Thứ năm 02/05/2024 10:44

Công đoàn Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam phê chuẩn gia nhập Công ước 98

Nghiên cứu - TS. Vũ Trung Kiên - Học viện Chính trị khu vực II

Ngày 14/6/2019, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết “Gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể (TLTT)”. Việc phê chuẩn Công ước 98 chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng, tác động đối với NLĐ và tổ chức Công đoàn Việt Nam (CĐVN). Tuy nhiên, việc gia nhập này cũng là cơ hội đòi hỏi tổ chức CĐVN phải phát huy hơn nữa vị trí, vai trò của mình trong việc bảo vệ quyền lợi NLĐ.
Công đoàn Việt Nam trong bối cảnh  Việt Nam phê chuẩn gia nhập Công ước 98

Gia nhập Công ước 98 khẳng định nỗ lực của Việt Nam, phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước trong hội nhập quốc tế về lao động, xã hội. Trong ảnh: Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trình bày Tờ trình về việc gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể, ngày 29/5/2019. Ảnh: L.K

ILO và quá trình gia nhập của Việt Nam

Việt Nam tham gia ILO từ năm 1992. Năm 1998, ILO ra tuyên bố của tổ chức này. Tuyên bố năm 1998 của ILO được xem là một tuyên bố văn minh của nhân loại. Kể từ khi tham gia ILO đến nay, Việt Nam đã cố gắng trở thành một thành viên có trách nhiệm. Theo tuyên bố của ILO, NLĐ phải có tiếng nói trong các hiệp định quan trọng. Các quyền được đề cập trong Tuyên bố năm 1998 của ILO được quy định trong 8 Công ước cơ bản của ILO đó là: 1). Tự do liên kết và công nhận một cách thực chất quyền TLTT (Công ước 87 và 98); 2). Loại bỏ tất cả các hình thức lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc (Công ước 29 và 105); 3). Xóa bỏ lao động trẻ em (Công ước 138 và 182), và 4). Xóa bỏ phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp (Công ước 100 và 111). Tất cả các quốc gia thành viên của ILO đều phải tôn trọng các quyền phổ quát này.

Với việc Quốc hội Việt Nam phê chuẩn Công ước 98, Việt Nam đã chính thức phê chuẩn 6 trong 8 Công ước cơ bản của ILO (hiện còn 2 công ước cơ bản của ILO mà Việt Nam chưa phê chuẩn là Công ước 87 liên quan đến quyền tự do liên kết và Công ước 105 liên quan đến loại bỏ lao động cưỡng bức…).

Ngày 5/7/2019, Việt Nam đã hoàn tất hồ sơ gia nhập. Theo quy định của ILO, Công ước này sẽ có hiệu lực sau một năm khi hoàn thiện hồ sơ phê chuẩn. Như vậy, kể từ ngày 5/7/2020, Công ước này chính thức có hiệu lực ở Việt Nam. Cho dù Việt Nam chưa phê chuẩn 2 Công ước 87 và 105 nhưng với tư cách là thành viên của ILO, ngoài việc thực hiện đầy đủ nội dung các công ước đã phê chuẩn, Việt Nam có nghĩa vụ "tôn trọng, thúc đẩy và hiện thực hóa một cách có thành ý" đối với các công ước cơ bản của ILO mà Việt Nam chưa phê chuẩn.

Điều đó có nghĩa là dù chưa phê chuẩn Công ước 87 và Công ước 105 thì Việt Nam vẫn phải có nghĩa vụ thúc đẩy hiện thực hóa các công ước này.

Công đoàn Việt Nam trong bối cảnh  Việt Nam phê chuẩn gia nhập Công ước 98

Hội thảo công bố gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và tham vấn dự thảo Kế hoạch thực hiện Công ước số 98 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức ngày 6/7/2020 tại Hà Nội.

