"Em muốn mình mãi là một giáo viên đặc biệt”
Câu chuyện quanh tôi - 20/11/2021 16:42 Quỳnh Anh - CTV
Cô giáo Thái Thanh Hải đang giúp trẻ kể chuyện phát triển ngôn ngữ |
"Nếu ví nghề giáo viên là người lái đò, liệu có bao giờ bạn thấy con đò chông chênh trước sóng gió. Tôi... một giáo viên đặc biệt, đến với ngôi nhà đặc biệt mang tên Phương Anh Star vào một ngày cuối Hạ năm 2020. Tôi còn nhớ rõ lúc bước chân vào ngôi trường, cảm xúc rất khó tả: Vừa vui mừng, hân hoan lại vừa hồi hộp lo lắng bởi học sinh của tôi là những em bé "đặc biệt", gặp nhiều khó khăn trong học tập và cuộc sống. Lúc đó, tôi nghĩ không biết liệu bản thân mình có đủ khả năng, đủ kiên trì, đủ bản lĩnh để cáng đáng công việc và giúp đỡ được các em hay không?" – Đó là tâm sự chân thành của cô Thái Thanh Hải (30 tuổi) bên những người đồng nghiệp ở Phương Anh Star (thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh).
Năm 2013, sau khi tốt nghiệp khoa Công tác xã hội (Đại học Quy Nhơn), cô gái trẻ Thái Thanh Hải đã quyết định trở về quê hương Hà Tĩnh để lập nghiệp với quyết tâm và khát khao cống hiến của một Đoàn viên thanh niên. Sớm tìm được công việc văn phòng ổn định, lập gia đình rồi có hai cô con gái nhỏ đáng yêu, những tưởng cuộc sống của Thanh Hải cứ thế trôi đi cho đến một ngày…
“Ngày cô Báu - Giám đốc Phương Anh Star đăng tin tuyển dụng trên Facebook, tôi đã nhận thấy mình phù hợp với nghề này rồi. Trước đây lúc còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi từng có cơ hội được đi thực tế, gặp gỡ các cháu mắc chứng tự kỷ. Tôi luôn ghi nhớ tôn chỉ của ngành Công tác xã hội là giúp đỡ những người yếu thế trong xã hội. Gia đình tôi lại có hai chị gái làm nghề dạy học nên không biết tự khi nào tôi cũng mong muốn mình được trở thành cô giáo “gõ đầu trẻ’ như các chị. Vậy nên, dù lúc đó đã là 9 giờ tối, tôi lập tức gọi điện cho cô Báu và rất may mắn là tôi đã được tuyển dụng vào làm giáo viên của trường”, cô giáo Thái Thanh Hải nhớ lại.
Nụ cười tươi tắn mỗi giờ lên lớp của cô giáo Thái Thanh Hải. |
Việc chăm sóc, giáo dục trẻ mắc chứng tự kỷ vốn có đặc thù riêng không giống như các trẻ khác do phần lớn các cháu đều gặp khó khăn trong việc phát triển ngôn ngữ, giao tiếp xã hội, nhận thức, tự phục vụ,…
Bởi vậy thời gian đầu cô giáo Thanh Hải cũng gặp nhiều khó khăn để thích nghi với những áp lực của công việc đòi hỏi sự kiên nhẫn cao độ và tình yêu thương dành cho những học sinh nhỏ đặc biệt.
Cô Thanh Hải chia sẻ: “Khó khăn đầu tiên mà tôi gặp phải là cách làm sao tiếp cận được trẻ. Đặc điểm của các bé mắc chứng rối loạn tự kỷ là kém tập trung, kỹ năng xã hội yếu, chủ yếu thích làm theo ý mình nên để tạo sự chú ý cho trẻ khá là khó. Nhưng được Giám đốc Trung tâm và các đồng nghiệp tận tình dẫn dắt cùng với sự quan sát, thấu hiểu tâm lý, hành vi, cử chỉ, sở thích… của từng trẻ thì dần dần tôi đã có thêm kỹ năng tiếp cận và tạo được sự chú ý của trẻ để từ đó có định hướng, kế hoạch giáo dục phù hợp".
