Dựa vào dân và có cơ chế hữu hiệu trong đấu tranh chống tham nhũng
Đảng với công nhân - 30/08/2022 13:44 Đại tá, PGS.TS Triết học Bùi Đình Bôn - Nguyên thư ký Khoa học Hội đồng Lý luận T.Ư
Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022. Ảnh: NHẬT BẮC. |
Gây hậu quả xấu về nhiều mặt
Ở nước ta tham nhũng được xác định là một trong những tội phạm nguy hiểm nhất, nó phá hoại từ bên trong bộ máy của Nhà nước, gây thiệt hại tài sản ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng, làm tha hóa một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, làm xói mòn và mất lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ.
Thấy rõ được sự nguy hại của cả tệ tham nhũng và thực trạng tình hình tham nhũng ở nước ta, trong những năm qua, nhất là từ sau Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII, Đảng và Nhà nước ta đã tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí và đã đạt được một số kết quả nhất định, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.
Nhiều cán bộ, đảng viên giữ vững được phẩm chất, đạo đức cách mạng và đi đầu trong cuộc đấu tranh hết sức phức tạp này. Nhiều vụ án tham nhũng trong đó có những vụ án lớn, phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng đã được phát hiện, xử lý nghiêm minh, không có ngoại lệ.
Tuy nhiên, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta trong thời gian qua vẫn còn những hạn chế, khuyết điểm, hiệu quả còn khiêm tốn. Tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều bộ, ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của Nhân dân, là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta.
Trong thời gian qua, tham nhũng xảy ra phổ biến và ngày càng nghiêm trọng ở tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Đầu tư xây dựng cơ bản là lĩnh vực tham nhũng hoành hành nghiêm trọng nhất, gây thiệt hại rất lớn tài sản của nhân dân. Hầu hết các công trình xây dựng đều xảy ra thất thoát tài sản do tham ô, cố ý làm trái,… và xảy ra ở tất cả các khâu, các giai đoạn, từ khâu lập và phê duyệt dự án, khảo sát, thiết kế, duyệt kế hoạch vốn, đấu thầu, tư vấn giám sát, nghiệm thu, thanh quyết toán công trình,...
Tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều bộ, ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt. Tranh minh họa (nguồn: Tuyengiao.vn). |
Trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản, tham nhũng chủ yếu diễn ra trong việc quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị, định giá đất khi thu hồi, đền bù,…
Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng nổi lên là tình trạng tham nhũng tiêu cực của một bộ phận cán bộ trong ngành Ngân hàng, nhất là các ngân hàng thương mại, hoặc cán bộ trong ngành ngân hàng tiếp tay, móc nối với người bên ngoài thông qua hoạt động cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, đầu tư tài chính, ủy thác cho vay, ủy thác đầu tư,… để chiếm đoạt tài sản, gây thất thoát lớn.
Trong việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại các doanh nghiệp, thủ đoạn tham nhũng chủ yếu là giấu bớt và định giá tài sản đất đai thấp hơn giá trị thực khi cổ phần hóa hoặc bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp, lập các hợp đồng mua bán, vận chuyển hóa đơn khống để chiếm đoạt; nâng khống giá hoặc gửi giá khi mua bán tài sản công để trục lợi. Trong lĩnh vực tư pháp, hành vi tham nhũng chủ yếu là cán bộ tư pháp lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhận hối lộ nhằm bỏ lọt hoặc giảm nhẹ tội phạm trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
Trong công tác cán bộ, dư luận về tình trạng "chạy chức, chạy quyền, chạy công chức" rất nặng nề. Tuy nhiên, trong thực tế việc phát hiện, xử lý những trường hợp này còn hạn chế. Dư luận trong xã hội nói nhiều đến hiện tượng một số cán bộ tiến thân bằng con đường chạy chọt, nịnh bợ, đút lót cấp trên. Nhiều người nói rằng, hiện nay mọi thứ đều "có giá", từ việc tuyển dụng, phân công công việc đến bổ nhiệm, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ.
Tính chất có tổ chức và quy mô hoạt động của các tội phạm tham nhũng rất rộng, thể hiện ở hầu hết các vụ án. Nếu trước đây, các vụ tham nhũng thường chỉ là cá nhân và phạm một tội riêng biệt thì ngày nay, trong cơ chế thị trường, tội phạm tham nhũng thường mang tính chất có tổ chức, có sự liên kết, chỉ đạo rất chặt chẽ, kẻ phạm tội tham nhũng thường phạm hai tội trở lên, có vụ án tới bốn, năm tội.
