Cán bộ, nhân viên ngành Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế mỏi mòn chờ “lương mới”

Đời sống - ĐÌNH TOÀN

Mặc dù Nghị định 73 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang áp dụng từ tháng 7/2024, nhưng đến nay nhiều cán bộ, nhân viên ngành Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn chưa được nhận mức “lương mới” và đang mong ngóng từng ngày.

“Giật gấu vá vai” trả lương cho cán bộ

Mặc dù sắp kết thúc năm 2024 nhưng hiện tại nhiều cán bộ, nhân viên các đơn vị y tế công lập thuộc ngành Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn chưa được nhận mức lương điều chỉnh 1.800.000 đồng lên 2.340.000 đồng, như Nghị định 73/2024/NĐ-CP.

Trước tình hình này lãnh đạo của nhiều đơn vị cũng đã nêu, kiến nghị giải quyết quyền lợi này tại nhiều cuộc họp với lãnh đạo ngành Y tế tỉnh, nhưng đến nay vẫn phải tiếp tục chờ đợi.

Cán bộ, nhân viên ngành y tế tỉnh Thừa Thiên Huế mỏi mòn chờ “lương mới”
Cán bộ y tế làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế. Ảnh: Đình Toàn

“Hiện đơn vị mình có khoảng 220 người, cũng đều mong ngóng được nhận mức lương này từng ngày. Chờ từ tháng 7 tới nay, tuy nhiên lãnh đạo đơn vị cho biết, Sở cũng đang gặp khó khăn, chưa bố trí được nguồn kinh phí cấp cho các đơn vị trả lương theo mức lương mới cho anh em. Việc này đang được Sở Y tế kiến nghị sở ngành liên quan quan tâm tháo gỡ, giải quyết để có kinh phí cấp về cho các đơn vị. Cũng rất may lãnh đạo đơn vị mình linh hoạt, dù khó khăn những cũng đã chủ động đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương cơ sở tăng từ 1/7/2024 để đảm bảo các quyền lợi bảo hiểm cho anh em. Còn mức lương mới thì tiếp tục chờ”, bác sĩ T.D.K. - Trung tâm Y tế thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế, chia sẻ.

Cán bộ, nhân viên ngành y tế tỉnh Thừa Thiên Huế mỏi mòn chờ “lương mới”
Nhiều cán bộ, nhân viên cơ sở công lập y tế tỉnh Thừa Thiên Huế đều chưa nhận được mức lương cơ sở điều chỉnh từ tháng 7/2024. Ảnh: Gia Huy

Cùng tâm trạng, bác sĩ H.N.T, công tác tại Trung tâm Y tế huyện Quảng Điền, cho biết do đơn vị có nguồn thu về khám chữa bệnh tương đối ổn định nên hiện vẫn trả được khoản thu nhập tăng thêm cho anh em cán bộ y bác sĩ. Riêng khoản tiền lương theo mức lương cơ sở điều chỉnh tăng thêm từ 1/7 theo Nghị định 73 vẫn chưa thể chi trả vì chưa có nguồn cấp trên cấp về. "Cũng như anh em đồng nghiệp trong ngành, chúng tôi cũng phải chờ đợi thêm mà thôi”, bác sĩ T. nói.

Cán bộ, nhân viên ngành y tế tỉnh Thừa Thiên Huế mỏi mòn chờ “lương mới”
Cán bộ Trung tâm Y tế thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế làm việc tại đơn vị. Ảnh: Gia Huy

Còn tại thị xã Hương Thủy, một địa phương sát với TP. Huế, cán bộ, nhân viên nơi đây cũng trong tình cảnh mòn mỏi ngóng trông khoản “lương mới” từ 1/7/2024.

Khi được hỏi vấn đề này, bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Văn Vỹ - Giám đốc Trung tâm Y tế Hương Thủy nói rằng câu chuyện điều chỉnh mức lương cơ sở tăng thêm với ngành Y tế có thể ví như “một nồi cơm nhưng chỉ tăng thêm người ăn chứ không phải tăng thêm số gạo nấu”.