Có thêm những khó khăn nữa, đó là có những trẻ vừa tới Trung tâm một tuần hay mười ngày đã thấy tiến bộ nhưng cũng có những trẻ đến cả tháng hay nhiều tháng trời vẫn chưa thấy tiến bộ bởi xuất phát điểm của các bạn là khác nhau, khó khăn khác nhau nên mức độ tiến bộ cũng khác nhau. Do vậy, khi dạy cô Thanh Hải phải linh hoạt thay đổi kế hoạch, mục tiêu sao cho phù hợp với khả năng của từng trẻ.
Từ những ngày đầu bước chân vào Trung tâm với tư cách là một người yêu trẻ cho tới nay, cô giáo Thanh Hải đã có thể tự hào nhìn lại chặng đường hơn một năm gắn bó với những đứa trẻ thiệt thòi, yếu thế mà cô xem như con của mình. Thời gian tuy chưa dài nhưng chứa đựng nhiều buồn vui.
"Tôi không so sánh sự tiến bộ giữa các cháu với nhau mà điều tôi quan tâm là ngày hôm nay của các cháu đã có gì tiến bộ hơn so với ngày hôm qua. Tôi ấn tượng với trường hợp cháu Ph. Lúc cháu đến với Trung tâm là tròn 26 tháng, chưa có ngôn ngữ hiểu cũng chưa có ngôn ngữ diễn đạt, chưa ăn được thức ăn như: cơm, cháo mà cháu chỉ uống sữa bột, sữa tươi nhưng phải dùng bình. Sau tuần đầu đi học thì cháu đã nhận biết được ông, bà, bố, mẹ qua thẻ tranh, uống được sữa bằng ống hút và sau 2 tuần thì cháu đã ăn được cơm, xôi. Một tháng sau cháu bật âm và gọi đúng danh xưng các thành viên trong gia đình, con vật, đọc nối đuôi bài thơ "Yêu mẹ". Đến nay sau 1 năm thì cháu đã biết đặt câu hỏi, kể lại sự việc, đọc thơ câu 4 đến 5 chữ, mọi kỹ năng đều tiến bộ rất nhiều", cô Thanh Hải vui vẻ kể lại.
Cô giáo Thái Thanh Hải bên những người đồng nghiệp ở Trung tâm Hỗ trợ phát triển - Giáo dục hòa nhập Phương Anh Star. |
Việc dạy, trị liệu cho trẻ mắc chứng tự kỷ mang tính đặc thù, khó khăn, rào cản rất nhiều nhưng khi từng bước vượt qua được những khó khăn trong suy nghĩ và hành động, khi có được những kết quả rõ nét thì niềm vui được nâng lên bội phần, niềm tin và động lực được tiếp thêm để các giáo viên không ngừng cố gắng.
Cô Thanh Hải bộc bạch với tôi: “Để việc dạy, trị liệu cho trẻ mắc chứng tự kỷ có được những kết quả tốt thì vai trò của gia đình các cháu rất quan trọng. Phụ huynh cần chấp nhận khó khăn của con để đồng hành với con, tin tưởng cô giáo, hợp tác cùng cô để hỗ trợ con, cháu mình cả ở trường, ở nhà và ngoài xã hội nhằm giúp các cháu sớm tiến bộ để hòa nhập cộng đồng. Còn bản thân giáo viên chúng tôi thì sẽ luôn nỗ lực trau dồi thêm kiến thức chuyên môn, ham học hỏi, sáng tạo và nhất là phải thật sự yêu trẻ. Yêu trẻ thì sẽ kiên trì, nhẫn nại được. Mà yêu trẻ cũng là yêu nghề rồi phải không chị?”.
