Thứ tư 15/05/2024 01:52

Đại biểu Quốc hội lo ngại nguy cơ rửa tiền rất lớn từ thị trường tiền ảo

- Hoàng Hà

Nêu thực tế hiện nay có nhiều thỏa thuận ngầm liên quan đến tiền ảo, tiền điện tử, tiền kỹ thuật số, các đại biểu Quốc hội đề nghị cần luật hoá các quy định về các loại tiền mã hoá này để phòng, chống rửa tiền.

Sáng 1/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Phòng chống rửa tiền (sửa đổi). Đây là dự án luật được Quốc hội xem xét, thông qua theo quy trình tại một kỳ họp. Trước đó, dự án luật đã được Quốc hội thảo luận tại tổ và đã có 107 lượt ý kiến phát biểu tại 19 tổ.

Thảo luận tại hội trường, các đại biểu tiếp tục tập trung phân tích, làm rõ về sự cần thiết sửa đổi luật; về quan điểm, mục tiêu xây dựng luật và những nội dung chính của dự án luật, đặc biệt là về nguy cơ rửa tiền qua tiền ảo tại Việt Nam.

ĐANG ĐIỀU TRA VỤ ÁN RỬA TIỀN NHIỀU NGHÌN TỶ ĐỒNG

Đại biểu Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cho biết, cơ quan này đang điều tra vụ án lừa đảo, chiếm đoạt tài sản và rửa tiền với số tiền ước tính có thể lên đến nhiều nghìn tỷ đồng.

"Đối tượng chủ mưu, tổ chức các hoạt động phạm tội này là người nước ngoài, thuê rất nhiều người nước khác, trong đó có người Việt Nam, trụ sở, địa điểm tổ chức thực hiện hành vi phạm tội ở nước ngoài. Và công cụ, phương tiện, thiết bị phạm tội cũng ở nước ngoài. Phương thức phạm tội rất tinh vi. Sau khi nhận tiền của người bị hại thì chia nhỏ gửi qua nhiều tài khoản, sau đó chụm vào một tài khoản ảo rồi rút ra tiền mặt", ông Trung thông tin.

Từ dẫn chứng trên, đại biểu Nguyễn Hải Trung đề nghị cần phải đảm bảo tính chính danh khi đăng ký mở và sử dụng tài khoản vì qua thực tiễn công tác phòng chống tội phạm nói chung, hoạt động phòng chống rửa tiền nói riêng của Công an TP.Hà Nội thời gian qua nổi lên hoạt động liên quan đến sử dụng thông tin, giấy tờ giả để mở tài khoản, thuê người khác mở tài khoản sau đó bán lại tài khoản cho các đối tượng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Mục đích của hành vi này là che giấu thông tin về tài sản của cá nhân, tổ chức chủ sở hữu tài sản gây khó khăn, tránh né phát hiện các cơ quan quản lý nhà nước. Ông Trung nhận định đây là vấn đề rất quan trọng, nếu nhận diện rõ đối tượng thực hiện quản lý, sử dụng tài khoản sẽ góp phần triệt tiêu việc giả mạo thông tin tài khoản.

Theo vị đại biểu, cần có cơ chế phối hợp, đối chiếu thông tin tài khoản ngân hàng, tài khoản trên nền tảng trung gian nước ngoài khi đăng ký mở tài khoản trên cơ sở dữ liệu dân cư để phòng tránh tài khoản giả.

Khi tổ chức cung cấp tài khoản dịch vụ ngân hàng điện tử giao dịch điện tử phải có đầy đủ đồng bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện nhận diện và xác thực thông tin người dùng.

Cùng với đó, cần đưa hành vi mua bán tài khoản, sử dụng thông tin hoặc giấy tờ giả để mở tài khoản vào diện các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 8 dự thảo luật này để tạo cơ sở, căn cứ pháp lý, chế tài xử lý đối với hoạt động trên, từ đó tạo sự răn đe với các cá nhân và tổ chức khác.

