà không đảm bảo các điều kiện về an toàn PCCC.

Tài liệu tham khảo:

1. Controlling fire and explosion risks in the workplace A brief guide to the Dangerous Substances and Explosive Atmospheres Regulations. www.hse.gov.uk/pubns/indg370.htm.

2. Dangerous Substances and Explosive Atmospheres Regulations 2002 S1 2002/2776 HMSO

3. Safe handling of combustible dusts: Precautions against explosions

4. Management of health and safety at work. Management of Health and Safety at Work Regulations 1999. Approved Code of Practice and guidance L21 HSE Books 2000 ISBN 978 0 7176 2488 1 www.hse.gov.uk/pubns/books/l21.htm

Nâng cao ý thức pháp luật về  phòng chống cháy, nổ Nâng cao ý thức pháp luật về phòng chống cháy, nổ

Đã có rất nhiều vụ cháy, nổ để lại hậu quả nặng nề về tài sản, con người. Nguyên nhân thì có nhiều, cả ...

Chú trọng thực hiện công tác đảm bảo an toàn cháy nổ cho người lao động Chú trọng thực hiện công tác đảm bảo an toàn cháy nổ cho người lao động

Tại cấp cơ sở, công đoàn có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, trong đó có phòng ...

Công đoàn tăng cường biện pháp phòng, chống cháy nổ bảo đảm an toàn cho người lao động Công đoàn tăng cường biện pháp phòng, chống cháy nổ bảo đảm an toàn cho người lao động

Các cấp Công đoàn cần đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, tập huấn bồi dưỡng kiến thức về an toàn lao động, phòng chống ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Vụ tai nạn lao động ở Yên Bái: Đừng để người lao động “tàn” đến “phế”

Người lao động -

Vụ tai nạn lao động ở Yên Bái: Đừng để người lao động “tàn” đến “phế”

Theo TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ, đối với các trường hợp thương vong trong vụ tai nạn ở Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, cần có chính sách ổn định tâm lý, sinh kế và hỗ trợ để người lao động (NLĐ) không trở thành tàn phế.

Cần làm rõ “lỗ hổng” về quy trình an toàn trong vụ 7 công nhân tử vong tại Yên Bái

Người lao động -

Cần làm rõ “lỗ hổng” về quy trình an toàn trong vụ 7 công nhân tử vong tại Yên Bái

TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ cho rằng các đoàn điều tra cần điều tra làm rõ Công ty CP Xi măng và Khoáng sản có thực hiện đúng các quy trình an toàn hay không?

Vụ 7 công nhân tử vong ở Yên Bái: Dấu hỏi về huấn luyện và an toàn vận hành

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ 7 công nhân tử vong ở Yên Bái: Dấu hỏi về huấn luyện và an toàn vận hành

Từ chi tiết một công nhân bị thương lết vào trung tâm điều khiển và loay hoay mất 30 phút mới tắt được nguồn điện của máy nghiền đã khiến các chuyên gia đặt câu hỏi về công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và vận hành an toàn máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

Vụ sập mái kính khiến 4 công nhân thương vong: Thiếu dây đeo an toàn

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ sập mái kính khiến 4 công nhân thương vong: Thiếu dây đeo an toàn

Liên quan đến vụ tai nạn lao động khiến 4 người thương vong tại một công trình thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; chuyên gia về an toàn, vệ sinh lao động cho biết mấu chốt nằm ở việc có đeo dây an toàn hay không.

Tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo khẩn sau vụ tai nạn lao động khiến 1 người tử vong

Người lao động -

Tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo khẩn sau vụ tai nạn lao động khiến 1 người tử vong

Liên quan đến vụ nổ khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương xảy ra tại Cụm công nghiệp Phú Lâm, huyện Tiên Du, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã có chỉ đạo khẩn yêu cầu các sở, ban, ngành vào cuộc và báo cáo.

Vụ 4 công nhân tử vong tại Công ty Than Thống Nhất: Chuyên gia an toàn nói gì?

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ 4 công nhân tử vong tại Công ty Than Thống Nhất: Chuyên gia an toàn nói gì?

