Cha mẹ cần làm gì để trẻ phát triển toàn diện?

Đời sống - Hưng Thịnh

Giai đoạn từ khi mang thai đến khi trẻ 8 tuổi được coi là "giai đoạn vàng" để chăm sóc và phát triển trẻ thơ một cách toàn diện. Đây là thời điểm trẻ phát triển mạnh mẽ về thể chất, trí tuệ, cảm xúc và xã hội, đòi hỏi cha mẹ cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để tạo nền tảng vững chắc cho tương lai của con.
Giảm tử vong sơ sinh: Nền móng cho sự phát triển toàn diện của trẻ em Việt Nam

Chuẩn bị sức khỏe trước sinh: Bước khởi đầu quan trọng

Sức khỏe của mẹ bầu đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của thai nhi. Trong suốt 9 tháng mang thai, mọi dưỡng chất mẹ hấp thụ đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của con. Vì thế, các bà mẹ cần được cung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ, gồm các nhóm chất chính như protein, chất béo, carbohydrate cùng các vi chất quan trọng như sắt, canxi, acid folic, vitamin A, D và B1.

Song song với dinh dưỡng, việc tiêm phòng đầy đủ và khám thai định kỳ là không thể thiếu để đảm bảo mẹ và con đều khỏe mạnh. Đồng thời, cha mẹ cũng nên chuẩn bị sẵn kiến thức nuôi dưỡng trẻ sau sinh và sắp xếp thời gian nghỉ thai sản hợp lý để dành sự chăm sóc tốt nhất cho trẻ trong những ngày đầu đời.

Cha mẹ cần làm gì để trẻ phát triển toàn diện?
Giai đoạn từ khi mang thai đến khi trẻ 8 tuổi được coi là "giai đoạn vàng" để chăm sóc và phát triển trẻ thơ một cách toàn diện. Ảnh: T. Thủy

Giai đoạn sau sinh: Dinh dưỡng và y tế là nền tảng

Tiêm chủng đầy đủ: Lá chắn bảo vệ trẻ nhỏ

Trẻ dưới 5 tuổi có sức đề kháng yếu, dễ bị tổn thương bởi các tác nhân gây bệnh từ môi trường và thời tiết. Việc tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch và đúng phác đồ giúp bảo vệ trẻ khỏi nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sởi, rubella, viêm não mô cầu, viêm màng não, thủy đậu… Đây không chỉ là nhiệm vụ của y tế mà còn là trách nhiệm quan trọng của cha mẹ để đảm bảo sức khỏe trọn đời cho con.

Ngoài ra, cha mẹ cần trang bị kiến thức cơ bản để xử lý các bệnh thông thường của trẻ và chủ động đưa trẻ đến các cơ sở y tế khi cần thiết.

Dinh dưỡng đúng cách: Chìa khóa cho sức khỏe dài lâu

Chế độ dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời - từ lúc mang thai đến khi trẻ 2 tuổi - đóng vai trò quyết định trong sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Việc cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sau đó bổ sung dinh dưỡng hợp lý theo từng giai đoạn là rất cần thiết. Bên cạnh đó, cha mẹ cần theo dõi chiều cao, cân nặng của trẻ thường xuyên và đảm bảo trẻ có giấc ngủ đủ và chất lượng.

Chế độ dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời là "cửa sổ vàng" cho sự phát triển của trẻ. Cha mẹ cần:

Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.

Bổ sung dinh dưỡng từ thức ăn ngoài từ khi trẻ đủ 6 tháng tuổi.

Tránh cho trẻ ăn các thức phẩm chứa nhiều đường, muối hay gia vị mạnh.

Đáng chú ý, việc dạy trẻ kỹ năng ăn uống cũng rất quan trọng. Thay vì ép trẻ ăn hoặc sử dụng tivi, điện thoại như công cụ "mua chuộc", cha mẹ nên biến bữa ăn thành khoảng thời gian thú vị thông qua các trò chơi hoặc cho trẻ tham gia chuẩn bị món ăn. Điều này không chỉ giúp trẻ học cách ăn uống đúng mà còn tạo thói quen trân trọng thực phẩm và công sức người nấu.

