Quảng Nam: Khẩn cấp di dời, ổn định đời sống người dân hai huyện sạt lở núi
Người lao động - 23/09/2024 20:57 Hoài Nam - Đình Toàn
Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất |
Hiểm họa chực chờ
Tại xã Trà Cang, huyện vùng cao Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, mưa lớn kéo dài những ngày qua gây hiện tượng sạt lở tại làng Tăk Chay thuộc địa bàn thôn 5.
Có 33 hộ dân với 175 nhân khẩu bị ảnh hưởng. Trong đó có 20 hộ với 98 nhân khẩu đã di dời và được bố trí ở xen ghép, ở tạm tại điểm trường thôn; còn lại 13 hộ với 77 nhân khẩu đang tiếp tục di dời.
Video: Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Nguyễn Văn Dũng thị sát hiện trường sạt lở núi, tặng quà cho người dân bị thiệt hại.
Bà Hồ Thị Diệp, người Xê Đăng ở làng Tăk Chay kể: “Mưa lớn ầm ào, xối xả khiến bà con run rẩy, thức trắng cả đêm không dám ngủ, đến khoảng 2 giờ sáng thì xảy ra sạt lở. May mà sơ tán kịp”.
Vụ sạt lở không gây thiệt hại về người và tài sản nhưng số hộ cần di dời khẩn cấp khá lớn, gây khó khăn cho địa phương.
Lãnh đạo UBND huyện Nam Trà My cho biết đã cùng với xã Trà Cang họp dân, thống nhất phương án di dời, bố trí tái định cư, đồng thời hỗ trợ gạo, tiền mặt giúp bà con trang bị dụng cụ sinh hoạt trong quá trình dựng nhà tạm.
Khẩn trương xử lý bùn đất sau mưa lớn tràn vào điểm trường, nhà văn hóa ở huyện Nam Giang |
Tại huyện miền núi Nam Giang, tỉnh Quảng Nam cũng xuất hiện vết nứt lớn đe dọa cả làng ở thôn 56B, xã biên giới Đắc Pre.
Tại hiện trường, vết nứt lớn kéo dài chạy dọc quả đồi, có chiều sâu từ 1,5m đến 5m, chiều dài 123m. Nhiều đoạn có dấu hiệu sụt trượt, lún sâu theo lớp tầng, đường nứt mở rộng và ngấm nước nhiều ngày, nguy cơ đất sụt lở bất cứ lúc nào.
“Ngay dưới chân ngọn đồi này là nơi sinh sống ổn định của 11 hộ dân, 41 nhân khẩu người Tà Riềng, Ve, Giẻ Triêng từ bao đời nay, chưa từng xảy ra sạt lở nghiêm trọng. Do đó, vết nứt lớn trên ngọn đồi là điều bất thường. Toàn bộ đã buộc phải sơ tán khẩn cấp đến các điểm trường học và nhà dân kiên cố, từ đêm 19/9”, một lãnh đạo huyện Nam Giang cho hay.
Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết (trái) trao quà cho dân làng Tăk Chay, huyện Nam Trà My, Quảng Nam. Ảnh: Thiện Phú |
Đến thăm làng Tăk Chay, xã Trà Cang, huyện Nam Trà My bị sạt lở nặng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết yêu cầu khẩn trương ổn định chỗ ở cho người dân.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam ghi nhận và đánh giá cao sự chủ động của địa phương trong việc kịp thời di dời, ổn định tinh thần cho người dân; đồng thời đề nghị địa phương cần tiếp tục quán triệt các văn bản của Trung ương, Chính phủ và tỉnh trong phòng ngừa, ứng phó thiên tai.
Lực lượng dân quân địa phương hỗ trợ người dân dời nhà |
“Chúng ta phải đặt an toàn tính mạng Nhân dân lên trên hết, không để dân chịu đói, rét, không để học sinh phải nghỉ học. Tinh thần phải chủ động lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ, đặc biệt nâng tính chủ động của người dân. Do đó cần phải tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức phòng tránh thiên tai”, đồng chí Lương Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam cũng yêu cầu địa phương cần tăng cường tuyên truyền, cập nhật thông tin, cảnh báo nguy cơ mưa lũ, sạt lở nhanh chóng tới người dân và các trường học. Cần chi tiết hơn nữa các phương án ứng phó, phòng chống, khắc phục thiên tai.