Cán bộ, nhân viên ngành y tế tỉnh Thừa Thiên Huế mỏi mòn chờ “lương mới”
Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế khám bệnh tại đơn vị. Ảnh: Đình Toàn

Bác sĩ Nguyễn Văn Vỹ cho biết đơn vị của ông hiện có khoản 210 cán bộ, nhân viên và họ hiện chỉ nhận theo mức lương cơ sở cũ, lương mới vẫn chưa trả được. Trong lần điều chỉnh lương lần trước đây từ 1.490.000 đồng lên 1.800.000 thì đơn vị đã xin cấp bù 2,2 tỉ đồng, nhưng lần này từ 1.800.000 đồng lên 2.340.000 đồng hiện nay Trung tâm Y tế Hương Thủy chưa có để cấp trả. Nguyên nhân do tăng lương mà không tăng dịch vụ, nên không có nguồn thu và điều này là tình cảnh chung ngành Y tế tỉnh.

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Vỹ, do vấn đề tăng lương nên mức đóng bảo hiểm cũng phải tăng theo khiến đơn vị phải xoay sở để đảm bảo có kinh phí đóng bảo hiểm cho cán bộ nhân viên đơn vị trước năm 2025, để đảm bảo quyền lợi cho cán bộ, nhân viên đơn vị.

Cán bộ, nhân viên ngành y tế tỉnh Thừa Thiên Huế mỏi mòn chờ “lương mới”
Cán bộ Trung tâm Y tế thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế. Ảnh: Gia Huy

“Trung tâm chúng tôi hiện tự chủ kinh phí 45% nhưng cũng khó về nguồn thu, nhất là sau khi thông tuyến bảo hiểm. Bệnh nhân họ đến khám điều trị ở bệnh viện tuyến tỉnh nên mình cũng giảm nguồn thu rất nhiều. Vừa rồi mới có lương tháng 12, nhưng một số khoản khác thu nhập tăng thêm, như tiền phẫu thuật, thủ thuật cho anh em còn 3, 4 tháng cũng chưa trả được. Mình lấy bên này đắp bên kia, gọi là giật gấu vá vai để giải quyết quyền lợi cho anh em. Chứ riêng khoản lương mới tôi cũng động viên anh em chờ, sau này có nguồn về thì nhận bù. Anh em ai cũng tâm trạng như nhau, mong được giải quyết trước Tết Âm lịch để đón Tết ấm cúng hơn”, bác sĩ Vỹ chia sẻ.

Kiến nghị cấp 66,7 tỷ đồng để trả ngay trong tháng 12

Liên quan vấn đề nêu trên, mới đây tại Kỳ họp thứ 9 Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khóa VIII, đại biểu Nguyễn Văn Thạnh - Phó Trưởng ban Văn hoá – Xã hội của HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế, nêu: "Theo phản ánh của cử tri, viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập ngành Y tế thuộc tỉnh quản lý chưa được chi trả lương kịp thời và từ tháng 7 đến nay hầu hết các bệnh viện công lập do Sở Y tế quản lý chưa thực hiện chi trả lương theo mức lương mới (theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 của Chính phủ), ảnh hướng đến đời sống và tâm lý của đội ngũ này".

Giải trình vấn đề này, ông Trần Kiêm Hảo - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 62/2024/TT-BTC thì nguồn kinh phí chi trả mức lương cơ sở mới của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập gồm: nguồn cải cách tiền lương, nguồn thu từ giá dịch vụ y tế có kết cấu tiền lương.

Đối với nguồn cải cách tiền lương thì hiện nay các đơn vị trực thuộc Sở Y tế gần như không còn, do năm 2023 đã huy động gần hết để chi trả cho chế độ phụ cấp ưu đãi theo Nghị định 05/2023/NĐ-CP (hưởng 100% phụ cấp ưu đãi tại các tuyến y tế cơ sở), vì vậy chỉ có các đơn vị sau đã chi trả được mức lương cơ sở mới từ nguồn cải cách tiền lương: Trung tâm Kiểm nghiệm, Phòng Bảo vệ sức khỏe cán bộ, Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện Răng hàm mặt, Trung tâm Giám định Y khoa - pháp y, Văn phòng Sở.

Cán bộ, nhân viên ngành y tế tỉnh Thừa Thiên Huế mỏi mòn chờ “lương mới”
Giám đốc Sở Y tế Thừa Thiên Huế Trần Kiêm Hảo giải trình với cử tri tỉnh về cán bộ, nhân viên ngành Y tế tỉnh chưa được trả lương theo mức lương điều chỉnh từ 1/7/2024. Ảnh: Đ.T

Đối với nguồn thu giá dịch vụ y tế, nguồn thu hợp pháp khác, hiện nay, kết cấu tiền lương trong giá dịch vụ y tế chỉ ở mức lương 1.800.000 đồng theo Thông tư 22/2023/TT-BYT, “do đó nguồn kinh phí từ giá dịch vụ y tế để chi trả mức lương cơ sở mới là không có”.