Quy mô hoạt động của các tội phạm tham nhũng thường xảy ra trên một địa bàn rộng trong một tỉnh hoặc xảy ra trên nhiều tỉnh khác nhau. Đã bắt đầu xuất hiện các vụ án tham nhũng xuyên quốc gia, có quy mô quốc tế.
Đoàn kiểm tra số 6 của Ban Chỉ đạo Trung ương kiểm tra công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng tại tỉnh Bình Dương. Ảnh: THẢO NGUYÊN. |
Nguyên nhân chủ yếu của những thiếu sót, khuyết điểm trong phòng, chống tham nhũng
Thứ nhất, cơ chế, chính sách, pháp luật chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, còn nhiều sơ hở, chậm được sửa đổi, bổ sung.
Thứ hai, tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nói chung, của bộ máy Nhà nước nói riêng còn nhiều khuyết điểm, chất lượng và hiệu quả chưa cao; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của một số cơ quan, tổ chức chưa được xác định rõ, cụ thể, còn trùng lặp, chồng chéo, hoặc bị phân tán.
Thứ ba, nhiều tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về tính nghiêm trọng, sự nguy hại của tệ tham nhũng nên lãnh đạo, chỉ đạo không chặt chẽ, thiếu kiểm tra, đôn đốc, thậm chí còn nể nang, né tránh, dung túng, bao che cho tham nhũng; chưa thực sự dựa vào dân và chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; quyết tâm chống tham nhũng chưa cao; chưa có cơ chế, biện pháp có hiệu quả để cán bộ "không thể tham nhũng", "không dám tham nhũng", "không muốn tham nhũng".
Thứ tư, công tác cán bộ nói chung và việc quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên, công chức nói riêng còn nhiều yếu kém. Một bộ phận không nhỏ đảng viên, cán bộ, công chức suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống. Không ít cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành, kể cả lãnh đạo cao cấp còn thiếu gương mẫu trong việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, chưa quyết tâm và đi đầu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Phải có quyết tâm cao từ cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước
Để có thể hạn chế, đẩy lùi tệ nạn tham nhũng cần phải có quyết tâm cao từ cơ quan lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước; có hệ thống giải pháp đồng bộ, hữu hiệu. Cần coi trọng và tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, công chức và nhân dân về công tác phòng, chống tham nhũng.
Nâng cao tính tiền phong gương mẫu của tổ chức đảng và đảng viên, tăng cường vai trò của chi bộ trong công tác quản lý, giáo dục đảng viên. Hoàn thiện công tác cán bộ phục vụ phòng, chống tham nhũng. Có biện pháp hữu hiệu để thực hiện minh bạch, công khai tài sản, thu nhập của đảng viên, cán bộ, công chức.
Để có thể hạn chế, đẩy lùi tệ nạn tham nhũng cần phải có quyết tâm cao từ cơ quan lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước. Ảnh minh họa. |
Thực hiện nghiêm việc kê khai tài sản và xác minh kê khai theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng. Thực hiện nghiêm các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Sớm ban hành Luật Bảo đảm quyền được thông tin của công dân. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế, xã hội, cải cách hành chính; hoàn thiện cơ chế quản lý, phòng ngừa tham nhũng. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử hành vi tham nhũng.
Người có hành vi tham nhũng phải xử lý kiên quyết, kịp thời, nghiêm minh về trách nhiệm chính trị, hành chính hoặc hình sự, bất kể người đó là ai và ở cương vị nào. Tố cáo tham nhũng phải được tiếp nhận một cách thuận tiện, kịp thời. Có cơ chế bảo vệ tính mạng, tài sản và chính sách khen thưởng về vật chất và tinh thần cho người tố cáo tham nhũng. Thực hiện tốt công tác truyền thông về phòng, chống tham nhũng.
Đề cao vai trò, trách nhiệm của báo chí trong phòng, chống tham nhũng. Bảo vệ, khen thưởng, động viên những người làm báo tích cực, dũng cảm đấu tranh chống tham nhũng. Kiện toàn và xây dựng các cơ quan, đơn vị chuyên trách về phòng chống tham nhũng ở các cấp, các ngành vững mạnh. Tăng cường giám sát của Nhân dân và cơ quan dân cử về phòng, chống tham nhũng. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng.
