Giải pháp đảm bảo sức khỏe, ATVSLĐ cho người lao động khi điều chỉnh giờ làm thêm

An toàn, vệ sinh lao động - ĐỖ THIỆM

Ngày 3/6, Tổng LĐLĐ Việt Nam và Chương trình BetterWork Việt Nam tổ chức Hội thảo "Các giải pháp đảm bảo sức khỏe và an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cho người lao động khi điều chỉnh giờ làm thêm".
Bảo đảm ATVSLĐ: Góp phần phát triển kinh tế, xã hội sau đại dịch Thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm về an toàn, vệ sinh lao động Những bước tiến quan trọng về quyền được bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động
Đảm bảo sức khỏe và ATVSLĐ cho người lao động điều chỉnh thời giờ làm thêm
Hội thảo đã công bố nhiều kết quả nghiên cứu, khảo sát về những tác động, ảnh hưởng, mối liên hệ giữa thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đến năng suất lao động, an toàn, sức khỏe của người lao động. Ảnh: ĐỖ THIỆM

Hôị thảo được tổ chức tại thành phố Tuy Hoà (Phú Yên) dưới sự chủ trì của đồng chí Hồ Thị Kim Ngân – Phó Trưởng Ban Quan hệ Lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam. Tham dự Hội thảo có GS.TS Lê Vân Trình - Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuât ATVSLĐ Việt Nam; TS. Vũ Xuân Trung - Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật và Vệ sinh lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam; ông Bùi Đức Nhưỡng – Phó Cục trưởng Cục An toàn lao động, Bộ LĐ-TB&XH; bà Nguyễn Thị Phương Thanh - Đại diện Chương trình BetterWork Việt Nam khu vực phía Nam.

Cùng các đồng chí đại diện lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên Ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam, LĐLĐ các tỉnh từ Nghệ An đến Bình Thuận, các tỉnh Tây Nguyên và Công đoàn Cao su Việt Nam.

Sát thực và kịp thời

Đồng chí Hồ Thị Kim Ngân – Phó Trưởng Ban Quan hệ Lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam chia sẻ, việc tổ chức các hội nghị, hội thảo nhằm tìm các giải pháp đảm bảo sức khỏe và ATVSLĐ cho người lao động là hoạt động chuyên đề được Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức định kỳ nhân dịp “Tháng Công nhân” và hưởng ứng “Tháng Hành động về ATVSLĐ” hằng năm.

Hội thảo lần này càng có ý nghĩa thiết thực hơn khi chúng ta vừa triển khai thực hiện Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15, ngày 23/3/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV về số giờ làm thêm trong 01 năm, trong 01 tháng của người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép số giờ làm thêm trong 01 năm trên 200 giờ nhưng không quá 300 giờ ở tất cả các ngành, nghề, công việc, trừ một số đối tượng đặc biệt. Đồng thời, tất cả các trường hợp được làm thêm tối đa 300 giờ trong một năm đều được làm thêm trên 40 giờ trong 01 tháng, nhưng không quá 60 giờ.

Đảm bảo sức khỏe và ATVSLĐ cho người lao động điều chỉnh thời giờ làm thêm
GS.TS Lê Vân Trình - Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuât ATVSLĐ Việt Nam trao đổi về những nghiên cứu tác động của việc làm thêm giờ đến an toàn, sức khỏe người lao động. Ảnh: ĐỖ THIỆM

“Đây là quy phạm pháp luật mới của Nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy phục hồi nền kinh tế sau đại dịch Covid-19, song cũng sẽ tác động lớn đến xã hội ở nhiều khía cạnh, nhất là đối với người lao động và quan hệ lao động trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh ở ngoài khu vực nhà nước” - đồng chí Hồ Thị Kim Ngân nói.

Để vừa thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, vừa đảm bảo an toàn, sức khỏe của người lao động khi giờ làm thêm được điều chỉnh tăng thêm, cùng với tinh thần “Công nhân Việt Nam - Tiên phong, sáng tạo, trách nhiệm, an toàn, thích ứng”, các đại biểu tham dự Hội thảo đã cùng nhau thảo luận, chia sẻ câu chuyện, bài học kinh nghiệm tại các địa phương, ngành, để học hỏi lẫn nhau, cùng với những khuyến nghị của các nhà khoa học để đưa ra các giải pháp phù hợp, nhằm đảm bảo sức khỏe và ATVSLĐ cho người lao động khi điều chỉnh thời giờ làm thêm.