Tương tác và trò chuyện: Nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ

Tương tác thường xuyên với trẻ, như nói chuyện, chơi đùa hay đọc sách, giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp và tư duy. Cha mẹ nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để trò chuyện với con, lắng nghe và khuyến khích trẻ chia sẻ về thế giới xung quanh. Những hoạt động này không chỉ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mà còn tạo sự gắn kết tình cảm giữa cha mẹ và con cái.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những trẻ được quan tâm và trò chuyện thường xuyên sẽ có xu hướng sống tình cảm hơn và dễ dàng mở lòng chia sẻ khó khăn với cha mẹ. Đây là yếu tố quan trọng để xây dựng mối quan hệ bền chặt trong gia đình.

Môi trường sống an toàn: Yếu tố không thể thiếu

Trẻ cần được sống trong môi trường an toàn, sạch sẽ, có điều kiện vệ sinh tốt và nước sạch. Đặc biệt, trẻ không được đối xử bạo lực dưới bất kỳ hình thức nào. Với những trẻ có nhu cầu đặc biệt hoặc sống trong gia đình yếu thế, việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ xã hội là cần thiết để đảm bảo quyền lợi cơ bản.

Học tập thông qua vui chơi: Phương pháp hiệu quả nhất

Học tập giai đoạn đầu đời không chỉ giới hạn ở trường học mà còn diễn ra qua các hoạt động vui chơi. Trẻ cần được khuyến khích khám phá thế giới xung quanh thông qua sách báo, kể chuyện và các hoạt động phù hợp với độ tuổi. Việc này không chỉ phát triển tư duy mà còn giúp trẻ hình thành thói quen yêu thích học hỏi.

Phát triển toàn diện trẻ thơ là hành trình dài, đòi hỏi sự kiên nhẫn và đồng hành của cha mẹ trong từng giai đoạn. Từ việc chuẩn bị sức khỏe trước sinh, tiêm chủng, chăm sóc dinh dưỡng đúng cách, tương tác tình cảm đến tạo môi trường sống an toàn và khuyến khích học hỏi, mọi nỗ lực đều hướng tới mục tiêu giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Cha mẹ, với vai trò là người dẫn dắt và bảo vệ, chính là "người thầy đầu tiên" trên hành trình trưởng thành của con.

Ở Việt Nam, các nỗ lực của chính phủ trong việc thực hiện quyền trẻ em đã tạo điều kiện để tất cả trẻ nhỏ được học tập, phát triển và tham gia vào các quyết định liên quan đến cuộc sống của mình. Quyền trẻ em được xác định bao gồm bốn nhóm quyền sau:

Nhóm quyền sống còn: Mọi trẻ em đều có quyền được sống. Các chủ thể cần phải làm tất cả những việc có thể để bảo đảm rằng trẻ em được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển như bảo đảm về dinh dưỡng, chăm sóc sức khoẻ và có quyền được khai sinh.

Nhóm quyền được phát triển: Trẻ em được chăm sóc, dạy dỗ, tạo điều kiện để phát triển toàn diện thông qua quá trình học tập, vui chơi, giải trí…

Nhóm quyền được bảo vệ: Trẻ em được sống chung với cha mẹ và được bảo vệ chống lại các hình thức bóc lột lao động, xâm hại tình dục, đối xử vô nhân đạo…

Nhóm quyền được tham gia: Trẻ em được phát huy vai trò tích cực trong cộng đồng, gia đình thông qua sự tự do thể hiện quan điểm, bày tỏ ý kiến cá nhân, tiếp cận thông tin liên quan đến bản thân.

Mời xem thêm video:

Sống xa cha mẹ, con công nhân dễ sống khép kín, thiếu tự tin Sống xa cha mẹ, con công nhân dễ sống khép kín, thiếu tự tin

Có đến 30,2% trẻ em từ độ tuổi 0 đến dưới 16 là con của công nhân đang phải sống xa cha mẹ. Điều này ...

Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện

Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và ...

Vi chất dinh dưỡng – Nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ Vi chất dinh dưỡng – Nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tại chuyến thăm và kiểm tra công tác tổ chức Chiến dịch ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

"Xây Tết 2025": 2.600 phần quà Tết cho công nhân Ecopark

Người lao động -

"Xây Tết 2025": 2.600 phần quà Tết cho công nhân Ecopark

2.600 phần quà Tết được trao cho công nhân tại công trường Ecopark (huyện Văn Giang, Hưng Yên) trong chương trình "Xây Tết" 2025.

