Phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh: “Không có vùng cấm hay hạ cánh an toàn”

Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải dựa vào dân, lắng nghe dân, phải tập trung giải quyết những phản ánh, kiến nghị, những khiếu nại, tố cáo, bức xúc của Nhân dân về tham nhũng, tiêu cực…

Hàng loạt vụ việc đình đám được xử lý nghiêm minh

Tháng 8/2022, tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, khẩn trương vào cuộc, tổ chức 222 phiên họp của Ban Chỉ đạo và 318 cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo, tập trung xây dựng các quy trình, quy chế, quy định công tác; đưa 444 vụ án, 156 vụ việc tham nhũng, tiêu cực phức tạp, dư luận xã hội quan tâm trên địa bàn vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.

Tính đến nay, các địa phương trong cả nước đã khởi tố mới 530 vụ án/1.858 bị can phạm tội về tham nhũng; số cán bộ, đảng viên bị khởi tố do hành vi tham nhũng, tiêu cực là 1.132 bị can. Nhiều địa phương đã chỉ đạo, xử lý nghiêm nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực liên quan đến cán bộ thuộc diện Tỉnh ủy quản lý như: Lào Cai, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Ðồng Nai, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Yên, Thái Nguyên, Hòa Bình, Ðà Nẵng… Trong đó, khởi tố cán bộ nguyên là Ủy viên Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc, Phó Giám đốc sở, Chủ tịch UBND cấp quận, huyện như Cao Bằng, Hòa Bình, Quảng Ninh, Hà Nam, Thanh Hóa, Ðà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lai Châu…

Phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh: “Không có vùng cấm hay hạ cánh an toàn”
Lực lượng chức năng thực hiện lệnh khám xét, bắt tạm giam đối với bị can Nguyễn Văn Lành, nguyên Giám đốc CDC Hậu Giang liên quan đến vụ án Việt Á, vào tháng 5/2022. Ảnh: P.V.

Đồng thời, kiểm tra, xử lý các vi phạm liên quan đến các vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á, Tập đoàn FLC, Tập đoàn Tân Hoàng Minh, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty AIC, Cục Lãnh sự, Cục Đăng kiểm Việt Nam...

Các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh chỉ đạo, thực hiện nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, như xây dựng kế hoạch giải quyết các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; chỉ đạo rà soát, kiện toàn Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự các cấp, đẩy nhanh tiến độ giám định, định giá tài sản phục vụ xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực… Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được thực hiện nghiêm theo chủ trương "xử lý không có vùng cấm, không có trường hợp ngoại lệ".

Đồng chí Võ Văn Dũng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương cho biết: "Qua kiểm tra, giám sát, thanh tra đã xử lý, kiến nghị xử lý kỷ luật nhiều tổ chức Đảng, đảng viên có hành vi tham nhũng, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; chuyển 286 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật, tăng gấp gần 3 lần so với thời điểm 1 năm trước khi thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh. Bên cạnh việc chỉ đạo các ngành chức năng, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đã tiến hành 147 cuộc kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức Đảng trực thuộc trong việc thực hiện các chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm; về thực hiện các kết luận của các đoàn công tác của Ban Chỉ đạo, thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương; các kết luận thanh tra và kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước".

Đặc biệt, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh hoạt động theo đúng nguyên tắc "phòng ngừa là chính, là cơ bản, lâu dài; phát hiện, xử lý là đột phá, quan trọng"; không vì tập trung phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực mà xem nhẹ việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực.

Phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh: “Không có vùng cấm hay hạ cánh an toàn”
Quang cảnh Hội nghị sơ kết 1 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh. Ảnh: Đăng Khoa

Từ đó, đưa công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực về cơ sở, gần Nhân dân hơn, giúp Nhân dân hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tạo điều kiện để Nhân dân hiến kế, cung cấp thông tin, giám sát kết quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại địa phương. Ðây cũng là giải pháp hữu hiệu để phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng từ sớm, từ xa, từng bước tiến tới hạn chế nguyên nhân, điều kiện của tham nhũng, tiêu cực.

Phải dựa vào dân, lắng nghe dân

Ngày 19/6 vừa qua, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh – dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu 3 lý do tổ chức Hội nghị lần này. Trong đó, nhấn mạnh tại Hội nghị Trung ương 5 khoá XIII diễn ra trước đó, đã quyết định chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để chỉ đạo toàn diện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, cơ sở.

Phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh: “Không có vùng cấm hay hạ cánh an toàn”
Các đại biểu dự Hội nghị. Ảnh: Dangcongsan.vn

“Tôi còn nhớ khi họp bàn về chủ trương này, cũng có ý kiến băn khoăn về hiệu quả hoạt động, bởi trước đây chúng ta cũng đã từng tổ chức Ban Chỉ đạo cấp tỉnh rồi, chỉ khác về cơ chế lãnh đạo; hơn nữa ở phạm vi địa phương thường bị chi phối bởi các mối quan hệ thân quen, gia đình, họ hàng, làng xóm, cho nên khó khăn hơn ở Trung ương. Vậy, sau 1 năm được thành lập, các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đã hoạt động như thế nào, kết quả mang lại ra sao?”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói và cho biết thêm: “Có thể thấy, kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực ở địa phương đã có sự chuyển biến rõ nét từ sau khi các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh được thành lập và đi vào hoạt động; số vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực được phát hiện, khởi tố mới tăng cao (Tính từ khi thành lập đến nay, các địa phương trong cả nước đã khởi tố 530 vụ án, 1.858 bị can về tội tham nhũng, tăng gấp 1,5 lần về số vụ án và tăng hơn 800 bị can so với năm 2021); số vụ, việc có tính chất nghiêm trọng, phức tạp và số cán bộ giữ cương vị lãnh đạo, quản lý, cả đương chức và đã nghỉ hưu vi phạm bị phát hiện, xử lý cũng nhiều hơn, không còn tình trạng "nhẹ trên, nặng dưới", "hạ cánh an toàn" như trước đây; góp phần quan trọng từng bước khắc phục tình trạng "trên nóng, dưới lạnh", giờ đây "trên nóng" dưới cũng ngày càng nóng lên. Đây cũng là câu trả lời thuyết phục nhất đối với những băn khoăn, lo lắng của một số cán bộ, đảng viên và Nhân dân về hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh”.

Tổng Bí thư nhấn mạnh, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh là "cánh tay nối dài" của Ban Chỉ đạo Trung ương, với chức năng là chỉ đạo, phối hợp, đôn đốc, kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương. Ban Chỉ đạo cấp tỉnh phải nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, quyết liệt đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; không trông chờ, ỷ lại vào cấp trên.

Phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh: “Không có vùng cấm hay hạ cánh an toàn”
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Dangcongsan.vn

Các cấp ủy, tổ chức Đảng phải có tính chiến đấu cao; chủ động phòng ngừa, tự phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực. Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng và tập thể lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương phải luôn luôn gương mẫu, quyết liệt; tự soi, tự sửa; nói đi đôi với làm; trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng, tiêu cực.

Từng thành viên Ban Chỉ đạo, cấp ủy, tổ chức Đảng cần xác định lĩnh vực, địa bàn trọng tâm, trọng điểm, những nơi có nhiều dư luận, phản ánh, đơn, thư về tham nhũng, tiêu cực để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo; chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác tự kiểm tra, phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ; xử lý nghiêm các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân né tránh, dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực.

Cơ quan, đơn vị, địa phương nào nếu tự kiểm tra, giám sát không phát hiện tham nhũng, tiêu cực, mà sau đó các đoàn kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán của Trung ương lại phát hiện có tham nhũng, tiêu cực, thì người đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương đó phải chịu trách nhiệm và phải có hình thức xử lý nghiêm khắc.

Đặc biệt, công tác phòng, chống tham nhũng phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, nhất là phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan và đại biểu dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội; cơ quan truyền thông và báo chí; doanh nghiệp, doanh nhân; sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Phải dựa vào dân, lắng nghe dân, phải tập trung giải quyết những phản ánh, kiến nghị, những khiếu nại, tố cáo, bức xúc của Nhân dân về tham nhũng, tiêu cực…

"Bạo lực trắng", âm thầm nhưng dữ dội

Vào ngày cuối năm 2022, trên mục Cà phê Tối này, kết thúc bài viết của mình về sức khỏe tâm thần học đường bằng ...

Thất thoát do tham nhũng - những con số xót xa Thất thoát do tham nhũng - những con số xót xa

"Tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng hiện nay chỉ đạt 32,5%, tức mất 10 đồng thì chỉ thu hồi được 3 đồng". Đó ...

Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng có hiệu quả rõ rệt Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng có hiệu quả rõ rệt

"Chưa bao giờ công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta lại được chỉ đạo một cách mạnh mẽ, bài ...