Đi vào đời sống người lao động

Đảm bảo sức khỏe và ATVSLĐ cho người lao động điều chỉnh thời giờ làm thêm
Bà Nguyễn Thị Phương Thanh - Đại diện Chương trình BetterWork Việt Nam khu vực phía Nam trao đổi về các nghiên cứu, các chương trình phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong việc đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người lao động. Ảnh: ĐỖ THIỆM

Tại Hội thảo, những ý kiến của đại diện cơ quan quản lý Nhà nước, nhà khoa học, nhiều kết quả nghiên cứu, khảo sát được công bố đã cung cấp thêm cho cán bộ công đoàn các cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý về tác động, ảnh hưởng, mối liên hệ giữa thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đến năng suất lao động, an toàn, sức khỏe của người lao động.

Theo đó, việc điều chỉnh giờ làm thêm có thể tác động đến người lao động ở nhiều khía cạnh khác nhau, tăng thời gian làm thêm giờ sẽ dẫn đến tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, suy giảm sự chú ý và năng suất lao động của người lao động. Chất lượng công việc vì vậy bị giảm sút, các sản phẩm lỗi sẽ tăng lên.

Cùng với đó, tăng nguy cơ mắc một số bệnh như tim mạch, huyết áp, tiểu đường, sinh non, đau mỏi cơ xương khớp, đau đầu, tăng trầm cảm, rối loạn giấc ngủ; tăng nguy cơ mất an toàn dẫn đến tai nạn và suy giảm sức khỏe thể chất và tâm thần người lao động; tăng tình trạng tai nạn thương tích và tỷ lệ thương tích phải nghỉ việc dẫn đến tăng tỷ lệ người lao động bỏ việc.

Tăng thời gian làm thêm giờ cũng ảnh hưởng đến cuộc sống của người lao động, khiến cho họ không còn thời gian tìm bạn đời; không có thời gian phục hồi, tái tạo sức lao động, sức khỏe sẽ bị hao mòn nhanh dẫn đến giảm tuổi thọ lao động. Những lao động có con nhỏ thì không có thời gian dành cho việc chăm sóc con cái và gia đình…

Đảm bảo sức khỏe và ATVSLĐ cho người lao động điều chỉnh thời giờ làm thêm
Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Đà Nẵng phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: ĐỖ THIỆM

Các đại biểu là cán bộ công đoàn của các ngành, các địa phương đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, cách làm mới, hiệu quả từ địa phương, cơ sở về công tác đảm bảo sức khoẻ, ATVSLĐ cho người lao động khi tăng thời gian làm thêm giờ, nhất là vấn đề thời gian nghỉ ngơi, nghỉ giữa ca, hay chất lượng bữa ăn ca của người lao động…

Đồng thời cũng phản ánh nhiều tình huống từ thực tiễn hoạt động công đoàn ở cơ sở, cần có sự tham gia, vào cuộc sớm hơn, sâu hơn của các nhà khoa học, các công trình nghiên cứu thực tiễn đời sống công nhân lao động và đề xuất, kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước và Tổng LĐLĐ Việt Nam trong thời gian tới.

Đồng chí Nguyễn Văn Khánh – Trưởng Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động Công đoàn Cao su Việt Nam đặt câu hỏi: “Công đoàn cần làm như thế nào để đảm bảo sức khoẻ, ATVSLĐ cho người lao động trong cả thời gian làm việc bình thường và trong thời gian làm thêm giờ?".

Cùng chia sẻ, trao đổi về đề tài này, các đại biểu đại diện một số LĐLĐ như Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Đắk Lắk… khẳng định, ngoài những quy định của pháp luật về ATVSLĐ thì yếu tố cốt lõi là kiến thức, kỹ năng của cán bộ công đoàn các cấp về công tác ATVSLĐ. Cán bộ công đoàn có am hiểu về kiến thức pháp luật và kỹ năng, kinh nghiệm thì mới tham gia hiệu quả vào quá trình xây dựng và thực hiện các nội quy, quy chế, quy định nội bộ của doanh nghiệp; hay vững vàng trong thương lượng, ký kết và thực hiện thoả ước lao động tập thể; đặc biệt là tham gia kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất, đề xuất, kiến nghị với doanh nghiệp cải thiện, nâng cao điều kiện làm việc, hạn chế nguy cơ gây mất ATVSLĐ cho người lao động…

Đảm bảo sức khỏe và ATVSLĐ cho người lao động điều chỉnh thời giờ làm thêm
Đồng chí Nguyễn Văn Nguyên – Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Kon Tum nêu về thực trạng chất lượng bữa ăn ca ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động, nhất là khi làm thêm giờ. Ảnh: ĐỖ THIỆM