Cuộc đấu tranh chống tham nhũng nói riêng và sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung chỉ có thể giành được thắng lợi hoàn toàn khi nào chúng ta xây dựng được đội tiền phong của giai cấp công nhân và Nhân dân lao động thật sự vững mạnh, "Khi chúng ta nhìn thấy ở đó trí tuệ, danh dự và lương tâm của thời đại chúng ta" như Lênin đã nói. Và khi nào mỗi cán bộ, đảng viên trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước biết "Đặt lợi ích của Đảng và của Nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lòng hết sức phục vụ Nhân dân, vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc", như Bác Hồ đã dạy.
Tham nhũng vặt và vụ án lớn Tiếp xúc với cử tri Đà Nẵng sáng nay 13/5, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng cho rằng “Gọi là tham nhũng vặt ... |
19 hành vi tham nhũng, tiêu cực cần tập trung chỉ đạo phòng, chống Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vừa ban hành hướng dẫn một số điều về phòng, chống tiêu cực ... |
Chống tham nhũng, tiêu cực: Cần lắm những "bàn tay sạch" Ngày 18/8, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình có quyết định kiện toàn Ban Phòng chống tham nhũng, tiêu cực của tỉnh này. Một ... |
Tin cùng chuyên mục
Đảng với công nhân - 18/11/2024 16:52
6 trọng tâm tạo phát triển đột phá trong “kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
Trong các bài viết, bài phát biểu quan trọng gần đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập vấn đề “kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”. Để làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn cơ bản về vấn đề này, một cuộc hội thảo khoa học quốc gia vừa được tổ chức hôm 15/11, với chủ đề: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, tập hợp 51 bài tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học và nhà lãnh đạo.
Đảng với công nhân - 18/11/2024 14:45
Thống nhất nhận thức về Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Sáng ngày 15/11/2024, tại Hà Nội, Hội đồng khoa học các ban Đảng Trung ương và Tạp chí Cộng sản đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn". Tạp chí Lao động và Công đoàn trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu Kết luận Hội thảo của đồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương.
Đảng với công nhân - 16/11/2024 18:55
Nữ đảng viên gần 30 năm... cầm chổi
“Trong giây phút tuyên thệ dưới lá cờ Đảng, tôi đã không cầm được nước mắt bởi sự xúc động. Vậy là cùng với chồng, tôi đã là đảng viên để làm tấm gương cho con tôi sau này phấn đấu noi theo”, chị Nguyễn Thị Oanh chia sẻ.
Đảng với công nhân - 10/11/2024 20:00
Kỷ nguyên mới và định hướng đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
Những ngày gần đây nhiều trí thức, đảng viên quan tâm đến một loạt bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm cả về nội dung và cách diễn giải vấn đề. Chẳng hạn, vấn đề lãng phí không phải là mới, nhưng cách đặt vấn đề, cách phân tích và diễn giải về lãng phí làm cho người ta đặc biệt chú ý.
Đảng với công nhân - 04/11/2024 10:09
Để công nhân xa quê, nhưng không rời xa Đảng
Việc lựa chọn đi làm ăn xa của đảng viên là chính đáng nên hầu hết các chi ủy, chi bộ đều quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho đảng viên có việc làm, ổn định cuộc sống. Từ đây, nhiều cách làm hay trong quản lý đảng viên đi lao động, làm công nhân, làm việc xa nơi cư trú đã được ra đời…
Đảng với công nhân - 18/10/2024 19:32
“Nắng gió công trường đã rèn giũa nên con người tôi hôm nay”
Vẻ bề ngoài là người đàn ông rắn rỏi, dạn dày với nắng gió công trường, vậy nhưng khi chia sẻ về công việc của mình, anh Ngô Văn Nghị - Tổ trưởng tổ kỹ thuật, Công ty Cổ phần Xây lắp và Thương mại COMA 25 lại như trở thành một người khác - một thanh niên sôi nổi và tràn đầy nhiệt huyết. Đặc biệt khi nói về hành trình của người đảng viên, chúng tôi đã thấy rõ niềm tự hào lấp lánh trong đôi mắt anh.
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025