Từ tia lửa hàn đến khát vọng cống hiến

Từ tia lửa hàn đến khát vọng cống hiến

Những tia lửa hàn, tiếng máy móc rộn rã và đôi tay thoăn thoắt của những người thợ là nhịp điệu quen thuộc mỗi ngày tại khu vực sản xuất của Công ty CP Sản xuất Ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam (Ninh Bình). Giữa không gian ấy, anh Bùi Văn Thịnh, người công nhân kỹ thuật ngày ngày miệt mài làm việc, có nhiều sáng kiến trong lao động sản xuất.
Người đảng viên tận tâm với nghề đóng tàu

Người đảng viên tận tâm với nghề đóng tàu

Anh Bùi Xuân Yên (sinh năm 1981, quê Bình Định) hiện là đảng viên, nhân viên phòng thiết kế tại Công ty TNHH MTV PIRIOU Việt Nam (Bến Lức, Long An). Gắn bó với môi trường đóng tàu thủy hơn 10 năm, anh có nhiều kinh nghiệm trong sáng tạo sản xuất và đưa ý tưởng vào thực tiễn, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Trước yêu cầu phát triển, đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp, phải đáp ứng tiêu chuẩn quan trọng: có bản lĩnh chính trị vững vàng; có đạo đức trong sáng, tinh thần trách nhiệm cao...
“Thời điểm hội tụ tổng hòa các lợi thế, sức mạnh để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới”

“Thời điểm hội tụ tổng hòa các lợi thế, sức mạnh để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới”

Phóng viên (PV) Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có cuộc trò chuyện với PGS. TS. Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương về những thách thức và cơ hội của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Lời Bác dặn để chúng ta thêm vững bước tiến vào kỷ nguyên mới

Lời Bác dặn để chúng ta thêm vững bước tiến vào kỷ nguyên mới

Sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu từ đời sống cần lao, vì thế đối với giai cấp công nhân, Người đã dành một sự quan tâm sâu sắc, một tình cảm yêu thương đặc biệt.
Người đảng viên đầu tàu sáng tạo trong doanh nghiệp FDI

Người đảng viên đầu tàu sáng tạo trong doanh nghiệp FDI

Là một trong những đảng viên đầu tiên của chi bộ Công ty TNHH SWCC Showa Việt Nam, đồng chí Lê Văn Giáp đã nỗ lực, phấn đấu để đặt những viên gạch xây nền móng vững chắc cho chặng đường phát triển lâu dài của tập thể.
Người Đảng viên tiên phong: Từ công nhân sản xuất đến tấm gương lao động sáng tạo

Người Đảng viên tiên phong: Từ công nhân sản xuất đến tấm gương lao động sáng tạo

Với anh Hòa, từ khi đứng trong hàng ngũ của Đảng, anh cảm thấy tự tin hơn rất nhiều trong công việc cũng như nhận thức.
Văn hóa trong Đảng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Văn hóa trong Đảng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Trải qua 95 năm xây dựng và phát triển, Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ là người lãnh đạo sự nghiệp cách mạng mà còn là ngọn cờ đầu trong việc xây dựng nền tảng văn hóa chính trị của dân tộc. Văn hóa trong Đảng không đơn thuần là những giá trị lý luận khô khan mà là sự kết tinh của truyền thống lịch sử, đạo đức cách mạng và tư tưởng sáng tạo, định hướng cho sự phát triển của đất nước trong mọi thời kỳ. Trong bối cảnh kỷ nguyên mới, khi Việt Nam vươn mình mạnh mẽ trên trường quốc tế, văn hóa trong Đảng càng đóng vai trò quyết định, là nhân tố quan trọng bảo đảm sự thành công của công cuộc đổi mới và hội nhập.
Xây dựng văn hóa trong Đảng: Nền tảng và động lực phát triển bền vững

Xây dựng văn hóa trong Đảng: Nền tảng và động lực phát triển bền vững

Hội thảo khoa học quốc gia “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng văn hóa trong Đảng giai đoạn mới”, tổ chức tại Hà Nội, ngày 15/1/2025, đã mở ra một diễn đàn quan trọng nhằm làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác xây dựng văn hóa trong Đảng. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, đã có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng, nhấn mạnh vai trò cốt lõi của văn hóa trong Đảng đối với sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo:

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo: 'Chìa khóa vàng' cho khát vọng hùng cường

Sáng ngày 13/1 tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Bài phát biểu nhấn mạnh vai trò của khoa học công nghệ như “chìa khóa vàng” để đưa đất nước vượt qua bẫy thu nhập trung bình, hiện thực hóa khát vọng hùng cường và thịnh vượng của dân tộc. Tạp chí Lao động và Công đoàn trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu quan trọng này của Tổng Bí thư.