Ngoài ra, quán triệt đầy đủ cho các lực lượng cần thiết để tham mưu, thực hiện kịp thời khi có sự cố xảy ra. Đặc biệt cần tập trung chỉ đạo sớm công tác dự trữ lương thực, thực phẩm, khẩn trương di dời, sắp xếp dân cư.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam yêu cầu địa phương cần phải hoàn thành di dời 11 hộ dân còn lại chậm nhất đến hết ngày 23/9.
Nguy cơ vùi lấp cả ngôi làng ở xã Đắc Pre
Tại huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, đồng chí Lê Văn Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá, nếu mưa lớn tiếp tục kéo dài thì nguy cơ sạt lở rất lớn, vùi lấp cả ngôi làng ở thôn 56B, xã biên giới Đắc Pre.
Tình trạng nứt núi, sạt lở núi ở huyện Nam Giang khá nguy cấp, đe dọa trực tiếp đến nhiều hộ dân buộc phải di dời khẩn cấp. |
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam thăm hỏi, tặng quà động viên bà con cố gắng vượt qua khó khăn, tuyệt đối không quay trở lại làng cũ trong thời điểm này. Đồng thời, chỉ đạo chính quyền huyện Nam Giang khẩn trương, tìm kiếm vị trí mới an toàn để bố trí tái định cư cho người dân thôn 56B, đến nơi ở mới.
Theo đề xuất của huyện Nam Giang, 11 hộ dân tại thôn 56B sẽ thực hiện tái định cư khẩn cấp đối với dân vùng nguy cơ sạt lở, theo Nghị quyết 23 của HĐND tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng đi thị sát vùng sạt lở ở huyện Nam Giang |
Tổng kinh phí để bố trí tái định cư mới hơn 6 tỷ đồng và mức kinh phí hỗ trợ dự kiến khoảng 115 triệu đồng/nhà. Khu tái định cư này được nhà nước đầu tư đầy đủ điện, đường, trường, trạm…
Theo đề án phòng, chống thiên tai của tỉnh Quảng Nam, địa phương có đến 93 điểm nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất đá, với hàng nghìn hộ dân đang sinh sống, chủ yếu tập trung ở miền núi. Tuy nhiên, mới đầu mùa mưa đã xuất hiện những điểm sạt lở mới, đe dọa các khu dân cư và nhiều tuyến giao thông.
Bà con huyện Nam Giang, Quảng Nam bị thiệt hai do nạn sạt lở núi |
Đồng chí Phan Xuân Quang - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Nam cho biết, hiện nay ở vùng núi Quảng Nam có khá đông công nhân đang thi công các công trình xây dựng, công nhân tại các công ty vàng và giáo viên ở nhiều điểm trường... Họ luôn phải đối mặt với hiểm hoạ sạt ở núi, sập hầm vàng, lũ ống, lũ quét...
"Chúng tôi luôn nhắc nhở các đơn vị thi công, chủ sử dụng lao động, công đoàn ngành Giáo dục phải thường xuyên theo dõi, quan tâm đến điều kiện ăn ở, sinh hoạt, điều kiện làm việc của đoàn viên, người lao động. Bằng mọi cách phải đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng của họ, nhất là đối với công nhân tại các công ty khai thác vàng với môi trường làm việc dễ bị tác động bởi mưa lũ, sạt lở", đồng chí Quang cho hay.
Vụ sạt lở do… “nhân tai” Trong khi câu chuyện về vụ sạt lở ở vườn sầu riêng tại Lâm Đồng vẫn còn nóng hổi, một vụ sạt nhỏ, với dòng ... |
Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh ... |
Làng Nủ sau thảm họa: Những dấu chân kiếm tìm Dưới cái nắng cháy da, cháy thịt, hay mưa như trút nước, các cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 98 (Sư đoàn 316, Quân khu ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
Đời sống - 09/11/2024 16:41
Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo
Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…
Người lao động - 06/11/2024 19:48
Lao động nhập cư và làn sóng “bỏ phố về quê”
Nhiều năm gần đây, người lao động nhập cư ở nhiều thành phố, đô thị lớn dần có xu hướng quay trở về quê hương làm việc. Có nhiều yếu tố tác động đến quyết định này, trong số đó là quan điểm “muốn về gần nhà” và sự thay đổi trong chính sách thu hút nhân lực của các địa phương.