Rạng sáng nay (3/4), một vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty Than Thống Nhất, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh khiến 4 công nhân tử vong, 7 người khác bị thương.

Bản tin công nhân: Công nhân xa nhà tranh thủ tăng ca, về quê dịp lễ Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Công nhân xa nhà tranh thủ tăng ca, về quê dịp lễ

Bản tin công nhân ngày 29/4 gồm những nội dung chính sau đây: Hà Nội: Gác lại nghỉ lễ, nhiều công nhân chạy đua trên công trình giao thông trọng điểm; Công nhân đội nắng, đẩy nhanh tiến độ dự án gần 500 tỉ đồng trên Quốc lộ 6; Công nhân xa nhà tranh thủ tăng ca, về quê dịp lễ...

06 thủ đoạn lừa đảo “nở rộ” dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, người lao động nên cảnh giác Tôi công nhân

06 thủ đoạn lừa đảo “nở rộ” dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, người lao động nên cảnh giác

Theo cơ quan Công an, dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2024 kéo dài 5 ngày liên tục cũng là thời điểm các chiêu trò lừa đảo liên quan đến hoạt động du lịch bắt đầu nở rộ, khiến nhiều người dân lao động bị sập bẫy. Dưới đây là một số thủ đoạn lừa đảo dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 mà các đối tượng thường sử dụng để chiếm đoạt tài sản của người dân lao động cần biết và nên tránh.

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó" Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó"

Talk Công đoàn là cuộc trò chuyện với đồng chí Bùi Thị Ngọc Thủy, Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Hoàng Mai.

Top 10 đơn vị dẫn đầu cuộc thi tìm hiểu công tác ATVSLĐ Infographic

Top 10 đơn vị dẫn đầu cuộc thi tìm hiểu công tác ATVSLĐ

Cuộc thi trực tuyến CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ do Ban Quan hệ lao động Tổng liên đoàn phối hợp với Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức, diễn ra từ ngày 15/04/2024.
Bản tin công nhân: Không nghỉ lễ, nhiều lao động nữ đăng ký đi làm để có thu nhập Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Không nghỉ lễ, nhiều lao động nữ đăng ký đi làm để có thu nhập

Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5: Tránh sốc nhiệt do nắng nóng; Đội nắng nóng, đua tiến độ trên đại công trường Vành đai 4 ; Tiếc tiền, công nhân đội nắng rát mặt, đi hàng trăm cây số về quê nghỉ lễ; Không nghỉ lễ, nhiều lao động nữ đăng ký đi làm để có thu nhập...là những tin chính trong bản tin công nhân ngày 28/04/2024.

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

Vụ bụi phổi ở Nghệ An: Lỗ hổng trong công tác kiểm tra, giám sát an toàn lao động

Người lao động -

Vụ bụi phổi ở Nghệ An: Lỗ hổng trong công tác kiểm tra, giám sát an toàn lao động

Từ vụ việc hơn 60 công nhân mắc bụi phổi ở Công ty TNHH Châu Tiến (Nghệ An) cho thấy công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về an toàn vệ sinh lao động còn thiếu sâu sát, chưa phát hiện các vi phạm hoặc xử lý chưa nghiêm.

Quảng Ninh: Gần 60 công nhân nhập viện nghi bị ngộ độc khí

An toàn, vệ sinh lao động -

Quảng Ninh: Gần 60 công nhân nhập viện nghi bị ngộ độc khí

Trong khi đang làm việc, 57 công nhân Công ty TNHH Vega Balls thuộc Khu công nghiệp Đông Mai có biểu hiện buồn nôn, đau đầu, khó thở nghi do ngộ độc khí đã phải nhập viện điều trị.

