Người lao động có cuộc sống ổn định nhờ làng hoa Sa Đéc

Theo từng giai đoạn lịch sử, làng hoa Sa Đéc có những bước thăng trầm, nhưng luôn tạo công ăn việc làm cho người lao động có cuộc sống ổn định tại quê nhà, giải quyết bài toán khó cho nhiều địa phương “ly nông bất ly hương”…
Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định

Trăm năm Sa Đéc phố và hoa

Nằm hiền hòa bên dòng sông Tiền, đến nay làng hoa Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp) đã trải qua hơn 100 năm hình thành và phát triển.

Chuyện kể rằng, từ đời vua Gia Long đã cho lập một thôn có tên gọi “Tân Quy Đông” (nay là phường Tân Quy Đông, TP Sa Đéc). Tân có nghĩa là mới, Quy là trở về, Đông là hướng Đông. Ý nói sau những cuộc chinh biến, người dân quay trở về xây dựng cuộc sống mới trên vùng đất ở hướng Đông.

Người lao động có cuộc sống ổn định nhờ làng hoa Sa Đéc
Sắc hoa rực rỡ ở làng hoa Sa Đéc. Ảnh: P.V

Với khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi, Tân Quy Đông đặc biệt phù hợp với sự phát triển của nhiều loại hoa và cây kiểng. Sách Sa Đéc Xưa và Nay chép rằng: “Thời Pháp thuộc, tỉnh Sa-Đéc được tặng cho danh hiệu là: “Khu vườn của xứ Nam-kỳ” (Le jardin de la Cochinchine), danh hiệu ấy để nói lên tánh cách phì nhiêu của điền địa, màu sắc sum thịnh của các loài thảo mộc (nhứt là các loại cây trái của toàn hạt). Hơn thế nữa, nhờ sông Cửu Long bồi đấp, gọi là sông Tiền và sông Hậu, chảy qua rộng lớn, hai bên vườn ruộng xanh tươi, có một cảnh vừa đẹp vừa thiêng liêng, huyền bí, bao trùm không sao tả được”.

Ban đầu người dân chỉ trồng hoa kiểng để trang trí vào dịp lễ, Tết, hoặc dùng trong việc cúng bái. Dần dần hoa hợp đất, nở rộ, rồi theo nhu cầu cuộc sống mà trở thành nghề chính của người dân địa phương.

Đến nay, làng hoa Sa Đéc đã trở thành làng nghề giàu bản sắc văn hóa truyền thống, có giá trị phát triển kinh tế địa phương. Các sản phẩm của làng nghề là hoa, cây kiểng trở thành ngành hàng chủ lực của nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp.

Người lao động có cuộc sống ổn định nhờ làng hoa Sa Đéc
Làng hoa Sa Đéc mang lại cuộc sống ổn định cho người dân. Ảnh: P.V

Tính đến năm 2023, diện tích hoa kiểng ở Sa Đéc trên 950 ha, có hơn 4.000 hộ, với hàng ngàn hộ tham gia sản xuất, kinh doanh hoa kiểng, cung cấp sản phẩm quanh năm cho nhiều vùng trong cả nước và xuất khẩu sang một số nước.

Đặc biệt, từ sau năm 2015, đã có nhiều nhà vườn đầu tư xây dựng các điểm đến du lịch, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan tiêu biểu nổi bật như: Khu Du lịch Hoa Kiểng Sa Đéc, Vườn Hồng Tư Tôn, Cánh Đồng Hoa Hồng… Tổng giá trị sản xuất hoa kiểng của TP Sa Đéc ước đạt 3.000 tỷ đồng mỗi năm. Tổng thu ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021 - 2023 đạt hơn 1.500 tỷ đồng, tăng bình quân 4,71%/năm; thu nhập bình quân đầu người ước năm 2023 đạt hơn 68 triệu đồng/người/năm, tăng 1,18 lần so với năm 2020.

“Cứu cánh” cho công nhân thất nghiệp

Những ngày này, nông dân Làng hoa Sa Đéc đang tất bật, tập trung chăm sóc hoa, kiểng chuẩn bị phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Anh Nguyễn Minh Thông (32 tuổi), cho biết: Nhà anh ở xã Long Hưng A, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp đến khu công nghiệp Sa Đéc thuê trọ rồi làm công nhân thủy sản đã hơn 5 năm.

Người lao động có cuộc sống ổn định nhờ làng hoa Sa Đéc
Công việc gói hoa giúp công nhân có việc làm thêm, cải thiện thu nhập những lúc thất nghiệp. Ảnh: P.V

Từ năm 2023, kinh tế khó khăn, doanh nghiệp bị thiếu đơn hàng, anh liên tục bị công ty cho giãn việc; có khi mỗi tháng chỉ làm có 7 ngày. Khó khăn chồng chất khiến anh phải tìm việc làm thêm để trang trải. Anh xin vào làm công việc chăm sóc hoa kiểng tại một số hộ ở làng hoa Sa Đéc, giúp anh có nguồn thu nhập mỗi ngày từ 250.000 đến 300.000 đồng.