Bên cạnh đó, đại biểu Nguyễn Hải Trung đề nghị cần bổ sung thêm một điều luật quy định riêng về trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong công tác phòng, chống rửa tiền. Đồng thời cần phải có cơ chế sớm hơn, nhanh hơn để trì hoãn giao dịch phong tỏa tài khoản đối với các giao dịch đáng ngờ có dấu hiệu phạm tội.

Đồng thời, cần có quy định về tiền ảo, dịch vụ công nghệ tài chính... Đối với nội dung này, dù không thừa nhận tiền ảo, tiền điện tử, tiền kỹ thuật số nhưng thực tế hiện nay đã có thỏa thuận ngầm, hoạt động rất sôi động. Qua phương thức hoạt động có thể thấy phần lớn việc lừa đảo đều thông qua tiền ảo rồi rửa tiền.

Ông Trung cũng nhấn mạnh cần phải có cơ chế sớm hơn, nhanh hơn để trì hoãn giao dịch đáng ngờ có dấu hiệu phạm tội, bởi lẽ các phương thức của các đối tượng là làm trong thời gian sớm nhất, nhanh nhất.

Đại biểu Quốc hội lo ngại nguy cơ rửa tiền rất lớn từ thị trường tiền ảo
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Thủy (Bình Định) - Ảnh: Quốc hội

Cùng cho ý kiến về dự thảo luật, đại biểu Nguyễn Thị Thu Thủy (Bình Định) đề nghị ban soạn thảo cần xem xét bổ sung một số hình thức đối tượng cụ thể trong bối cảnh công nghệ thông tin ngày càng phát triển như hiện nay đang tạo ra nhiều cơ hội và kênh khác nhau để tội phạm rửa tiền lợi dụng rửa tiền không hợp pháp thành tiền hợp pháp. Đặc biệt khi tiền ảo, tài sản số đã được một số quốc gia công nhận thì tại Việt Nam gần đây đã xuất hiện cái hình thức mua bán Bitcoin. Vì thế, nếu không quy định cụ thể thì sẽ tạo kẽ hở cho tội phạm rửa tiền, chuyển tiền lợi dụng.

Bà Thủy cho biết, từ năm 2017, Bộ Tư pháp đã đề cập vấn đề về tiền ảo, tài sản ảo có nguy cơ bị lạm dụng để thực hiện các hoạt động phi pháp, trong đó có rửa tiền và tài trợ khủng bố. Việt Nam cũng đã đẩy mạnh việc giám sát việc thực thi các quy định về phòng, chống tiền rửa tiền đối với khu vực tư nhân, đặc biệt là các lĩnh vực mới nổi mà tội phạm có khả năng sử dụng để thực hiện các hành vi rửa tiền.

Tuy nhiên, hiện nay, pháp luật Việt Nam vẫn chưa có khung pháp lý điều chỉnh và quản lý. Do đó, để dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền bao quát các hoạt động mới phát sinh, đại biểu Nguyễn Thị Thu Thủy đề nghị ban soạn thảo xem xét, nghiên cứu bổ sung dẫn chiếu các quy định của các nước đã công nhận về các loại hình này. Luật quy định rõ hình thức quy định thống nhất, thế không thống nhất ở mức độ nào.

Còn đại biểu Đỗ Thị Việt Hà (Bắc Giang) cho rằng, dự thảo luật còn có khá nhiều nội dung quy định chưa rõ ràng, chưa minh bạch, còn mang nặng tính định tính. Điều này có thể sẽ dẫn đến tình trạng quy định của luật sẽ được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, lúng túng, không thống nhất cho quá trình áp dụng và thiếu tính khả thi trong thực tiễn thi hành.

VÌ SAO TIỀN ẢO, TÀI SẢN ẢO VẪN NẰM NGOÀI DỰ THẢO LUẬT?

Sau khi lắng nghe ý kiến các đại biểu nêu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng nói sẽ tiếp thu đầy đủ các ý kiến đóng góp, thảo luận của các đại biểu.

Bà khẳng định, các đối tượng phải báo cáo giao dịch thuộc phạm vi điều chỉnh trong dự thảo luật được kế thừa từ Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012 và bổ sung những đối tượng đang được quy định các văn bản dưới luật.