Nội dung cơ bản của Công ước 98 và quá trình xây dựng pháp luật thống nhất của Việt Nam

Công ước 98 bao gồm 16 Điều. Điều 1, Công ước quy định: “1. NLĐ phải được hưởng sự bảo vệ thích đáng trước những hành vi phân biệt đối xử chống lại công đoàn trong việc làm của họ.

2. Sự bảo vệ đó phải được áp dụng trước hết đối với những hành vi nhằm:

a). Làm cho việc làm của NLĐ phụ thuộc vào điều kiện là người đó không được gia nhập công đoàn hoặc phải từ bỏ tư cách đoàn viên công đoàn;

b). Sa thải hoặc gây tổn hại cho NLĐ với lý do là đoàn viên công đoàn, hoặc tham gia các hoạt động công đoàn ngoài giờ làm việc hoặc với sự đồng ý của người sử dụng lao động (NSDLĐ) trong giờ làm việc”.

Để các quy định của pháp luật Việt Nam không trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết, Bộ luật Lao động (BLLĐ) 2019 đã có nhiều nội dung mới. Khoản 3, Điều 3, BLLĐ 2019 quy định về “Tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở” là tổ chức “được thành lập trên cơ sở tự nguyện của NLĐ tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ trong quan hệ lao động thông qua TLTT hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. Tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở bao gồm CĐCS và tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp”.

Như vậy, cùng với tổ chức Công đoàn thuộc hệ thống của Tổng LĐLĐ Việt Nam, trong các doanh nghiệp, NLĐ sẽ có quyền gia nhập tổ chức đại diện quyền lợi cho mình không thuộc hệ thống của Tổng LĐLĐ Việt Nam. Như vậy, có thể thấy, khi phê chuẩn Công ước 98 cũng như ký kết và tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, Việt Nam sẽ phải chấp nhận có một tổ chức đại diện cho NLĐ tại doanh nghiệp nằm ngoài hệ thống tổ chức của Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Công đoàn Việt Nam trong bối cảnh  Việt Nam phê chuẩn gia nhập Công ước 98

Tổ chức Công đoàn luôn quan tâm, chăm lo đời sống, vật chất, tinh thần cho người lao động tại cơ sở. Trong ảnh: Cán bộ công đoàn TP. Hà Nội trao “Túi An sinh Công đoàn” cho người lao động Công ty Cổ phần Viha Thống Nhất.

Cơ hội để tổ chức Công đoàn vươn lên

Đã xuất hiện những ý kiến lo lắng rằng đây sẽ là thách thức đối với CĐVN hiện nay bởi nếu tổ chức CĐVN hiện nay không bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của NLĐ thì sẽ tự mình đánh mất niềm tin nơi NLĐ. Khi đó, NLĐ vẫn có sự lựa chọn khác, tức tham gia tổ chức đại diện quyền lợi cho NLĐ được lập ra ở doanh nghiệp hoạt động song song với tổ chức Công đoàn thuộc hệ thống Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Những lo lắng về việc các tổ chức đại diện NLĐ ở các doanh nghiệp không thuộc hệ thống công đoàn của Tổng LĐLĐ Việt Nam có thể bị chính trị hóa lợi dụng làm phương hại đến ổn định chính trị tại Việt Nam không phải không có cơ sở. Tuy nhiên lo lắng này có vẻ hơi thái quá. Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam 2013 đã có quy định cụ thể về CĐVN tại Điều 9 và Điều 10. Điều 10, Hiến pháp 2013 ghi rõ: “CĐVN là tổ chức chính trị - xã hội của GCCN và của NLĐ được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho NLĐ, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của NLĐ; tuyên truyền, vận động NLĐ học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Điều 1, Luật Công đoàn Việt Nam 2012 cũng ghi rõ: “Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của GCCN và của NLĐ, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những NLĐ khác (sau đây gọi chung là NLĐ), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động NLĐ học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN” (Luật Công đoàn Việt Nam sẽ được sửa đổi nhưng dự thảo vẫn giữ tinh thần chung căn bản của Điều này).