Người lao động có cuộc sống ổn định nhờ làng hoa Sa Đéc

Người lao động -

Người lao động có cuộc sống ổn định nhờ làng hoa Sa Đéc

Theo từng giai đoạn lịch sử, làng hoa Sa Đéc có những bước thăng trầm, nhưng luôn tạo công ăn việc làm cho người lao động có cuộc sống ổn định tại quê nhà, giải quyết bài toán khó cho nhiều địa phương “ly nông bất ly hương”…

Doanh nghiệp thưởng “khủng” để giữ chân người lao động

Đời sống -

Doanh nghiệp thưởng “khủng” để giữ chân người lao động

Tình hình thưởng Tết liên tục được cập nhật với những tín hiệu vui dành cho người lao động. Ghi nhận của PV tại địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Chủ nhà trọ - cầu nối quan trọng giúp nâng cao nhận thức về sức khỏe cho công nhân

Đời sống -

Chủ nhà trọ - cầu nối quan trọng giúp nâng cao nhận thức về sức khỏe cho công nhân

Những năm gần đây, các khu công nghiệp ngày càng thu hút đông đảo lao động từ khắp mọi miền đất nước. Tuy nhiên, đi kèm với đó là những vấn đề nhức nhối về điều kiện sống và kiến thức sức khỏe của người lao động.

Giáo viên "4 không" và những bất cập mang tên chính sách

Người lao động -

Giáo viên "4 không" và những bất cập mang tên chính sách

Hoàn thiện chế độ, chính sách nhằm chăm lo tốt hơn cho giáo viên vùng khó khăn, góp phần thúc đẩy chất lượng đội ngũ giáo viên.

Cán bộ, nhân viên ngành Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế mỏi mòn chờ “lương mới”

Đời sống -

Cán bộ, nhân viên ngành Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế mỏi mòn chờ “lương mới”

Mặc dù Nghị định 73 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang áp dụng từ tháng 7/2024, nhưng đến nay nhiều cán bộ, nhân viên ngành Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn chưa được nhận mức “lương mới” và đang mong ngóng từng ngày.

Sàng lọc tài khoản "ảo": Uốn tay bảy lần trước khi gõ phím Lao động & Công đoàn media

Sàng lọc tài khoản "ảo": Uốn tay bảy lần trước khi gõ phím

Hôm nay (25/12), tất cả các tài khoản mạng xã hội phải thực hiện xác thực tài khoản trước khi viết bài, bình luận, chia sẻ, livestream. Việc “luật hóa” này để sàng lọc tài khoản ảo, vô trách nhiệm với phát ngôn, hay đưa thông tin thiếu kiểm chứng, tin giả.

Xem Nguyễn Xuân Son ngẫm cuộc vuông tròn Cà phê tối

Xem Nguyễn Xuân Son ngẫm cuộc vuông tròn

Nguyễn Xuân Son đã có màn trình diễn thượng hạng trong trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Myanmar tại ASEAN Championship 2024. Nhưng đằng sau cơn phấn khích từ chiến thắng “out trình” ấy còn rất nhiều câu hỏi bỏ ngỏ với bóng đá Việt.

Talk Công đoàn: Yêu nghề để có những sáng kiến hay Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Yêu nghề để có những sáng kiến hay

Đồng chí Hà Thị Nguyệt Quế, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Công nghệ hoá chất và môi trường Vũ Hoàng, KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn, tỉnh Bắc Ninh chia sẻ kinh nghiệm triển khai phong trào lao động giỏi, lao động sáng tạo.

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) Infographic

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi)

Trong chương trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV, Quốc hội chính thức thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) gồm 6 chương với 37 điều, tăng 4 điều so với luật hiện hành.
Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn

Nữ điều dưỡng kém may mắn Phùng Thị Kim Thúy thuộc Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng Người tâm thần số 1 Hà Nội đã được công đoàn các cấp chung tay giúp chị có được mái nhà kiên cố che nắng, che mưa mang tên “Mái ấm Công đoàn”. Tổ ấm mới giúp chị “an cư lạc nghiệp”, yên tâm công tác và nuôi dạy con gái, vượt lên mọi vất vả khó khăn trong cuộc sống, vững tin hướng tới tương lai ngày càng tươi sáng hơn…

Sơ kết Chương trình Phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Ủy ban Xã hội của Quốc hội Video

Sơ kết Chương trình Phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Ủy ban Xã hội của Quốc hội

Ngày 23/12, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Ủy ban Xã hội của Quốc hội, tổ chức Hội nghị sơ kết Chương trình phối hợp công tác năm 2023-2026 giữa hai cơ quan, nhằm đánh giá, ghi nhận kết quả phối hợp, đặc biệt là trong hoạt động xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi).