“Khoản thu nhập này đã giúp ích cho tôi rất nhiều, như chi trả tiền trọ, điện, nước… rồi chi phí cho 2 đứa con nhỏ ăn học. Nhờ có làng hoa mà bớt khó khăn được phần nào”, anh Thông nói.

Tương tự, chị Nguyễn Tường Vy (28 tuổi, ngụ huyện Thanh Bình) chia sẻ: Nhà không có đất canh tác, nên mấy năm trước chị cũng đến khu công nghiệp Sa Đéc làm công nhân thủy sản. Thời điểm doanh nghiệp “ăn nên làm ra”, cộng vơi thời gian tăng ca, chị có thể kiếm trên dưới 10 triệu đồng/tháng. Nhưng khoảng 2 năm trở lại đây, doanh nghiệp liên tục bị thiếu đơn hàng, buộc phải cho công nhân nghỉ việc, và chị là một trong số đó.

“Nghe người quen giới thiệu, tôi xin vào làm ở làng hoa Sa Đéc với công việc là gói hoa, vô phân, thay chậu… Đây đều là những việc khá đơn giản, chỉ cần chịu khó học hỏi sẽ nắm vững cách làm. Hiện tại, thu nhập của tôi là 200.000 đồng/ngày. Nhờ đó, trang trải được cuộc sống, bớt đi gánh lo cơm áo gạo tiền”, chị Vy tâm sự.

Người lao động có cuộc sống ổn định nhờ làng hoa Sa Đéc
Lao động thời vụ tất bật làm việc tại làng hoa Sa Đéc. Ảnh: P.V

Hộ ông Tạ Văn Cảnh (ấp Khánh Nhơn, xã Tân Khánh Đông, TP Sa Đéc) hiện trồng hơn 1.400 giỏ hoa cúc đồng tiền kép. Ông chia sẻ: “Từ thời điểm tháng 6 âm lịch, gia đình xuống giống hoàn tất số lượng hoa. Hiện, gia đình tập trung chăm sóc từng giai đoạn sinh trưởng, đảm bảo hoa đạt chất lượng và nở đúng dịp Tết. Con cái đều đi mần ăn xa, nên vợ chồng tui thuê thêm mấy người đến phụ giúp. Họ đều là công nhân trong khu công nghiệp. Khi nào rảnh thì họ tới ngay”.

Đồng chí Nguyễn Thanh Nhàn - Chủ tịch Công đoàn các khu công nghiệp, khu kinh tế Đồng Tháp cho biết: Tại các khu công nghiệp của tỉnh hiện có khoảng 15.500 -16.000 công nhân lao động đang làm việc. Thời gian qua, do ảnh hưởng của nền kinh tế khó khăn chung, nhiều doanh nghiệp bị thiếu đơn hàng, buộc phải giãn việc, cắt việc đối công nhân lao động.

“Theo từng giai đoạn lịch sử, làng hoa Sa Đéc có những bước thăng trầm, nhưng luôn tạo công ăn việc làm cho người lao động có cuộc sống ổn định tại quê nhà, giải quyết bài toán khó cho nhiều địa phương “ly nông bất ly hương”. Đặc biệt, làng hoa nằm ngay cạnh khu công nghiệp Sa Đéc nên công nhân trong lúc thất nghiệp đã ra đây làm thêm, nhờ đó có nguồn thu nhập tương đối để trang trải cuộc sống”, đồng chí Nhàn cho biết thêm.

Theo Phòng Kinh tế TP Sa Đéc, trong vụ hoa Tết Nguyên đán năm 2025, địa phương dự kiến xuống giống khoảng 100ha, hiện toàn thành phố đã xuống giống hơn 70ha.

Cụ thể, với các loại hoa, kiểng như: cúc mâm xôi, cúc Đài Loan, hoa hồng, cát tường, vạn thọ... Riêng hoa cúc, nông dân Sa Đéc đã xuống giống khoảng 275.000 cây cúc các loại để kịp phục vụ thị trường dịp Tết Ất Tỵ 2025.

Hiện tại, một số loại hoa cúc được hơn 80 ngày tuổi và đang trong giai đoạn phát triển tốt. Đây là giai đoạn quan trọng nhằm đảm bảo hoa đạt chất lượng, vì vậy, bà con trồng hoa cẩn thận chăm sóc từ việc bón phân, tưới nước đến quản lý dịch bệnh...