Đồng chí Nguyễn Văn Nguyên – Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Kon Tum nêu vấn đề về thực trạng chất lượng bữa ăn ca của người lao động, hiện nay ở nhiều nơi đã được cải thiện, chất lượng khá tốt, công tác an toàn thực phẩm cũng được kiểm soát theo quy trình chặt chẽ hơn. Nhưng cũng còn không ít nơi bữa ăn ca của người lao động chưa được quan tâm, chú trọng từ khâu quản lý, đảm bảo an toàn thực phẩm đến giá trị, cân bằng dinh dưỡng… ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động khi tham gia lao động, nhất là trong thời gian làm tăng ca.

“Các nhà khoa học, cơ quan quản lý Nhà nước và Tổng LĐLĐ Việt Nam cần sớm nghiên cứu, đưa ra khuyến cáo về thực đơn bữa ăn ca đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho từng vùng, miền, ngành nghề… để có cơ sở cho cán bộ công đoàn và doanh nghiệp tham khảo làm cơ sở thương lượng về bữa ăn ca cho người lao động” – đồng chí Nguyễn Văn Nguyên nói.

Giải pháp đảm bảo sức khỏe, ATVSLĐ cho người lao động khi điều chỉnh giờ làm thêm
Việc điều chỉnh giờ làm thêm có thể tác động đến người lao động ở nhiều khía cạnh khác nhau. Ảnh minh họa: Tạp chí Lao động và Công đoàn

Cùng thống nhất ý kiến với nhiều đại biểu tham dự Hội thảo, đồng chí Nguyễn Đăng Thành – Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Khánh Hoà chia sẻ, Hội thảo lần này là rất kịp thời và ý nghĩa thiết thực, giúp cho tổ chức Công đoàn các cấp và cán bộ công đoàn được cung cấp nhiều thông tin về quy định pháp luật mới, về những cơ sở khoa học, kết quả nghiên cứu khảo sát từ việc làm, đời sống của người lao động. Đặc biệt là những kinh nghiệm hay, cách làm hiệu quả từ thực tiễn, ở cơ sở đã được chia sẻ, lan toả trong đội ngũ cán bộ công đoàn trực tiếp làm công tác ATVSLĐ của các địa phương, các ngành.

“Đây là những kiến thức khoa học, kỹ năng thực tiễn và kinh nghiệm quý giá, rất cần thiết cho cán bộ công đoàn, nhất là cán bộ công đoàn cơ sở, nhằm phát huy vai trò, hiệu quả đại diện, bảo vệ và chăm lo, đảm bảo sức khỏe và ATVSLĐ cho người lao động trong tình hình mới. Tổng LĐLĐ Việt Nam cần duy trì và tăng cường hơn nữa các hội nghị, hội thảo ý nghĩa như thế này, đồng thời mở rộng đối tượng tham gia đến tận cán bộ công đoàn sơ sở” - đồng chí Nguyễn Đăng Thành bày tỏ.

Bức xúc vấn đề nhà ở cho người lao động Bức xúc vấn đề nhà ở cho người lao động

Hiện tình trạng người lao động, nhất là người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ăn ở tạm bợ, nay thuê ...

Có cồn vẫn lái xe và những mạng người oan khốc Có cồn vẫn lái xe và những mạng người oan khốc

"Liên quan đến vụ xe hơi tông chết 3 người trong cùng gia đình ở thành phố Bắc Giang, cơ quan công an xác định ...

Công việc độc hại, nặng nhọc, nhiều nhóm cán bộ y tế chưa được hưởng phụ cấp tương xứng Công việc độc hại, nặng nhọc, nhiều nhóm cán bộ y tế chưa được hưởng phụ cấp tương xứng

Theo phản ánh của Viện Chiến lược và Chính sách y tế (Bộ Y tế), mặc dù làm công việc độc hại, nguy hiểm nhưng ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Làm gì để giảm thiểu nguy cơ khi thực hiện công việc cần giơ tay cao quá đầu

An toàn, vệ sinh lao động -

Làm gì để giảm thiểu nguy cơ khi thực hiện công việc cần giơ tay cao quá đầu

Thực hiện công việc cần giơ tay cao thường xuyên sẽ có những nguy cơ đối với sức khoẻ của người lao động và cần giải pháp phòng ngừa.