Video clip: Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế Trần Kiêm Hảo giải trình về việc cán bộ, nhân viên ngành Y tế chưa nhận được mức lương cơ sở mới điều chỉnh từ 1/7/2024

“Từ những vấn đề nêu trên, để đảm bảo có nguồn kinh phí, ngày 1/10/2024, Sở Y tế đã có văn bản xin bổ sung từ ngân sách nhà nước để chi trả mức lương cơ sở mới với số kinh phí xin cấp 66,7 tỷ đồng, khi được cấp có thẩm quyền bổ sung thì Sở Y tế sẽ chuyển kinh phí về cho các đơn vị đang thiếu hụt để chi trả ngay trong tháng 12”, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế nói.

Trao đổi với PV Tạp chí Lao động và Công đoàn, ông Lê Viết Bắc - Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế cho hay vấn đề này đã được báo cáo trong Ban Giám đốc. Lãnh đạo Sở cũng trình bày trước Hội đồng và đang xin ý kiến.

Theo Giám đốc Sở Y tế Thừa Thiên Huế Trần Kiêm Hảo, từ năm 2022 ngành Y tế tỉnh được giao 1.555 vị trí việc làm hưởng lương từ ngân sách, 1.448 vị trí việc làm hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp theo quy định tại Nghị định 60/2021/NĐ-CP (tương đương với việc tự chi trả lương là 48,22%).

Việc giao cho ngành Y tế tự chi trả lương cho 1.448 vị trí việc làm là quá cao so với năng lực thực tế của ngành, cao hơn từ 120-150 vị trí việc làm. "Điều này đã được Sở Y tế giải trình nhiều lần với Ban Văn hoá - Xã hội của HĐND tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh và các cấp có thẩm quyền khi xin cấp bổ sung kinh phí thiếu hụt.", ông Hảo giãi bày.

Chia sẻ
In bài viết
Kiểm định khí thải xe máy là đúng, nhưng.. Cà phê tối

Kiểm định khí thải xe máy là đúng, nhưng..

Xe gắn máy, mô tô có trên 5 năm tuổi sẽ phải đi kiểm định khí thải tại trung tâm đăng kiểm. Thông tin trên từ Bộ Giao thông- Vận tải lập khiến dư luận quan tâm đặc biệt.

Xử phạt vợ chồng cãi vã, có gì đáng cười? Cà phê tối

Xử phạt vợ chồng cãi vã, có gì đáng cười?

Hai vợ chồng bà T.T.M.H. và ông N.T.S. đã cãi vã, và “tác động vật lý” tại nhà riêng. Cả hai vợ chồng sau đó đều bị xử phạt hành chính.

Talk Công đoàn: Người lao động là đích đến cuối cùng của truyền thông nội bộ Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Người lao động là đích đến cuối cùng của truyền thông nội bộ

Đồng chí Vũ Hồng Quang, Phó Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty May 10 chia sẻ những kinh nghiệm thực hiện truyền thông nội bộ hiệu quả.

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) Infographic

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi)

Trong chương trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV, Quốc hội chính thức thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) gồm 6 chương với 37 điều, tăng 4 điều so với luật hiện hành.
Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn

Nữ điều dưỡng kém may mắn Phùng Thị Kim Thúy thuộc Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng Người tâm thần số 1 Hà Nội đã được công đoàn các cấp chung tay giúp chị có được mái nhà kiên cố che nắng, che mưa mang tên “Mái ấm Công đoàn”. Tổ ấm mới giúp chị “an cư lạc nghiệp”, yên tâm công tác và nuôi dạy con gái, vượt lên mọi vất vả khó khăn trong cuộc sống, vững tin hướng tới tương lai ngày càng tươi sáng hơn…

10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Công đoàn Việt Nam năm 2024 Video

10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Công đoàn Việt Nam năm 2024

Năm 2024, các cấp công đoàn và đoàn viên, người lao động cả nước đã đoàn kết, nỗ lực, sáng tạo, đạt nhiều kết quả, tiếp tục tô thắm những trang vàng truyền thống Công đoàn Việt Nam. Cùng nhìn lại 10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Công đoàn Việt Nam năm 2024.