Sự bình an, ổn định của lao động là yếu tố cốt lõi của an dân trong phục hồi kinh tế

Người lao động -

Sự bình an, ổn định của lao động là yếu tố cốt lõi của an dân trong phục hồi kinh tế

“An dân” theo từ điển Hán Việt là an định đời sống nhân dân, vỗ về nhân dân. Trong “an dân”, từ an là làm cho yên ổn, từ dân chỉ dân chúng. “Dân là gốc” trở thành bài học quan trọng bậc nhất đối với sự còn mất của chính quyền. Trong những ngày đầu sau khi nước Việt Nam ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn chú ý đến quan niệm “dân là gốc” (dân vi bản) truyền thống. Trong tình hình mới, Đảng ta cũng có quan điểm dựa vào dân, “dân là gốc”, là trung tâm, là chủ thể. Điều đó có lẽ cũng đúng với tổ chức Công đoàn trong quan hệ với công nhân lao động (CNLĐ).

Chuyên gia chỉ rõ nguyên nhân bệnh bụi phổi khiến 6 công nhân tử vong tại Nghệ An

Người lao động -

Chuyên gia chỉ rõ nguyên nhân bệnh bụi phổi khiến 6 công nhân tử vong tại Nghệ An

Chuyên gia khẳng định vụ bụi phổi xảy ra tại Công ty TNHH Châu Tiến (Nghệ An) xuất phát từ hệ thống công nghệ, thiết bị chưa đảm bảo an toàn, doanh nghiệp chưa nghiêm túc tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Vụ 3 người tử vong dưới khoang tàu: Điều cần biết về hiểm họa ở không gian kín

Người lao động -

Vụ 3 người tử vong dưới khoang tàu: Điều cần biết về hiểm họa ở không gian kín

Vụ việc 3 người tử vong do bị ngạt khí trong khoang tàu vừa xảy ra ở Quảng Ninh tiếp tục là lời cảnh báo về những hiểm họa chết người trong không gian kín.

Nâng cao ý thức bảo đảm an toàn lao động của nữ nông dân trồng cà phê

An toàn, vệ sinh lao động -

Nâng cao ý thức bảo đảm an toàn lao động của nữ nông dân trồng cà phê

Thời gian qua, nhờ những khóa đào tạo, tập huấn của Liên minh Cà phê Phụ nữ Quốc tế sử dụng chương trình WIND, những nữ nông dân trồng cà phê ở Sơn La đã biết làm việc an toàn hơn, tổ chức cuộc sống tốt hơn, môi trường phong quang, sạch đẹp hơn.

Vụ bụi phổi ở Nghệ An: Người lao động có thể khởi kiện

Người lao động -

Vụ bụi phổi ở Nghệ An: Người lao động có thể khởi kiện

Chuyên gia an toàn, vệ sinh lao động đánh giá vụ việc hàng loạt công nhân bị bụi phổi tại Công ty TNHH Châu Tiến (Nghệ An) là rất nghiêm trọng.

Học hỏi, đưa những cải tiến vào sản xuất

An toàn, vệ sinh lao động -

Học hỏi, đưa những cải tiến vào sản xuất

Cùng với các ngành, các cấp chính quyền Lâm Đồng, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã tổ chức nhiều hoạt động cải thiện điều kiện làm việc (ĐKLV) của người lao động (NLĐ) trong lĩnh vực sản xuất cà phê ở địa phương, như mở các lớp tập huấn về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), đánh giá rủi ro tại nơi làm việc... qua đó nhiều nông dân Lâm Đồng đã nắm bắt, áp dụng, bảo đảm ATVSLĐ cho chính mình.

Góp phần bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong nông nghiệp

An toàn, vệ sinh lao động -

Góp phần bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong nông nghiệp

Công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong ngành Nông nghiệp là một trong những vấn đề trọng tâm được ngành, Công đoàn ngành quan tâm thúc đẩy trong nhiều năm qua.

Nâng cao nhận thức về ATVSLĐ trong chuỗi cung ứng cà phê

An toàn, vệ sinh lao động -

Nâng cao nhận thức về ATVSLĐ trong chuỗi cung ứng cà phê

Dự án Vision Zero Fund (ILO VZF) đã tích cực phối hợp với Tổng LĐLĐ Việt Nam trong việc chia sẻ thông tin, tham vấn và triển khai thúc đẩy Chiến dịch truyền thông để nâng cao nhận thức về ATVSLĐ trong chuỗi cung ứng cà phê tại Việt Nam.