Đại biểu Quốc hội lo ngại nguy cơ rửa tiền rất lớn từ thị trường tiền ảo
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng - Ảnh: Quốc hội

Về ý kiến của một số đại biểu đề nghị bổ sung trong dự thảo luật này là các công ty cung cấp dịch vụ tài sản ảo hay kinh doanh tài chính tiền tệ trên nền tảng về công nghệ, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, trong quá trình xây dựng, cơ quan soạn thảo đã đưa các hoạt động này vào trong dự thảo luật, nhưng trong quá trình tham vấn ý kiến qua nhiều vòng, các ý kiến cho rằng các hoạt động này chưa được quy định trong các văn bản quy định pháp luật hiện hành vì vậy chưa nên đưa vào dự thảo luật.

Do đó, dự thảo luật đã điều chỉnh lại theo hướng giao Chính phủ quy định chi tiết các hoạt động mới phát sinh có rủi ro về rửa tiền (gồm tiền ảo, tài sản ảo, đấu giá tài sản, vật có giá trị lớn...), sau khi được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Về vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm liên quan đến các dấu hiệu đáng ngờ và báo cáo giao dịch đáng ngờ, Thống đốc NHNN cho rằng, dấu hiệu đáng ngờ chủ yếu là mang tính định tính.

Bà Hồng cho biết, cơ quan soạn thảo tổng hợp từ kinh nghiệm mang tính phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới và có cân nhắc những đặc thù về các hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm của Việt Nam.

"Do dấu hiệu giao dịch đáng ngờ là định tính và chỉ là bước khởi đầu phát hiện ra có dấu hiệu đáng ngờ, là dấu hiệu cảnh báo ban đầu, sau đó các đối tượng báo cáo, các chủ thể báo cáo sẽ gửi NHNN tiếp nhận thông tin để phân tích, xử lý", bà Hồng giải thích.

Ngoài các nội dung trên, Thống đốc NHNN cũng giải trình về nhóm vấn đề liên quan đến các trì hoãn giao dịch. Theo đó, để tránh lạm dụng với ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân dự thảo luật đã quy định thời hạn trì hoãn không quá 3 ngày kể từ ngày thực hiện và đối tượng báo cáo được miễn trách nhiệm pháp lý nếu thực hiện theo đúng các quy định của luật.

Theo chương trình, Quốc hội sẽ thông qua dự Luật Phòng chống rửa tiền (sửa đổi) vào cuối kỳ họp thứ 4.

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Niềm vui đong đầy ở Tổ Tự quản nhà trọ An Giang

Hoạt động Công đoàn -

Niềm vui đong đầy ở Tổ Tự quản nhà trọ An Giang

Bằng nhiều cách làm khác nhau, đến nay, mô hình Tổ Tự quản nhà trọ (TTQNT) ở An Giang đã không ngừng phát huy hiệu quả. Ở đó, công nhân lao động được hưởng rất nhiều quyền lợi từ những chủ trương, chính sách của chính quyền địa phương và của tổ chức Công đoàn…

Tự tin sống lạc quan, là ngọn đèn không bao giờ tắt

Vòng tay Công đoàn -

Tự tin sống lạc quan, là ngọn đèn không bao giờ tắt

Vuốt phẳng phiu những đồng tiền nhăn nheo vừa bán lứa lợn non, rồi đếm đi đếm lại, “vẫn còn thiếu nhiều quá!”, chị Hiền nghĩ và nhìn tờ hóa đơn thuốc cho mẹ chồng, nước mắt lã chã rơi.

Công đoàn Đồng Nai: Quan tâm nhiều hơn đến đoàn viên, NLĐ khó khăn bị bệnh hiểm nghèo

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn Đồng Nai: Quan tâm nhiều hơn đến đoàn viên, NLĐ khó khăn bị bệnh hiểm nghèo

Tháng Công nhân 2024 được LĐLĐ tỉnh Đồng Nai triển khai nhiều hoạt động chăm lo ý nghĩa và đa dạng đến đoàn viên, người lao động. Đặc biệt, Công đoàn Đồng Nai cùng công đoàn các cấp chú trọng quan tâm nhiều hơn, hỗ trợ nhiều hơn đến lao động bị bệnh hiểm nghèo, cực kỳ khó khăn.