Phát triển ngành than gắn với an toàn lao động, bảo vệ môi trường

An toàn, vệ sinh lao động -

Phát triển ngành than gắn với an toàn lao động, bảo vệ môi trường

Phát triển ngành than gắn với bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái vùng than; đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh, quốc phòng trên địa bàn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành than hiện nay.

Bệnh viện Nội tiết Trung ương: Điểm sáng trong quản lý chất thải y tế và bảo vệ môi trường lao động

An toàn, vệ sinh lao động -

Bệnh viện Nội tiết Trung ương: Điểm sáng trong quản lý chất thải y tế và bảo vệ môi trường lao động

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường đang diễn ra phức tạp, việc quản lý chất thải y tế trở thành một nhiệm vụ cấp bách và quan trọng. Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã có những bước tiến đáng kể trong việc thực hiện các cam kết với Bộ Y tế về phân loại và xử lý chất thải, đặc biệt là chất thải nhựa, nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường.

Nguy cơ mất an toàn đối với công nhân môi trường làm việc trong cống thoát nước là gì?

An toàn, vệ sinh lao động -

Nguy cơ mất an toàn đối với công nhân môi trường làm việc trong cống thoát nước là gì?

Công nhân làm việc trong cống thoát nước có môi trường lao động tiềm ẩn các mối nguy hiểm, có hại đặc thù.

Vận hành nồi hơi sao cho an toàn?

An toàn, vệ sinh lao động -

Vận hành nồi hơi sao cho an toàn?

Theo ThS. Lê Đức Thiện - Phó giám đốc Trung tâm An toàn lao động, Viện khoa học ATVSLĐ, sử dụng, vận hành nồi hơi phải đặc biệt lưu ý một số quy định về an toàn lao động.

Vụ nổ ở Bình Dương: Hỗ trợ điều trị tốt nhất cho công nhân bị thương

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ nổ ở Bình Dương: Hỗ trợ điều trị tốt nhất cho công nhân bị thương

Ngày 07/07, LĐLĐ tỉnh Bình Dương đang tích cực phối hợp với Thanh tra Sở LĐ-TB&XH, LĐLĐ huyện Bắc Tân Uyên, Công an và các ngành chức năng để làm rõ nguyên nhân vụ nổ xảy ra tại khu vực bồn chứa bụi thuộc Công ty TNHH MTV Gỗ Hoàng Thông.

CNLĐ Công ty TNHH may Phú Anh  - huyện Đông Sơn - tỉnh Thanh Hoá tưởng niệm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Lao động & Công đoàn media

CNLĐ Công ty TNHH may Phú Anh - huyện Đông Sơn - tỉnh Thanh Hoá tưởng niệm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

CNLĐ Công ty TNHH may Phú Anh - huyện Đông Sơn - tỉnh Thanh Hoá tưởng niệm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Bị sa thải trái pháp luật, người lao động cần làm gì? Tôi công nhân

Bị sa thải trái pháp luật, người lao động cần làm gì?

Trường hợp bị doanh nghiệp xử lý kỷ luật không đúng quy định nêu trên, người lao động có thể tự đòi lại quyền lợi chính đáng cho mình bằng việc khiếu nại, hòa giải, khởi kiện tòa án, thậm chí có thể tố giác tới cơ quan công an.

Talk Công đoàn: Cán bộ công đoàn làm phóng viên – dễ hay khó? Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Cán bộ công đoàn làm phóng viên – dễ hay khó?

Talk Công đoàn tuần này là cuộc trò chuyện với đồng chí Nguyễn Bá Mạnh - cán bộ Ban Tuyên giáo - Nữ công, LĐLĐ tỉnh Thái Bình.

10 Cán bộ Công đoàn được xét chọn Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV, năm 2024 Infographic

10 Cán bộ Công đoàn được xét chọn Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV, năm 2024

Thực hiện Kế hoạch số 19/KH-TLĐ ngày 22/02/2024 về việc tổ chức xét chọn Giải thưởng “Nguyễn Văn Linh” lần thứ IV, năm 2024, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã lựa chọn 10 cán bộ công đoàn tiêu biểu để trao giải thưởng danh giá này.
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam dâng hương viếng đồng chí Nguyễn Đức Cảnh Video

Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam dâng hương viếng đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

Ngày 19/7, Đoàn công tác do đồng chí Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến dâng hương viếng đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại Nhà tưởng niệm đồng chí tại xã An Đồng, huyện An Dương, TP Hải Phòng.

