Đừng mạo hiểm với sức khỏe của 20 triệu học sinh
Cà phê tối - 26/02/2020 11:40 Phan Bình
Việc hàng triệu học sinh trên cả nước sẽ đi học trở lại vào ngày nào vẫn còn chưa được quyết định. Ảnh minh họa |
Cho đến lúc này, những đề xuất, đề nghị hay bàn bạc về việc 20 triệu học sinh (HS) trên cả nước sẽ đi học trở lại ngày nào và ra sao vẫn chỉ trên văn bản và trong cuộc họp.
Không phải ngẫu nhiên mà sau cuộc họp căng thẳng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo chưa chốt việc cho học sinh đi học trở lại vào ngày 2/3 mà phải chờ đến ngày 27/2 hoặc 28/2 trên cơ sở theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh để đưa ra quyết định. Cũng chẳng phải tự dưng mà TP HCM đề xuất cho HS nghỉ học hết tháng 3/2020.
Lý giải việc TP HCM muốn HS tiếp tục nghỉ hết tháng sau, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân cho rằng: “Đem thành tích để chữa hết bệnh cho một vài người so với chuyện phải chữa bệnh cho cả ngàn người là không thể giống nhau được”. Ông cũng khuyến cáo: "Nếu TP phải chăm sóc cho cỡ 1.000 người bệnh thì đó thật sự là một gánh nặng không dễ".
Còn Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong cho hay thời gian điều trị bình quân cho một bệnh nhân nhiễm COVID-19 là 20 ngày. Mỗi ngày cần 12 bác sĩ và điều dưỡng cho 1 người bệnh. TP chỉ cần 1.000 người nhiễm thì không tìm đâu ra đủ bác sĩ y tá để phục vụ, chữa bệnh. Ông cảnh báo: “1.000 người bệnh - đó là giới hạn đỏ của TP này. Vượt qua giới hạn này là vỡ trận”.
Đã có nhiều ý kiến trái chiều, cũng không ít tranh cãi và phân tích cả thuyết phục lẫn cho rằng HS nên tiếp tục đến trường từ 2/3 vì những lý do a,b,c,d... cần thiết. Nhưng với ý thức phòng bệnh của trẻ nhỏ và điều kiện vệ sinh phòng dịch ở nhiều nơi, không ai dám đảm bảo sẽ an toàn cho tất cả và lãnh đạo cấp cao phải chờ đến cuối tuần này mới quyết định là cẩn trọng cần thiết.
Những tin tức xấu xí dồn dập từ Hàn Quốc bay về, từ Iran mang lại, từ Nhật Bản đem đến và cả Ý dội vào, một lần nữa cho thấy mối nguy không duy nhất từ Trung quốc như chúng ta e ngại. Với cách lây lan, truyền bệnh như thế ở một số nước từng tự hào về nền y học của họ, ý thức của dân và điều hành của lãnh đạo thì càng không thể chủ quan, lơ là và ngủ quên trên một vài thành công ban đầu ở Việt Nam.
Cuộc sống phải tiếp diễn, học hành phải tiếp tục và xã hội phải vận hành chứ không thể ngồi chờ dịch bệnh xong xuôi mới xắn tay, uể oải làm lại từ đầu. Nhưng đi tiếp thế nào để không vấp ngã, đảm bảo an toàn và vận hành suôn sẻ lại là một bài toán mà chỉ hô hào giải quyết không chưa đủ.
Kinh nghiệm thương đau từ những chủ quan, lơ là và coi thường Corona đã quá nhiều, đủ để chúng ta không nên mạo hiểm sức khỏe của 20 triệu HS khi mọi thứ chưa sẵn sàng và chắc chắn. Người tính đôi khi không bằng “Trời tính” và nhất là “dịch tính” bởi cho đến lúc này, ngay cả những nền y học tiên tiến nhất cũng chưa biết vì sao Corona lại hoành hành dữ dội và phức tạp như thế.
Thiệt hại khó đong đếm cần làm chựng lại, xáo trộn nhiều ngành nghề cũng nên giảm thiểu. Tuy nhiên, tôi nghĩ tinh thần “Đã đi học trở lại thì trường, lớp phải thực sự an toàn. An toàn cả dưới giác độ chuyên môn lẫn trong suy nghĩ của học sinh, của phụ huynh học sinh. An toàn và an tâm. Không nên cho đi học trở lại mà học sinh vẫn lo sợ bị lây nhiễm ở trường, vẫn phải đeo khẩu trang trong lớp học” của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cần được tôn trọng.
Em bé 17 ngày tuổi tại Vũ Hán tự hồi phục sau khi nhiễm virus corona Một em bé 17 ngày tuổi tại Bệnh viện Nhi Vũ Hán đã tự hồi phục sau khi được xác định là dương tính với ... |
Gia cảnh bần cùng, bi đát của nam công nhân môi trường tử vong vì tai nạn giao thông Trên đường đi làm về, anh Phan Văn T. (SN 1995), công nhân Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Nghệ An ... |
Đà Nẵng lên phương án đối với nhóm du khách Hàn Quốc nhập cảnh từ TP Daegu Ngày 25/2, bác sĩ Ngô Thị Kim Yến, Giám đốc Sở Y tế TP Đà Nẵng cho biết đang lên hai phương án đối với ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 27/01/2025 10:10
Hình hài của cái ác
Công an tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao và nhiều đơn vị liên quan... vừa triệt phá đường dây lừa đảo xuyên biên giới ngay khi các đối tượng đặt chân về Việt Nam.
Cà phê tối - 25/01/2025 15:44
Quyền của shipper
Vụ việc tài xế giao hàng tử vong ở Đà Nẵng sau khi bị người nhà khách hàng hành hung dấy lên nhiều vấn đề. Đó không chỉ là vụ việc đơn lẻ, nó thể hiện nhiều nan đề trong xã hội chúng ta đang sống.
Cà phê tối - 22/01/2025 14:03
Khi cô gái vàng bị nợ “tiền hỗ trợ dinh dưỡng”!
Nguyễn Thị Hương, vận động viên canoeing đầu tiên của Việt Nam giành vé chính thức đến Olympic Paris vừa tuyên bố ngừng tập ở đoàn Vĩnh Phúc, vì cô bị “nợ thưởng” 3 năm và “nợ tiền hỗ trợ dinh dưỡng” trong suốt năm qua.
Cà phê tối - 20/01/2025 15:26
Khi hiệu trưởng “ăn chênh” tiền học phí sinh viên
Ông Lê Anh Phương, Giám đốc Đại học Huế đã bị bắt tạm giam và khởi tố vì cáo buộc lợi dụng chức vụ quyền hạn, chiếm đoạt tài sản của sinh viên khi ông này còn làm hiệu trưởng Đại học Sư phạm Huế.
Cà phê tối - 18/01/2025 13:55
Tác quyền tiền tỉ và công nghiệp sáng tạo
Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) vừa thông báo tổng kết năm 2024 vào hôm qua. Trung tâm thông báo, nhiều nhạc sĩ đã nhận nhiều trăm tới hàng tỉ đồng trong năm 2024 qua các ca khúc.
Cà phê tối - 15/01/2025 15:48
Bão Yagi và hậu quả với chợ Tết
Cơn bão lớn nhất lịch sử càn quét Bắc Bộ đã qua được mấy tháng. Nhưng đến tận giờ, khi Tết sắp đến, người ta vẫn thấy hệ lụy từ cơn bão đánh thẳng vào túi tiền người tiêu dùng.