LĐLĐ huyện Đakrông: nhiều hoạt động thiết thực giúp đoàn viên, NLĐ yên tâm công tác

Hoạt động Công đoàn -

LĐLĐ huyện Đakrông: nhiều hoạt động thiết thực giúp đoàn viên, NLĐ yên tâm công tác

Trong những năm qua, công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, cho cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) có hoàn cảnh khó khăn là những hoạt động thiết thực luôn được các cấp công đoàn huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị) đồng tình hưởng ứng và thực hiện hiệu quả, trở thành tiêu chí hoạt động của tổ chức Công đoàn giúp đoàn viên, người lao động (NLĐ) yên tâm, tin tưởng và tận tâm với công việc.

Nhiều tác phẩm ấn tượng tại cuộc thi viết “Công nhân và Công đoàn Quảng Trị”

Hoạt động Công đoàn -

Nhiều tác phẩm ấn tượng tại cuộc thi viết “Công nhân và Công đoàn Quảng Trị”

Sau 01 tháng phát động, có nhiều tác phẩm ấn tượng được gửi tham gia cuộc thi viết "Công nhân và Công đoàn Quảng Trị” năm 2024.

Đề nghị tăng mức tiền trực và tiền ăn cho nhân viên y tế

Công đoàn -

Đề nghị tăng mức tiền trực và tiền ăn cho nhân viên y tế

Đây là một trong những nội dung mà đoàn viên, người lao động ngành Y tế tỉnh Lâm Đồng gửi đến đại biểu Quốc hội trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Có được hưởng trợ cấp tai nạn lao động khi mới đóng BHXH? Tôi công nhân

Có được hưởng trợ cấp tai nạn lao động khi mới đóng BHXH?

Pháp luật không đặt ra điều kiện phải đóng BHXH bao lâu mới được hưởng. Vì vậy, dù mới đi làm, mới tham gia BHXH thì người lao động vẫn được hưởng trợ cấp tai nạn lao động như những người làm việc lâu năm.

Còn thừa ngày phép khi nghỉ việc, người lao động được thanh toán thế nào? Tôi công nhân

Còn thừa ngày phép khi nghỉ việc, người lao động được thanh toán thế nào?

Tiền phép thừa sẽ được người sử dụng lao động thanh toán cho NLĐ cùng với tiền lương và các khoản trợ cấp (nếu có) khi nghỉ việc.

Talk Công đoàn: Để tai nạn lao động không còn là nỗi đau dai dẳng Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Để tai nạn lao động không còn là nỗi đau dai dẳng

Talk Công đoàn là cuộc trò chuyện với đồng chí Hồ Thị Kim Ngân, Phó Trưởng ban Quan hệ Lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam về vấn đề an toàn vệ sinh lao động.

Top 10 đơn vị dẫn đầu cuộc thi tìm hiểu công tác ATVSLĐ tính đến ngày 12/5/2024 Infographic

Top 10 đơn vị dẫn đầu cuộc thi tìm hiểu công tác ATVSLĐ tính đến ngày 12/5/2024

Cuộc thi trực tuyến CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ do Ban Quan hệ lao động Tổng liên đoàn phối hợp với Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức, diễn ra từ ngày 15/04/2024. Dưới đây là 10 đơn vị có số đoàn viên tham gia dự thi nhiều nhất tính đến ngày 12
Bản tin công nhân: Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống? Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống?

Bản tin công nhân ngày 6/5 gồm những nội dung: Nhiều người lao động muốn nghỉ việc để “chạy luật” bảo hiểm xã hội; Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống? Đại diện công nhân TP HCM: "Nhà ở xã hội chỉ thấy trên tivi";35 bệnh nghề nghiệp được đề xuất hưởng BHXH...

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

Công nhân kiến nghị về Luật Bảo hiểm xã hội và "nới" cơ chế nhà ở xã hội

Công đoàn -

Công nhân kiến nghị về Luật Bảo hiểm xã hội và "nới" cơ chế nhà ở xã hội

Nhiều công nhân lao động nêu ý kiến với đại biểu Quốc hội về Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) và các vấn đề liên quan đến nhà ở.