Mức lương và sự ổn định trong công việc là ưu tiên hàng đầu khi tìm việc Mức lương và sự ổn định trong công việc là ưu tiên hàng đầu khi tìm việc

Một nghiên cứu về việc theo đuổi ý nghĩa trong công việc khu vực Đông Nam Á được công bố mới đây cho thấy: Khi ...

Quảng Nam: Khẩn cấp di dời, ổn định đời sống người dân hai huyện sạt lở núi Quảng Nam: Khẩn cấp di dời, ổn định đời sống người dân hai huyện sạt lở núi

Ít nhất 2 ngôi làng với 211 nhân khẩu ở hai huyện Nam Trà My, Nam Giang, tỉnh Quảng Nam phải di dời khẩn cấp ...

Cần ổn định cho gia đình công chức, viên chức sau sáp nhập Cần ổn định cho gia đình công chức, viên chức sau sáp nhập

Cần có kế hoạch hỗ trợ dài hạn hơn, mạnh mẽ hơn để đảm bảo sự ổn định cho gia đình các gia đình cán ...

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Ở nơi mùi hóa chất hòa vào tiếng máy móc ầm ầm vận hành mỗi ngày, có một người đàn ông lặng lẽ dành cả tâm huyết của mình để biến điều không thể thành có thể. Đó là anh Nguyễn Thanh Lâm (SN 1976) – cán bộ kỹ thuật phụ trách An toàn lao động, đồng thời là Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần TICO TP. HCM – một người lao động tận tụy, đam mê nghề đến mức luôn “nghĩ về nhà máy” ngay cả sau giờ làm việc…
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.
Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị được Tổng Bí thư Tô Lâm ví như một “Khoán 10” trong lĩnh vực khoa học, công nghệ cho thấy khát vọng bứt phá mà còn khơi dậy tinh thần đổi mới và vai trò trung tâm của lực lượng lao động.
“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số mạnh mẽ, việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là yếu tố sống còn của doanh nghiệp.
Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Trong phân xưởng sản xuất hiện đại tại Nhà máy Unilever – Củ Chi, TP. HCM, nơi dây chuyền máy móc hoạt động không ngơi nghỉ, có một người đàn ông luôn âm thầm đi bên cạnh từng cải tiến. Đó là anh Trần Tiến Đạt (SN 1994) – Trưởng nhóm Bảo trì & Dự án tự động hóa thông minh phân xưởng PBC.
Dòng nước cuộc sống và những cống hiến thầm lặng

Dòng nước cuộc sống và những cống hiến thầm lặng

Nước là nguồn tài nguyên vô giá của con người, nhưng để có được dòng nước sạch luôn chảy, mỗi giọt nước đều cần sự nỗ lực, cống hiến không ngừng của những người làm nghề cấp thoát nước. Một trong những người thầm lặng nhưng quan trọng ấy là Huỳnh Tấn Văn Tuyến, công nhân kỹ thuật tại Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Cần Thơ…
Phát triển kinh tế tư nhân bền vững: An toàn lao động là nền tảng

Phát triển kinh tế tư nhân bền vững: An toàn lao động là nền tảng

Kinh tế tư nhân là động lực tăng trưởng then chốt, nhưng phát triển chỉ thực sự bền vững khi an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) được xem là giá trị cốt lõi. Và tổ chức Công đoàn giữ vai trò thiết yếu là đại diện quyền lợi, giám sát việc thực thi và thúc đẩy xây dựng văn hóa an toàn.
Bí kíp "truyền lửa" cho thế hệ công nhân triệu đô

Bí kíp "truyền lửa" cho thế hệ công nhân triệu đô

Xuất phát từ một người thợ lò bình dị, anh Nguyễn Quốc Dần (Phân xưởng Khai thác than 5, Công ty Than Dương Huy - TKV) đã vươn lên trở thành một đảng viên tiêu biểu, một tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, sáng tạo và khát vọng cống hiến. Nhưng điều làm nên sức lan tỏa mạnh mẽ của anh không chỉ là thành tích cá nhân mà còn là tinh thần dìu dắt, truyền lửa đam mê và kiến thức cho thế hệ công nhân kế cận.
Kỹ sư Phan Văn Điền và sáng kiến bảo trì điện không gián đoạn

Kỹ sư Phan Văn Điền và sáng kiến bảo trì điện không gián đoạn

Tại một huyện ngoại thành ở TP. HCM như Củ Chi – nơi các trạm biến áp trải dài khắp các tuyến lộ nông thôn, việc đảm bảo điện ổn định cho dân cư, nhà máy, xưởng sản xuất là một bài toán không hề đơn giản. Nhưng ở đó, có một người kỹ sư không ngừng suy nghĩ, tìm tòi, để mỗi dòng điện không bị gián đoạn – kể cả khi… đang bảo trì.