Khuyến khích cán bộ bị kỷ luật tự nguyện xin từ chức
Đảng với công nhân - 11/05/2023 10:09 HỒNG MINH
Nguyên tắc bổ nhiệm cán bộ
Điểm đặc biệt của Quy định số 12-QĐ/TU là khuyến khích cán bộ bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách mà năng lực hạn chế, uy tín giảm sút tự nguyện xin từ chức; nếu không tự nguyện xin từ chức thì cấp có thẩm quyền xem xét miễn nhiệm theo quy định. Điều này nhằm thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương của Đảng.
Quy định số 12-QĐ/TU gồm 7 chương, 39 điều, để thay thế Quy định số 04-QĐ/TU ngày 11/8/2021 của Thành ủy Hà Nội nhằm cụ thể hóa các quy định mới của Trung ương. Trong đó, nêu rõ các quy định cụ thể về phân cấp quản lý cán bộ; bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử; bổ nhiệm lại, giới thiệu tái cử; điều động, biệt phái và chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ; miễn nhiệm, cho từ chức và bố trí cán bộ sau khi miễn nhiệm, từ chức.
Quy định số 12-QĐ/TU nêu rõ, cán bộ bị kỷ luật thì không phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào chức vụ cao hơn chức vụ khi bị kỷ luật. Ảnh minh họa: TL |
Các cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị và mỗi cán bộ, đảng viên có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy về cán bộ và công tác cán bộ. Không một tập thể hoặc cá nhân nào được thay đổi hoặc không thực hiện đúng quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy. Trường hợp đặc biệt cần thay đổi, phải được Ban Tổ chức Thành ủy thẩm định, báo cáo và được Ban Thường vụ Thành ủy đồng ý.
Cấp ủy, tổ chức Đảng và tập thể lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử theo thẩm quyền; bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, phát huy đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm của từng thành viên và người đứng đầu. Việc này còn phải bảo đảm sự ổn định, kế thừa và phát triển liên tục của đội ngũ cán bộ; nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Không bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, điều động, phong, thăng quân hàm đối với cán bộ, đảng viên đang bị xem xét, xử lý kỷ luật.
Cán bộ sau khi được bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vì một trong các lý do: sức khỏe không bảo đảm; uy tín giảm sút; không hoàn thành nhiệm vụ; vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước…, thì cấp có thẩm quyền quyết định việc thay thế, cho thôi giữ chức, miễn nhiệm, từ chức, cách chức, không chờ hết thời hạn giữ chức vụ, hết nhiệm kỳ công tác.
Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm
Trước hết, quy định nêu rõ, cán bộ bị kỷ luật thì không phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào chức vụ cao hơn chức vụ khi bị kỷ luật trong khoảng thời gian 12 tháng đối với hình thức kỷ luật khiển trách; 30 tháng đối với hình thức kỷ luật cảnh cáo; 60 tháng đối với hình thức kỷ luật cách chức (tính từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực).
Về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử chức vụ cao hơn, quy định yêu cầu phải bảo đảm tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn chức danh theo quy định của Đảng và cơ quan có thẩm quyền; không vi phạm quy định về những điều đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức không được làm.
Các đồng chí Thường trực Thành ủy Hà Nội tặng hoa chúc mừng các đồng chí nhận nhiệm vụ mới. Ảnh: nhandan.vn |
Cán bộ được giới thiệu từ nguồn nhân sự tại chỗ phải được quy hoạch vào chức danh bổ nhiệm hoặc được quy hoạch chức danh tương đương trở lên. Đối với nhân sự từ nguồn ở bên ngoài phải được quy hoạch chức danh tương đương trở lên. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Đối với việc bổ nhiệm lại, giới thiệu tái cử, quy định yêu cầu chậm nhất là 90 ngày trước ngày hết hạn bổ nhiệm, người đứng đầu và tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ phải xem xét, báo cáo và chịu trách nhiệm trước cấp có thẩm quyền về việc xin chủ trương bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đến tuổi nghỉ hưu đối với cán bộ.