Trước khi chia tay Thanh Hải, tôi hỏi vui: “20/11 này, cô giáo Hải có nhận được nhiều hoa không?”. Hải thành thật, cười giòn tan: “Trung tâm em các cô tự mua hoa tặng nhau là chính chị ạ. Khi được nhìn thấy các ”thiên thần lỗi nhịp” của mình ngày càng cải thiện những khó khăn, phát huy những mặt tích cực, sớm “tốt nghiệp” ra trường, không quay lại lần hai đối với em đã là những bông hoa có tên "Niềm vui vô giá" rồi. Em muốn mình mãi là một giáo viên đặc biệt”.
Lãnh đạo Bệnh viện Tuệ Tĩnh “bất lực” vì chưa đủ thẩm quyền để lo cho người lao động Tại buổi làm việc tháo gỡ khó khăn cho người lao động Bệnh viện Tuệ Tĩnh với sự chủ trì của đồng chí Ngọ Duy ... |
Cuối tuần nói chuyện vàng Mấy ngày vừa qua vàng tăng giá, dư luận xôn xao nói về vàng, mỗi người một ý. |
Tìm cách làm sáng tạo trong phối hợp tuyên truyền giữa LĐLĐ Đà Nẵng và Tạp chí Lao động và Công đoàn Ngày 19/11, LĐLĐ Đà Nẵng và Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có buổi làm việc, thảo luận kế hoạch phối hợp tuyên ... |
Tin cùng chuyên mục
Emagazine - 17/11/2022 17:32
Niềm vui của nữ điều dưỡng viên - cán bộ công đoàn cơ sở Bệnh viện Mắt Quảng Trị
Hình ảnh điều dưỡng viên Nguyễn Thị Hiền chải và tết tóc gọn gàng giúp một cụ bà đang chờ đến lượt vào phòng phẫu thuật thay thủy tinh thể ở hành lang Bệnh viện Mắt Quảng Trị đã đi thẳng vào trái tim của nhiều người.
Câu chuyện quanh tôi - 03/07/2022 08:59
“Hồi sinh” du lịch trên EWEC
Cung đường EWEC là tài nguyên vô giá để liên kết phát triển du lịch giữa Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Nhiều tour xuyên á trên cung đường này đang dần nối lại, thắp tín hiệu “hồi sinh” sau đại dịch…
Đời sống - 26/06/2022 19:12
Ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội”: Nhớ lại và suy ngẫm
“01/4/2020 - ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội” ở TP. Hồ Chí Minh, tôi cứ ngỡ ra đường sẽ khó gặp ai nhưng xuống phố vẫn tấp nập người qua lại, quá đông so với “chỉ có việc cần thiết mới nên ra đường”... đọc lại những dòng nhật ký cách đây hơn hai năm mà như mới hôm qua, tôi thấy có không ít điều đáng suy ngẫm…
Câu chuyện quanh tôi - 14/05/2022 16:28
Người chị, người bạn của nữ công nhân
Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh Tây Ninh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh... là minh chứng rõ nhất cho những đóng góp của đồng chí Nguyễn Thị Kim Liên, Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế Tây Ninh vào hoạt động công đoàn. Với đồng chí Liên, niềm hạnh phúc của cán bộ công đoàn là được chăm lo cho đoàn viên, công nhân, lao động của mình.
Câu chuyện quanh tôi - 29/04/2022 14:07
Loại bỏ các mối nguy hiểm
Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là công tác vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc tăng cường các biện pháp giảm thiểu nguy cơ, rủi ro mất ATVSLĐ là hết sức cần thiết.
Câu chuyện quanh tôi - 21/04/2022 09:39
Chuyên nghiệp, gương mẫu ở tuổi “cổ lai hy”
Đồng chí Phan Sỹ Quyền, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty CP TTH Group (viết tắt Tổng công ty) từng là cán bộ công đoàn của LĐLĐ tỉnh Nghệ An. Sau khi về hưu, với tâm huyết, tinh thần trách nhiệm, đồng chí tiếp tục sử dụng kinh nghiệm của mình để đóng góp cho tổ chức Công đoàn nơi đây.
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?