“Điểm có lợi” cho người lao động về chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người lao động - 31/08/2020 10:30 Duy Minh
Người lao động của Cảng Hải Phòng. Ảnh: T.H |
Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc có hiệu lực từ ngày 15/9/2020. Nghị định quy định nhiều điểm mới, có lợi hơn cho người lao động.
Đó là, trong trường hợp một người lao động giao kết hợp đồng với nhiều người lao động thì so với quy định trước đây, Nghị định số 88/2020/NĐ-CP đã bổ các quy định gồm:
Quy định cụ thể từng chế độ được Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (điểm a, khoản 1, Điều 4).
Quy định cụ thể về tiền lương để tính chi trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng hoặc một lần và hồ sơ, điều kiện, thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động (khoản 2, 3, 4, Điều 4).
Công nhân Đoàn Văn Tài (huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội) bị tai nạn lao động. Ảnh: BT |
Về trình tự, thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm bệnh nghề nghiệp đối với lao động phát hiện bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ hưu không còn làm công việc có nguy cơ bệnh nghề nghiệpcũng thuận lợi hơn.
Theo quy định cũ là người lao động "phát hiện bị bệnh nghề nghiệp" mới làm các thủ tục xét hưởng bảo hiểm bệnh nghề nghiệp. Còn theo quy định mới, người lao động khi đã nghỉ hưu hoặc thôi việc hoặc chuyển đến làm việc cho người sử dụng lao động khác chỉ cần “nghi ngờ” hoặc “thấy có triệu chứng”, dấu hiệu bị bệnh nghề nghiệp do các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp trước đó đã làm việc gây nên thì được chủ động đi khám phát hiện và giám định mức suy giảm khả năng lao động do mắc bệnh nghề nghiệp (khoản 1, Điều 5).
Nghị định 88/2020/NĐ-CP cũng quy định về gửi hồ sơ sức khỏe cá nhân và lập hồ sơ bệnh nghề nghiệp cho từng đối tượng người lao động (người lao động đã nghỉ hưu, thôi việc và người lao động đã chuyển làm công việc khác) (tại điểm a, b, khoản 1, Điều 5).
Đồng thời quy định về hướng giải quyết trong trường hợp hồ sơ của người lao động không có số liệu quan trắc môi trường lao động tại thời điểm làm các nghề, công việc có nguy cơ bệnh nghề nghiệp hoặc thất lạc hồ sơ quan trắc môi trường lao động, hoặc thất lạc hồ sơ sức khỏe trước khi thực hiện quy định mới tại khoản 1, Nghị định này (khoản 2, Điều 5);
Nghị định cũng bổ sung thêm đối tượng là thân nhân của người lao động phát hiện bị bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ chi phí khám chữa bệnh nghề nghiệp. Nghị định cũng quy định cụ thể các chế độ mà người lao động và thân nhân của người lao động được chi trả. Trong đó giữ nguyên mức hỗ trợ 100% chi phí khám bệnh nghề nghiệp và nâng mức hỗ trợ 100% chi phí chữa bệnh nghề nghiệp thay quy định cũ là 50% (khoản 3, Điều 5).
Xếp dỡ hàng hóa tại cảng là công việc đòi hỏi yêu cầu huấn luyện an toàn lao động. Ảnh: T.H |
Bên cạnh những quy định cụ thể hơn, tạo thuận lợi hơn cho người lao động trong quá trình làm thủ tục, hồ sơ xét hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì rất nhiều quy định mới cũng được bổ sung mà Nghị định trước đó (Nghị định số 37/2016/NĐ-CP) không quy định. Đặc biệt là quy định về hồ sơ giải quyết chế độ tử tuất theo quy định tại Điều 53 của Luật An toàn, vệ sinh lao động đối với trường hợp bị tai nạn giao thông khi đang thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động hoặc khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc đi từ nơi làm việc về nơi ở (Điều 6).
Các quy định về chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp; hỗ trợ chữa bệnh nghề nghiệp, hỗ trợ phục hồi chức năng lao động; hỗ trợ huấn luyện an toàn vệ sinh lao động… cũng được bổ sung so với quy định tại Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc.
Người lao động vận hành máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. |
Người lao động làm việc tại Cảng Đình Vũ (Hải Phòng). Ảnh: T.H |
Công nhân bị trộm cắp: Kêu và bất lực Tình trạng trộm cắp khu nhà trọ đã được nói đến nhiều, song vấn nạn này vẫn có xu hướng gia tăng trong sự bất ... |
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 30/8 Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 30/8, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã vượt con số 25 triệu, gần 846 ... |
Hai chuyện nhỏ về ông Nguyễn Đức Chung Khi một người nào đó vừa "ngã ngựa", trong thiên hạ thường lập tức chia làm hai luồng dư luận. |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 22/11/2024 08:01
Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
Hơn 90% bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hài lòng. Đây là kết quả cho những nỗ lực đổi mới, đồng lòng trong phong cách phục vụ của cán bộ nhân viên ngành Y.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
Đời sống - 09/11/2024 16:41
Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo
Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025