Luật Công đoàn (sửa đổi): Cần bổ sung hành vi trốn, chậm đóng kinh phí công đoàn

Hoạt động Công đoàn -

Luật Công đoàn (sửa đổi): Cần bổ sung hành vi trốn, chậm đóng kinh phí công đoàn

Nhiều ý kiến góp ý hoàn thiện dự án luật, nhất là cơ chế quản lý tài chính công đoàn được nêu tại hội nghị góp vào dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) do Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng tổ chức.

Nhiều hoạt động mang lợi ích thiết thực cho đoàn viên, người lao động ngành Y tế

Công đoàn -

Nhiều hoạt động mang lợi ích thiết thực cho đoàn viên, người lao động ngành Y tế

Tháng Công nhân năm 2024, các cấp Công đoàn Y tế Việt Nam triển khai nhiều hoạt động mang đến lợi ích thiết thực cho đoàn viên, người lao động trong ngành.

LĐLĐ TP Đà Nẵng tổ chức Cuộc thi viết về CNVCLĐ lần thứ III

Công đoàn -

LĐLĐ TP Đà Nẵng tổ chức Cuộc thi viết về CNVCLĐ lần thứ III

LĐLĐ TP Đà Nẵng phối hợp với Hội Nhà báo TP Đà Nẵng, Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức Cuộc thi viết về mô hình, tấm gương người tốt, việc tốt trong phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) TP Đà Nẵng lần thứ III, năm 2024.

Công đoàn tỉnh Quảng Bình: Dành quan tâm đặc biệt đến đoàn viên, NLĐ khó khăn

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn tỉnh Quảng Bình: Dành quan tâm đặc biệt đến đoàn viên, NLĐ khó khăn

Ngay từ giữa tháng 3, LĐLĐ tỉnh Quảng Bình đã xây dựng kế hoạch Tháng Công nhân với các hoạt động hướng về cơ sở, dành quan tâm đặc biệt đến đoàn viên, NLĐ khó khăn.

“Tăng quyền chủ động hơn nữa cho tổ chức Công đoàn”

Hoạt động Công đoàn -

“Tăng quyền chủ động hơn nữa cho tổ chức Công đoàn”

Cần tăng cường hơn nữa quyền chủ động cho tổ chức Công đoàn trong việc bố trí cán bộ làm công tác công đoàn tại các địa phương, đơn vị, nhất là đối với những cán bộ công đoàn chuyên trách tại các doanh nghiệp. Đây là ý kiến của một số cán bộ Công đoàn ở tỉnh Quảng Nam kiến nghị với đại biểu Quốc hội khi sửa đổi Luật Công đoàn.

Thừa Thiên Huế: Đoàn viên, người lao động thị xã Hương Trà hưởng ứng Tháng Công nhân

Hoạt động Công đoàn -

Thừa Thiên Huế: Đoàn viên, người lao động thị xã Hương Trà hưởng ứng Tháng Công nhân

Hơn 400 đoàn viên, người lao động trên địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế tham gia hưởng ứng sự kiện phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024.

Để Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ thật sự thiết thực, hiệu quả

Hoạt động Công đoàn -

Để Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ thật sự thiết thực, hiệu quả

Sáng ngày 4/5/2024, Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội đã tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và biểu dương “Sáng kiến, sáng tạo” năm 2024.

Trung tâm Tư vấn pháp luật và hỗ trợ NLĐ sẽ ra mắt trong Tháng Công nhân

Công đoàn -

Trung tâm Tư vấn pháp luật và hỗ trợ NLĐ sẽ ra mắt trong Tháng Công nhân

LĐLĐ tỉnh Bắc Giang đang chuẩn bị ra mắt Trung tâm Tư vấn pháp luật và hỗ trợ người lao động Công đoàn tỉnh Bắc Giang trong Tháng Công nhân năm 2024.

Công đoàn Đồng Nai phối hợp điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn Đồng Nai phối hợp điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động

Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo Liên đoàn Lao động huyện Vĩnh Cửu phối hợp đoàn điều tra liên ngành nắm tình hình, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động tại Cong ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh.