Chất béo chuyển hóa từ thực phẩm công nghiệp có nguy cơ gây mất trí nhớ
Đời sống - 24/10/2019 16:10 Vân Anh (TH)
Chất béo chuyển hóa từ những thực phẩm công nghiệp có nguy cơ gây mất trí nhớ. |
Quá trình nghiên cứu
Hơn 1.600 người Nhật Bản bao gồm cả đàn ông và phụ nữ không hề mắc chứng mất trí nhớ được theo dõi sức khỏe nghiêm ngặt trong vòng 10 năm. Họ được kiểm tra mức độ chất béo chuyển hóa có trong máu ngay khi bắt đầu tham gia nghiên cứu và chế độ ăn uống của họ cũng được kiểm tra liên tục.
Các nhà nghiên cứu điều chỉnh các yếu tố khác có thể gia tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ chẳng hạn như huyết áp cao, tiểu đường và hút thuốc lá. Sau đó, họ phát hiện ra hai người có lượng chất béo chuyển hóa cao nhất có khả năng mặc hội chứng mất trí nhớ lên tới 52% và 74%.
“Nghiên cứu đã sử dụng kết quả đo lường nồng độ chất béo chuyển hóa trong máu thay vì bảng câu hỏi chế độ ăn kiêng truyền thống. Điều này giúp tăng tính chính xác và giá trị khoa học của kết quả”, CNN trích dẫn phát biểu của bác sĩ khoa thần kinh Richard Isaacson. Ông cũng khẳng định đây là một nghiên cứu trọng điểm bởi kết quả của chúng đã chỉ ra rằng chất béo chuyển hóa có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng mất trí nhớ Alzheimer.
Chất béo chuyển hóa là gì?
Chất béo chuyển hóa sản sinh tự nhiên, nơi lý tưởng để hình thành là trong ruột một số loài động vật chuyên ăn cỏ. Chính vì thế, người ta cũng tìm thấy lượng nhỏ chất béo chuyển hóa trong các chế phẩm từ sữa cũng như từ thịt động vật.
Tuy nhiên, chất béo chuyển hóa tồn tại nhiều hơn trong thực phẩm công nghiệp. Ngành công nghiệp thực phẩm yêu thích việc sử dụng chất béo chuyển hóa, bởi vì sản xuất chúng rẻ và chúng giúp đồ ăn được bảo quản lâu hơn, bắt mắt, hấp dẫn người tiêu dùng hơn.
Chất béo độc hại này thường có trong các thực phẩm chế biến sẵn như bánh quy, bánh ngọt, khoai tây chiên, pizza đông lạnh, gà rán, thịt rán, đồ ăn nhanh và hàng tá thực phẩm chế biến khác.
Theo nghiên cứu của Nhật Bản, thì bánh ngọt đóng vai trò lớn nhất gây tăng hàm lượng chất béo chuyển hóa. Đứng thứ hai là bơ thực vật, tiếp đó là kẹo, caramen, bánh sừng bò, kem không sữa, kem và bánh gạo.
Làm thế nào để giảm thiểu nguy cơ
Mặc dù chất béo chuyển hóa là vô cùng độc hại và không tốt cho cơ thể nhưng không nhất thiết phải loại bỏ hoàn toàn. Ta có thể giảm thiểu lượng chất béo chuyển hóa nạp vào cơ thể trong mức an toàn.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo, mỗi người không nên tiêu thụ quá 3g một ngày chất béo chuyển hóa. Nhiều nước trên thế giới còn quy định phải ghi rõ lượng chất béo chuyển hóa trên bao bì nhãn mác, như tại Canada, nhà sản xuất được quyền ghi “zero trans”, “trans fat free” hoặc “no trans fat” nếu lượng chất béo chuyển hóa dưới 0,2g.
Chúng ta nên hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, bánh ngọt và bơ thực vật. Nên để ý chăm sóc chế độ ăn uống hợp lí, kĩ càng để bảo vệ sức khỏe. Bởi chất béo chuyển hóa không chỉ gây nguy cơ mắc bệnh mất trí Alzheimer mà còn dễ dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
Cá bơi cửa Phật Người mua, kẻ bán vì đồng tiền, vì sự “tiện” đã tạo nên vòng quanh đau đớn của cuộc đời những con chim, con cá, ... |
Thời tiết ngày 24/10: Bắc Bộ trời lạnh, có mưa dông Khu vực Bắc Bộ dự báo trời lạnh, có mưa rào và rải rác có dông trong ngày 24/10. |
Ăn khô gà lá chanh và ruốc: Tiềm ẩn nguy cơ gây rối loạn tiêu hóa và viêm loét dạ dày Ruốc và khô gà lá chanh được làm từ thịt, tuy nhiên, không phải tất cả các loại ruốc đang được bán trên thị trường ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 15/12/2024 12:49
TS Nguyễn Sĩ Dũng: Không để xảy ra tâm lý bị “loại bỏ” sau sáp nhập
Các chính sách cần tạo động lực để cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tiếp tục phát huy năng lực trong các lĩnh vực khác thay vì cảm giác bị “loại bỏ”.
Đời sống - 13/12/2024 08:19
Hướng nghiệp để công chức, viên chức thích ứng với môi trường mới
Bên cạnh việc động viên về tinh thần, hỗ trợ tài chính thì Chính phủ cũng cần có chính sách hướng nghiệp cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về nghỉ sau sáp nhập.
Đời sống - 12/12/2024 18:43
“Xây Tết 2025”: Sẽ trao hơn 18.500 phần quà cho công nhân
Chương trình “Xây Tết 2025” do Báo Nhân Dân phối hợp cùng Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD) dự kiến hỗ trợ thiết thực về vật chất, tinh thần đến hơn 18.500 công nhân trên cả nước.
Người lao động - 10/12/2024 15:16
Bỏ phố lên non làm thợ điện
14 năm trước, chàng trai trẻ Nguyễn Văn Tiến quyết định rời TP.Huế để đến với vùng cao huyện A Lưới để làm công nhân ngành Điện, rồi bén duyên quyết “ở mãi không về”. Sau nhiều năm phấn đấu, vượt qua nhiều gian khó anh đã gặt hái nhiều thành công, hiện là một trong những gương mặt điển hình của ngành Điện Thừa Thiên Huế.
Đời sống - 09/12/2024 20:18
Công nhân xứ Huế kỳ vọng gì về cách mạng tinh gọn bộ máy?
Nhiều công nhân, người lao động, cán bộ công đoàn tại tỉnh Thừa Thiên Huế bày tỏ kỳ vọng cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy sẽ đưa đất nước phát triển, việc làm dồi dào, phúc lợi nâng cao...
Người lao động - 09/12/2024 18:58
Bấp bênh phận đời lao động phi chính thức
Tính đến năm 2023, số lao động phi chính thức ở Hà Nội là 1,89 triệu người và chiếm 50,17% tổng số lao động có việc làm. Dù đây là nguồn lực lớn giúp duy trì việc làm cho một phần lớn dân số, nhưng thường gặp phải những rủi ro về việc làm.