"Không nản chí, không bỏ cuộc"
Đời sống - 08/08/2020 11:33 Minh Hoàng
Trước khó khăn do dịch bệnh gây ra, công nhân lao động kêu gọi nhau không nản chí, không bỏ cuộc. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng luôn đồng hành cùng đoàn viên, công nhân lao động. Mới đây, Tổng Liên đoàn đã quyết định không thu đoàn phí công đoàn đối với những đoàn viên có thu nhập thấp dưới mức lương cơ sở. Ảnh dangcongsan.vn |
Dịch Covid-19 trở lại. Quá nhanh, quá nguy hiểm. Số người tử vong liên tục tăng lên, dù mới chỉ là một chục. Số người nhiễm trong cộng đồng được phát hiện còn tăng nhanh hơn nữa. Một không khí lo ngại bao trùm. Cộng đồng mạng xã hội công nhân dè dặt chia sẻ những thông tin không vui.
Tôi có cảm giác một số mạng xã hội công nhân dường như cố gắng không nói nhiều đến dịch, không phải vì sợ nó hoặc có mối quan tâm khác lớn hơn; mà giống như sự “nín thở” trước cơn giông bão mới. Thông tin, sự chia sẻ về dịch bệnh có vẻ ít hơn so với mức độ nguy hiểm và tốc độ lây truyền mà nó đang diễn ra. Thay vào đó là dày đặc những câu hỏi tìm việc, tìm phòng trọ, hỏi kinh nghiệm phỏng vấn, làm hồ sơ… Nếu có nhắc đến dịch thì thường là những câu kiểu như: “Liệu có giãn cách xã hội nữa không mọi người ơi?”, “Bệnh nhân 714 đi về từ vùng dịch sao không cách ly tại nhà lại đi nhiều thế?”, “Công việc đã ít, công ty đang ngắc ngoải. Lấy gì sống đây?”…
Cảnh giác, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bằng đeo khẩu trang được công nhân cả nước thực hiện nghiêm cả khi đi ngoài đường và khi vào nhà máy. Ảnh minh họa của daidoanket.vn |
Có lẽ, ở phía sau sự dè dặt nêu trên là một nỗi bồn chồn, lo lắng lớn. Đợt dịch mấy tháng đầu năm vẫn đang hàng ngày hàng giờ tác động tiêu cực đến sản xuất, đời sống của hàng chục triệu người, nhất là đối tượng công nhân, đặc biệt là vợ chồng công nhân xa quê - những người đã “đặt cược” toàn bộ đời sống của bản thân mình và con cái vào sự ổn định của công việc, thu nhập. Nay dịch tái bùng phát, tốc độ nhanh hơn, khó lường hơn, nguy hiểm hơn - đã mười người tử vong, mỗi ngày cơ quan chức năng lại công bố hàng chục ca nhiễm mới trong cộng đồng ở các tỉnh kéo dài từ Nam ra Bắc - thì điều gì đang đón đợi phía trước? Chỉ nghĩ thôi đã thấy lạnh người.
Tôi nghĩ, giống như trước khi bước vào một trận đánh sinh tử, những người lính thay vì nói về bom rơi, đạn nổ, sự hy sinh, họ lại tranh thủ kể cho nhau nghe dự định đến ngày chiến thắng sẽ làm gì. Đó là cách ứng xử của người chủ động đương đầu với hiểm nguy. Có ích gì nếu chỉ lo âu, kêu lên nỗi sợ hãi khiến bản thân và đồng đội nhụt chí?
Cán bộ, công nhân Dự án metro Bến Thành - Suối Tiên rửa tay sát khuẩn trước khi vào công trình. Ảnh plo.vn |
Một bạn ở Khu Công nghiệp Bắc Thăng Long viết: “Dịch bệnh khó khăn, tuyệt đối không bỏ cuộc. Bạn hãy mạnh mẽ kiên cường. Hãy làm hết sức, cảnh giác như thể bạn chưa bao giờ chiến thắng. Hãy hành động như thể bạn chưa bao giờ thất bại. Sự lười biếng của bản thân như một cái rễ cây. Chúng nhanh chóng phát triển và ghim chặt bạn tại chỗ. Chúc tất cả các bạn luôn cười tươi và vượt qua khó khăn để thành công”.
Tôi nghĩ khó có khẩu hiệu nào hay và chân thành hơn thế trong tình huống này. Không bỏ cuộc, không buông xuôi, không lười biếng. Hãy làm chủ tình hình, làm tất cả những gì cần phải làm ở cương vị, điều kiện, trách nhiệm của mình với một tinh thần lạc quan và niềm tin tất thắng.
Khó khăn đang ở trước mặt mỗi người, buộc chúng ta phải dũng cảm vượt qua. Khó khăn sẽ còn nhiều hơn để tiếp tục thử thách chúng ta. Nhưng không gì có thể khiến chúng ta bỏ cuộc nếu chúng ta có ý chí, niềm tin và quyết liệt hành động vì niềm tin ấy.
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 8/8 |
Tăng cường tuyên truyền, kịp thời hỗ trợ đoàn viên gặp khó khăn do dịch bệnh |
Cuộc sống của 7 người trong gia đình bị nhiễm Covid- 19 hiện giờ ra sao? |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.