Đọc thêm

Tinh gọn bộ máy: Cuộc cách mạng mở ra kỷ nguyên mới

Đời sống -

Tinh gọn bộ máy: Cuộc cách mạng mở ra kỷ nguyên mới

Trong bài viết “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Yêu cầu cấp bách trong giai đoạn mới”, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh tinh gọn bộ máy là “cuộc cách mạng”.

Những lớp học đặc biệt của công nhân ở TP. HCM

Người lao động -

Những lớp học đặc biệt của công nhân ở TP. HCM

Đến nay, nhiều CĐCS trên địa bàn TP. HCM đã chủ động phối hợp mở lớp học tại doanh nghiệp và vận động doanh nghiệp tạo điều kiện cho công nhân đi học, nâng cao trình độ học vấn, tay nghề…

TS Nguyễn Sĩ Dũng: Không để xảy ra tâm lý bị “loại bỏ” sau sáp nhập

Đời sống -

TS Nguyễn Sĩ Dũng: Không để xảy ra tâm lý bị “loại bỏ” sau sáp nhập

Các chính sách cần tạo động lực để cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tiếp tục phát huy năng lực trong các lĩnh vực khác thay vì cảm giác bị “loại bỏ”.

Hướng nghiệp để công chức, viên chức thích ứng với môi trường mới

Đời sống -

Hướng nghiệp để công chức, viên chức thích ứng với môi trường mới

Bên cạnh việc động viên về tinh thần, hỗ trợ tài chính thì Chính phủ cũng cần có chính sách hướng nghiệp cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về nghỉ sau sáp nhập.

“Xây Tết 2025”: Sẽ trao hơn 18.500 phần quà cho công nhân

Đời sống -

“Xây Tết 2025”: Sẽ trao hơn 18.500 phần quà cho công nhân

Chương trình “Xây Tết 2025” do Báo Nhân Dân phối hợp cùng Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD) dự kiến hỗ trợ thiết thực về vật chất, tinh thần đến hơn 18.500 công nhân trên cả nước.

Bỏ phố lên non làm thợ điện

Người lao động -

Bỏ phố lên non làm thợ điện

14 năm trước, chàng trai trẻ Nguyễn Văn Tiến quyết định rời TP.Huế để đến với vùng cao huyện A Lưới để làm công nhân ngành Điện, rồi bén duyên quyết “ở mãi không về”. Sau nhiều năm phấn đấu, vượt qua nhiều gian khó anh đã gặt hái nhiều thành công, hiện là một trong những gương mặt điển hình của ngành Điện Thừa Thiên Huế.

Công nhân xứ Huế kỳ vọng gì về cách mạng tinh gọn bộ máy?

Đời sống -

Công nhân xứ Huế kỳ vọng gì về cách mạng tinh gọn bộ máy?

Nhiều công nhân, người lao động, cán bộ công đoàn tại tỉnh Thừa Thiên Huế bày tỏ kỳ vọng cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy sẽ đưa đất nước phát triển, việc làm dồi dào, phúc lợi nâng cao...

Bấp bênh phận đời lao động phi chính thức

Người lao động -

Bấp bênh phận đời lao động phi chính thức

Tính đến năm 2023, số lao động phi chính thức ở Hà Nội là 1,89 triệu người và chiếm 50,17% tổng số lao động có việc làm. Dù đây là nguồn lực lớn giúp duy trì việc làm cho một phần lớn dân số, nhưng thường gặp phải những rủi ro về việc làm.

Không để người lao động bị ảnh hưởng tâm lý vì dôi dư!

Đời sống -

Không để người lao động bị ảnh hưởng tâm lý vì dôi dư!

Sau sáp nhập, sắp xếp sẽ có một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, người lao động dôi dư bị ảnh hưởng tâm lý và phải mất thời gian để sắp xếp, bố trí hoặc giải quyết chế độ, chính sách.

Số người thấy hạnh phúc khi đi làm ở mức thấp nhất trong 5 năm qua

Đời sống -

Số người thấy hạnh phúc khi đi làm ở mức thấp nhất trong 5 năm qua

Chỉ 39% trong hơn 65.000 người đi làm từ hơn 700 doanh nghiệp thuộc 18 nhóm ngành trên toàn quốc được khảo sát, cho rằng tìm thấy niềm vui và sự hứng khởi trong công việc. Tỷ lệ này có sự sụt giảm đáng kể so với năm ngoái.