Đọc thêm

Tinh gọn bộ máy: Cuộc cách mạng mở ra kỷ nguyên mới

Đời sống -

Tinh gọn bộ máy: Cuộc cách mạng mở ra kỷ nguyên mới

Trong bài viết “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Yêu cầu cấp bách trong giai đoạn mới”, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh tinh gọn bộ máy là “cuộc cách mạng”.

Những lớp học đặc biệt của công nhân ở TP. HCM

Người lao động -

Những lớp học đặc biệt của công nhân ở TP. HCM

Đến nay, nhiều CĐCS trên địa bàn TP. HCM đã chủ động phối hợp mở lớp học tại doanh nghiệp và vận động doanh nghiệp tạo điều kiện cho công nhân đi học, nâng cao trình độ học vấn, tay nghề…

TS Nguyễn Sĩ Dũng: Không để xảy ra tâm lý bị “loại bỏ” sau sáp nhập

Đời sống -

TS Nguyễn Sĩ Dũng: Không để xảy ra tâm lý bị “loại bỏ” sau sáp nhập

Các chính sách cần tạo động lực để cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tiếp tục phát huy năng lực trong các lĩnh vực khác thay vì cảm giác bị “loại bỏ”.

Hướng nghiệp để công chức, viên chức thích ứng với môi trường mới

Đời sống -

Hướng nghiệp để công chức, viên chức thích ứng với môi trường mới

Bên cạnh việc động viên về tinh thần, hỗ trợ tài chính thì Chính phủ cũng cần có chính sách hướng nghiệp cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về nghỉ sau sáp nhập.

“Xây Tết 2025”: Sẽ trao hơn 18.500 phần quà cho công nhân

Đời sống -

“Xây Tết 2025”: Sẽ trao hơn 18.500 phần quà cho công nhân

Chương trình “Xây Tết 2025” do Báo Nhân Dân phối hợp cùng Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD) dự kiến hỗ trợ thiết thực về vật chất, tinh thần đến hơn 18.500 công nhân trên cả nước.

Bỏ phố lên non làm thợ điện

Người lao động -

Bỏ phố lên non làm thợ điện

14 năm trước, chàng trai trẻ Nguyễn Văn Tiến quyết định rời TP.Huế để đến với vùng cao huyện A Lưới để làm công nhân ngành Điện, rồi bén duyên quyết “ở mãi không về”. Sau nhiều năm phấn đấu, vượt qua nhiều gian khó anh đã gặt hái nhiều thành công, hiện là một trong những gương mặt điển hình của ngành Điện Thừa Thiên Huế.

Công nhân xứ Huế kỳ vọng gì về cách mạng tinh gọn bộ máy?

Đời sống -

Công nhân xứ Huế kỳ vọng gì về cách mạng tinh gọn bộ máy?

Nhiều công nhân, người lao động, cán bộ công đoàn tại tỉnh Thừa Thiên Huế bày tỏ kỳ vọng cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy sẽ đưa đất nước phát triển, việc làm dồi dào, phúc lợi nâng cao...

Bấp bênh phận đời lao động phi chính thức

Người lao động -

Bấp bênh phận đời lao động phi chính thức

Tính đến năm 2023, số lao động phi chính thức ở Hà Nội là 1,89 triệu người và chiếm 50,17% tổng số lao động có việc làm. Dù đây là nguồn lực lớn giúp duy trì việc làm cho một phần lớn dân số, nhưng thường gặp phải những rủi ro về việc làm.

Không để người lao động bị ảnh hưởng tâm lý vì dôi dư!

Đời sống -

Không để người lao động bị ảnh hưởng tâm lý vì dôi dư!

Sau sáp nhập, sắp xếp sẽ có một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, người lao động dôi dư bị ảnh hưởng tâm lý và phải mất thời gian để sắp xếp, bố trí hoặc giải quyết chế độ, chính sách.

Số người thấy hạnh phúc khi đi làm ở mức thấp nhất trong 5 năm qua

Đời sống -

Số người thấy hạnh phúc khi đi làm ở mức thấp nhất trong 5 năm qua

Chỉ 39% trong hơn 65.000 người đi làm từ hơn 700 doanh nghiệp thuộc 18 nhóm ngành trên toàn quốc được khảo sát, cho rằng tìm thấy niềm vui và sự hứng khởi trong công việc. Tỷ lệ này có sự sụt giảm đáng kể so với năm ngoái.