Công đoàn Việt Nam trong bối cảnh  Việt Nam phê chuẩn gia nhập Công ước 98

Việc gia nhập Công ước 98 là cơ hội cho tổ chức Công đoàn Việt Nam phát huy hơn nữa vị trí, vai trò của mình trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động. Trong ảnh: Công nhân Công ty TNHH Bluecom Vina (Khu công nghiệp Tràng Duệ, TP. Hải Phòng) trong dây chuyền sản xuất thiết bị điện thoại. Ảnh: D.N

Có thể thấy, nếu một tổ chức đại diện quyền lợi của NLĐ được lập ra ở doanh nghiệp thì vẫn phải tuân thủ các quy trình thành lập theo các quy định của pháp luật Việt Nam. Các tổ chức này, theo quy định là những tổ chức nghề nghiệp, không mang tính chính trị, không hoạt động chính trị. Khi những tổ chức đại diện NLĐ được lập ra sẽ phải đăng ký, phải có điều lệ hoạt động và được cơ quan thẩm quyền công nhận, cho phép hoạt động. Các tổ chức này chỉ được hoạt động trong khuôn khổ quan hệ lao động giữa NLĐ và NSDLĐ; không cho phép các hoạt động ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Hiện, pháp luật lao động Việt Nam cũng không thừa nhận quyền tự do liên kết đối với NLĐ nước ngoài. Tuy nhiên, các cơ quan có trách nhiệm cũng cần tính tới các phương án, cần có những dự báo và các giải pháp để ngăn ngừa việc lợi dụng các quy định này để tổ chức chống đối hoặc gây rối…

Khi đã chấp nhận tham gia sâu rộng vào sân chơi toàn cầu, chắc chắn hệ thống công đoàn thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam đã chuẩn bị sẵn sàng. Nếu công đoàn hoạt động thật sự có hiệu quả, mạnh dạn đấu tranh đòi hỏi và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của NLĐ, nói lên được tiếng nói của NLĐ thì ngay chính tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp - nếu có được lập ra - cũng sẽ gia nhập vào tổ chức Công đoàn thuộc hệ thống của Tổng LĐLĐ Việt Nam. Ngược lại, nếu công đoàn hoạt động hời hợt, không hiệu quả, không đấu tranh cho quyền lợi của NLĐ thì các tổ chức của NLĐ ra đời sẽ không gia nhập vào CĐVN mà tự liên kết lại để bảo vệ quyền lợi của NLĐ.

Như vậy, đây không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội để tổ chức Công đoàn vươn lên, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, thực sự xứng đáng là tổ chức bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ trong các doanh nghiệp. Tất nhiên, để đạt tới điều này, đòi hòi tổ chức Công đoàn phải hướng nhiều hơn vào việc đại diện và TLTT, thay vì thực hiện các chức năng chính yếu của tổ chức chính trị - xã hội như hoạt động lâu nay.

Một số vấn đề then chốt để xây chắc nền móng tổ chức Công đoàn Việt Nam Một số vấn đề then chốt để xây chắc nền móng tổ chức Công đoàn Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7 (1929 - 2021) và nhân dịp Bộ Chính trị Ban Chấp ...

Hoạt động công đoàn khi Việt Nam tham gia Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới* Hoạt động công đoàn khi Việt Nam tham gia Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới*

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là một số FTA thế ...

Xây dựng giai cấp công nhân, Công đoàn Việt Nam vững mạnh Xây dựng giai cấp công nhân, Công đoàn Việt Nam vững mạnh

Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Công đoàn -

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Trên cương vị Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam (nay là Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam), đồng chí Hoàng Quốc Việt hết sức coi trọng công tác chăm lo đời sống cho công nhân, viên chức mà tiền lương, tiền thưởng là vấn đề quan tâm hàng đầu.

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Công đoàn -

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Đồng chí Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 30/3/1980) sống 92 năm tuổi đời, có gần 70 năm hoạt động cách mạng, 17 năm bị thực dân, đế quốc giam cầm, tù đày và đã giữ nhiều trọng trách trong Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội.