Đọc thêm

Lửa thiêu rụi 1.000m2 nhà xưởng tại Khu công nghiệp Nam Tân Uyên

An toàn, vệ sinh lao động -

Lửa thiêu rụi 1.000m2 nhà xưởng tại Khu công nghiệp Nam Tân Uyên

Đêm 3/7/2024 xảy ra vụ cháy nhà xưởng tại lô D, đường D2, Khu công nghiệp Nam Tân Uyên, thành phố Tân Uyên, Bình Dương.

Đồng Nai: Kiểm tra, giám sát 24 doanh nghiệp sau vụ nổ lò hơi

An toàn, vệ sinh lao động -

Đồng Nai: Kiểm tra, giám sát 24 doanh nghiệp sau vụ nổ lò hơi

Sau vụ nổ lò hơi làm chết 6 người, bị thương 5 người (xảy ra ngày 1/5 tại Công ty TNHH Sản xuất thương mại gỗ Bình Minh), tỉnh Đồng Nai đã tăng cường kiểm soát các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

8 đơn vị cảnh sát chữa cháy quên mình cứu người khiến người dân cảm động

An toàn, vệ sinh lao động -

8 đơn vị cảnh sát chữa cháy quên mình cứu người khiến người dân cảm động

Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an) đã nêu gương người tốt, việc tốt trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tháng 4 - 5/2024.

Chuyện nghỉ hưu sớm của diễn viên xiếc lên diễn đàn Quốc hội

An toàn, vệ sinh lao động -

Chuyện nghỉ hưu sớm của diễn viên xiếc lên diễn đàn Quốc hội

Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV, Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch đã đề xuất giảm độ tuổi nghỉ hưu cho viên chức lĩnh vực nghệ thuật, trong đó có diễn viên xiếc.

Nghề xiếc - muôn vàn âu lo

An toàn, vệ sinh lao động -

Nghề xiếc - muôn vàn âu lo

Liên đoàn Xiếc Việt Nam kiến nghị, việc tăng tuổi nghỉ hưu như hiện nay với diễn viên xiếc là không phù hợp với đặc thù ngành nghề. Đơn vị gặp khó khăn trong giải quyết việc làm cho nghệ sĩ biểu diễn sau thời kỳ đỉnh cao.

Điều chỉnh chế độ, chính sách với diễn viên xiếc: Phải nhanh lên mới kịp!

An toàn, vệ sinh lao động -

Điều chỉnh chế độ, chính sách với diễn viên xiếc: Phải nhanh lên mới kịp!

Bằng tâm huyết với sự phát triển của Xiếc Việt Nam, NSND Tạ Duy Ánh trăn trở, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến diễn viên xiếc. Tuy nhiên, chế độ chính sách động viên “chiến sĩ trên mặt trận văn hoá” phải theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội. Phải nhanh lên mới kịp!

Nhiệm vụ của công tác ATVSLĐ trong tình hình mới và vai trò của tổ chức Công đoàn

An toàn, vệ sinh lao động -

Nhiệm vụ của công tác ATVSLĐ trong tình hình mới và vai trò của tổ chức Công đoàn

Từ năm 2017, khi bắt đầu thực hiện Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), hằng năm, Chính phủ thay vì tổ chức Tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ vào tháng 3, đã chọn Tháng 5 là Tháng Hành động về ATVSLĐ gắn với Tháng Công nhân. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của công đoàn trong công tác ATVSLĐ.

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong công tác an toàn, vệ sinh lao động

An toàn, vệ sinh lao động -

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong công tác an toàn, vệ sinh lao động

Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động chấp hành quy định về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và có nghĩa vụ tổ chức thực hiện hiệu quả công tác ATVSLĐ tại đơn vị mình.

Nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng: Do không có phương án an toàn lao động

An toàn, vệ sinh lao động -

Nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng: Do không có phương án an toàn lao động

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa đề nghị UBND các tỉnh, thành phố, tập đoàn, tổng công ty công ty, tổ chức có liên quan tăng cường công tác ATVSLĐ, đặc biệt là kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

Ngộ độc thực phẩm: Phải trừng trị để làm gương

Người lao động -

Ngộ độc thực phẩm: Phải trừng trị để làm gương

Pháp luật Việt Nam đã hoàn thiện, quy định rất chặt chẽ về xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực Vệ snh an toàn thực phẩm (VSATTP), chỉ cần tổ chức, cá nhân vận dụng đúng, xử lý nghiêm minh thì các vụ ngộ độc thực phẩm như hiện nay rất ít xảy ra.