4 trường hợp cán bộ xin từ chức Theo quy định số 41-QĐ/TW, việc xem xét đối với cán bộ xin từ chức được căn cứ vào 1 trong các 4 trường hợp sau: 1. Do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao. 2. Để cơ quan, đơn vị mình quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng. 3. Có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định. 4. Vì lý do chính đáng khác của cá nhân. Cán bộ sau khi từ chức nếu có nguyện vọng tiếp tục công tác thì cấp có thẩm quyền có thể căn cứ vào năng lực, đạo đức, kinh nghiệm để xem xét, bố trí công tác phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Cán bộ đã từ chức và bố trí công tác khác, nếu được cấp có thẩm quyền đánh giá tốt, bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện và khắc phục được những yếu kém, sai phạm, khuyết điểm thì có thể được xem xét để quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử theo quy định. |
Nhiều cá nhân, tập thể bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật và đề nghị kỷ luật Tại kỳ họp thứ 28 vừa diễn ra ngày 12 và 13/4/2023, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTW) đã xem xét, ... |
“Thủ đô phải là hình mẫu cho cả nước” Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn Hà Nội phát huy hơn nữa tinh thần tự lực, tự cường, đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, ... |
Tập trung công tác nghiên cứu lý luận tư tưởng của Bác về thi đua yêu nước Ban Tuyên giáo Trung ương vừa ban hành văn bản số 102-HD/BTGTW ngày 27/4/2023 hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch ... |
Tin cùng chuyên mục
Đảng với công nhân - 23/11/2024 15:28
20 năm thực hiện mong ước vào Đảng của nữ công nhân
Ấn tượng đầu tiên của tôi về chị Trần Thị Phượng - nhân viên văn phòng xưởng hoàn thành của Công ty TNHH Vina Korea (Vĩnh Phúc) chính là nụ cười. Nụ cười đó càng rạng rỡ hơn khi chị chia sẻ về công việc và niềm tự hào khi trở thành đảng viên.
Đảng với công nhân - 18/11/2024 16:52
6 trọng tâm tạo phát triển đột phá trong “kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
Trong các bài viết, bài phát biểu quan trọng gần đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập vấn đề “kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”. Để làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn cơ bản về vấn đề này, một cuộc hội thảo khoa học quốc gia vừa được tổ chức hôm 15/11, với chủ đề: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, tập hợp 51 bài tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học và nhà lãnh đạo.
Đảng với công nhân - 18/11/2024 14:45
Thống nhất nhận thức về Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Sáng ngày 15/11/2024, tại Hà Nội, Hội đồng khoa học các ban Đảng Trung ương và Tạp chí Cộng sản đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn". Tạp chí Lao động và Công đoàn trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu Kết luận Hội thảo của đồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương.
Đảng với công nhân - 16/11/2024 18:55
Nữ đảng viên gần 30 năm... cầm chổi
“Trong giây phút tuyên thệ dưới lá cờ Đảng, tôi đã không cầm được nước mắt bởi sự xúc động. Vậy là cùng với chồng, tôi đã là đảng viên để làm tấm gương cho con tôi sau này phấn đấu noi theo”, chị Nguyễn Thị Oanh chia sẻ.
Đảng với công nhân - 10/11/2024 20:00
Kỷ nguyên mới và định hướng đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
Những ngày gần đây nhiều trí thức, đảng viên quan tâm đến một loạt bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm cả về nội dung và cách diễn giải vấn đề. Chẳng hạn, vấn đề lãng phí không phải là mới, nhưng cách đặt vấn đề, cách phân tích và diễn giải về lãng phí làm cho người ta đặc biệt chú ý.
Đảng với công nhân - 04/11/2024 10:09
Để công nhân xa quê, nhưng không rời xa Đảng
Việc lựa chọn đi làm ăn xa của đảng viên là chính đáng nên hầu hết các chi ủy, chi bộ đều quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho đảng viên có việc làm, ổn định cuộc sống. Từ đây, nhiều cách làm hay trong quản lý đảng viên đi lao động, làm công nhân, làm việc xa nơi cư trú đã được ra đời…