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Nghiên cứu -

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Tổ chức Công đoàn là một chủ thể quan trọng trong việc tham gia bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động.

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Nghiên cứu -

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Công đoàn Việt Nam từ khi thành lập đến nay luôn là một bộ phận khăng khít của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Việc trong thời gian tới có thể xuất hiện tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết.

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Hoạt động Công đoàn -

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Theo TS. Bùi Sỹ Lợi, xuất phát từ yêu cầu khắc phục một số hạn chế, bất cập của Luật Công đoàn, đáp ứng hoạt động của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới, việc sửa đổi Luật Công đoàn là rất cần thiết.

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Công đoàn -

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Với vai trò là tổ chức đại diện cho người lao động (NLĐ), công đoàn (CĐ) thực hiện nhiệm vụ của mình thông qua ba hình thức sau: chăm lo – tiếng nói – đồng quyết định, gọi là ba nấc thang đại diện.

Bản tin công nhân: Người lao động chọn gửi con ở quê sau dịp lễ Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Người lao động chọn gửi con ở quê sau dịp lễ

Bản tin công nhân ngày 1/5 gồm những nội dung: người lao động ở Bình Dương làm 2 ngày lễ có thu nhập bằng nửa tháng lương; Công nhân lập nhóm giúp đồng nghiệp khó khăn; Người lao động chọn gửi con ở quê sau dịp lễ; Hơn 7.300 trường hợp người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động...

Thời gian nghỉ thai sản người lao động có được tính nâng lương? Tôi công nhân

Thời gian nghỉ thai sản người lao động có được tính nâng lương?

Nếu doanh nghiệp và người lao động đã thống nhất tính thời gian thai sản vào thời gian làm việc xét nâng lương thì người lao động đang nghỉ thai sản sẽ được xem xét nâng lương theo đúng thỏa thuận ban đầu.

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó" Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó"

Talk Công đoàn là cuộc trò chuyện với đồng chí Bùi Thị Ngọc Thủy, Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Hoàng Mai.

Top 10 đơn vị dẫn đầu cuộc thi tìm hiểu công tác ATVSLĐ Infographic

Top 10 đơn vị dẫn đầu cuộc thi tìm hiểu công tác ATVSLĐ

Cuộc thi trực tuyến CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ do Ban Quan hệ lao động Tổng liên đoàn phối hợp với Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức, diễn ra từ ngày 15/04/2024.
Bản tin công nhân: Lương cao gấp ba, nhiều công nhân tự nguyện làm việc xuyên lễ Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Lương cao gấp ba, nhiều công nhân tự nguyện làm việc xuyên lễ

Bản tin công nhân ngày 30/4 gồm những nội dung sau: Nhiều lao động Đồng Nai đón lễ tại nhà trọ để tiết kiệm chi phí; Giữa nghỉ lễ, hàng chục công nhân vẫn đội nắng nóng 40 độ đòi nợ BHXH; Lương cao gấp ba, nhiều công nhân tự nguyện làm việc xuyên lễ; Nghỉ lễ dài ngày, người lao động làm gì?

Những trường hợp không được nhận BHXH 1 lần ngay Video

Những trường hợp không được nhận BHXH 1 lần ngay

Đọc thêm

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Hoạt động Công đoàn -

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, LĐLĐ tỉnh An Giang đã phát hiện hàng loạt nhân tố tiêu biểu, xuất sắc nhất. Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, sáng tạo không ngừng, họ đã cống hiến, làm lợi hàng tỷ đồng cho cơ quan, đơn vị.

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Nghiên cứu -

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Công tác cán bộ là công việc quan trọng của Đảng và các đoàn thể. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm đến xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng, mà còn chú trọng đến xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn thể nói chung và rèn luyện, đào tạo đội ngũ cán bộ công đoàn nói riêng.

Bài 16: Thách thức và giải pháp đổi mới hoạt động nữ công công đoàn trong tình hình mới

Nghiên cứu -

Bài 16: Thách thức và giải pháp đổi mới hoạt động nữ công công đoàn trong tình hình mới

Với tỷ lệ chiếm gần 50% lực lượng lao động, lao động nữ (LĐN) ngày càng khẳng định vị thế, vai trò của mình trên mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội đất nước. Việc thu hút lực lượng LĐN gia nhập Công đoàn Việt Nam (CĐVN) được coi là nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Công đoàn nói chung, của Ban Nữ công công đoàn (NCCĐ) các cấp nói riêng. Điều này đòi hỏi hoạt động NCCĐ các cấp thời gian tới cần có nhiều đổi mới để tiếp cận ngày một sát hơn với nhu cầu, nguyện vọng của LĐN.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và sứ mệnh của Công đoàn Việt Nam

Nghiên cứu -

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và sứ mệnh của Công đoàn Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm lớn lao, sâu sắc đối với giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn.

Tổ chức Công đoàn ngày càng phải hoạt động chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả hơn

Nghiên cứu -

Tổ chức Công đoàn ngày càng phải hoạt động chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả hơn

Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ, mục tiêu nhằm xây dựng, củng cố tổ chức Công đoàn theo hướng ngày càng chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả hơn.

Bàn giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn lớn mạnh

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Bàn giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn lớn mạnh

Cán bộ là gốc rễ của mọi sự thành bại của tổ chức và điều này đã chứng minh qua thực tiễn. Trước những yêu cầu của thời kì mới, nhiệm vụ đặt ra trong xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn (CBCĐ) là gì? Yêu cầu đặt ra đối với vấn đề năng lực, trình độ, chất lượng đội ngũ CBCĐ trong thời gian tới như thế nào? Cần đưa ra giải pháp, kiến nghị gì để xây dựng đội ngũ CBCĐ ngày càng lớn mạnh cả về số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đoàn viên, người lao động và bối cảnh hội nhập quốc tế. Đây là vấn đề tổ chức Công đoàn Việt Nam cần quan tâm thực hiện trong nhiệm kỳ 2023-2028.

Vai trò đại diện cho NLĐ của Công đoàn Việt Nam ở doanh nghiệp chưa có công đoàn

Nghiên cứu -

Vai trò đại diện cho NLĐ của Công đoàn Việt Nam ở doanh nghiệp chưa có công đoàn

Việc đại diện của NLĐ tại doanh nghiệp bao gồm rất nhiều nội dung như đại diện tham gia đảm bảo việc làm, tiền lương, hợp đồng lao động, đào tạo nghề, đối thoại, thương lương, ký kết thỏa ước lao động tập thể, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, an toàn, vệ sinh lao động, BHXH, BHYT, lãnh đạo đình công...

Bài 2: Các giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Nghiên cứu -

Bài 2: Các giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh bằng tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, ý thức giai cấp, tinh thần dân tộc, lòng tự hào, tự tôn dân tộc cho giai cấp công nhân; đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giáo dục giác ngộ giai cấp.

Bài 1: Quan niệm thế nào về giai cấp công nhân trong cơ cấu xã hội - giai cấp hiện nay

Nghiên cứu -

Bài 1: Quan niệm thế nào về giai cấp công nhân trong cơ cấu xã hội - giai cấp hiện nay

Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh đáp ứng yêu cầu thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước đến năm 2030 và 2045: “Đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao” được Đại hội XIII của Đảng đề ra.

Những vấn đề đặt ra sau 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012

Nghiên cứu -

Những vấn đề đặt ra sau 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012

Luật Công đoàn 2012 là cơ sở pháp lý quan trọng để Công đoàn Việt Nam tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát huy vai trò và ảnh hưởng rộng lớn trong đời sống chính trị - xã hội. Sau hơn 10 năm áp dụng, Luật Công đoàn 2012 đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập từ thực tiễn, đặt ra yêu cầu đòi hỏi cần tiếp tục sửa đổi hoàn thiện nhằm đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật và hội nhập kinh tế quốc tế.