Chủ nhật 28/04/2024 11:53

Cần có giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại chỗ

Thị trường lao động - QUỐC THẮNG

Bên cạnh chiến lược đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, đã đến lúc cần tính toán các giải pháp liên quan đến xuất khẩu lao động tại chỗ.

Xuất khẩu lao động (XKLĐ) tại chỗ là hình thức người lao động (NLĐ) được tuyển dụng vào làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ngay trên đất nước của NLĐ.

Tính đến ngày 20/12/2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 36,61 tỷ USD, tăng 32,1% so với cùng kỳ. Cùng với đó, vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 23,18 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm 2022. Đây là mức giải ngân kỷ lục kể từ trước tới nay.

Trong lúc đó, khảo sát về việc làm của NLĐ trong các doanh nghiệp FDI do Viện Khoa học lao động và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) cho thấy có gần 40% doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đang thiếu hụt lao động.

Cần có giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại chỗ
Cơ cấu thu hút vốn đầu tư nước ngoài qua các tháng năm 2023. Nguồn: vneconomy.vn

Hình thức XKLĐ tại chỗ tạo cơ hội để NLĐ Việt Nam được làm việc ngay tại quê hương mình với môi trường quốc tế, lại khắc phục được những bất cập của XKLĐ trực tiếp.

Khi nhân công giá rẻ không còn là ưu thế

Theo Bộ LĐ-TB&XH, Việt Nam đang dư thừa lao động có kỹ năng thấp và thiếu lao động kỹ thuật cao. Hiện cả nước chỉ có hơn 26% NLĐ đã qua đào tạo, có bằng cấp, chứng chỉ, còn lại phần lớn thiếu kỹ năng nghề, không đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Cuộc khảo sát vào năm 2022 của Viện Khoa học lao động và Xã hội cho thấy, phần lớn lao động tại các doanh nghiệp FDI được khảo sát mới tốt nghiệp trung học phổ thông (chiếm tới 80%), trong đó có trên 57% lao động chưa qua đào tạo.

Đây là một nhược điểm căn bản của lao động Việt Nam khi so sánh với các thị trường khác trong khu vực ASEAN: tỷ lệ lao động tay nghề cao của Philippines là 18,5%, Malaysia là 28,24%,... Điều đó lý giải vì sao hiệu suất công nghiệp thấp và khả năng cạnh tranh kém của thị trường lao động nước ta trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Bài cuối: Xuất khẩu lao động tại chỗ: xu thế mới trong “thế giới phẳng”

Công nhân Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thủy sản miền Trung (TP. Đà Nẵng) trong giờ sản xuất. Ảnh minh họa

Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ sẽ không còn là yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh và thu hút đầu tư nước ngoài. Song song với đó, tình hình này có thể sẽ khiến nước ta phải chịu sức ép về giải quyết việc làm, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Cũng trong xu thế này, theo báo cáo của một số trung tâm giới thiệu việc làm địa phương, những chương trình XKLĐ trực tiếp ngày càng yêu cầu cao về trình độ chuyên môn, tay nghề. Đây cũng là lý do khiến cho nhiều lao động không tham gia chương trình XKLĐ chính thức mà lựa chọn hình thức di cư bất hợp pháp, rủi ro cao để làm việc.

Chất lượng lao động của nước ta cũng phản ánh xu thế tất yếu trong cơ cấu lao động trong các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam.

Theo thống kê, tính đến tháng 10/2023, cả nước có 132.381 lao động nước ngoài đang làm việc. Trong đó, số lao động không thuộc diện cấp giấy phép lao động là 10.458 người (chiếm 7,8% trên tổng số NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam). Số lao động nước ngoài thuộc diện cấp giấy phép lao động là 121.923 (chiếm 92.2%), trong đó đã cấp mới giấy phép lao động cho 89.004 người và gia hạn cho 15.362 lao động, cấp lại cho 9.753 người, còn lại 7.863 người đang hoàn thiện các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động.

Số lượng lao động nước ngoài có chuyên môn làm việc tại các doanh nghiệp FDI chiếm tỷ lệ trên 72% phản ánh chất lượng nguồn lao động trong nước thấp, chưa đáp ứng hoặc không phù hợp, kém hấp dẫn là thách thức đối với nâng cao chất lượng đào tạo trong nước.

Đẩy mạnh XKLĐ tại chỗ

Việc đào tạo nguồn lao động theo hướng hội nhập, trang bị những kiến thức nền tảng, hiện đại cho người lao động là yếu tố tiên quyết để tạo ra thế tương xứng giữa môi trường lao động trong và ngoài nước. Đặc biệt, bên cạnh chuyên môn, cần chú trọng đến tác phong, thái độ, ý thức và kỷ luật lao động.

Các trường dạy nghề cần hợp tác với các doanh nghiệp, các khu chế xuất, khu công nghiệp đào tạo có định hướng gắn liền với lĩnh vực, nhu cầu sản xuất cụ thể.

Bài cuối: Xuất khẩu lao động tại chỗ: xu thế mới trong “thế giới phẳng”

Một lớp đào tạo nghề liên kết để nâng cao chất lượng nguồn lao động của Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Tĩnh. Ảnh: ĐVCC

Phát triển mô hình trường dạy nghề trực thuộc ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, nơi tập trung nhiều lao động Việt Nam làm việc cho các doanh nghiệp FDI. Mô hình này có thể được triển khai bằng hình thức hợp tác đào tạo và chuyển giao công nghệ theo tinh thần đôi bên cùng có lợi: nhà trường có nguồn kinh phí để vận hành đào tạo và doanh nghiệp có nguồn nhân lực đáp ứng được tiêu chuẩn đặc thù.

Bên cạnh đó, một hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm hiện đại có chức năng thu thập thông tin và phân tích thị trường lao động, có hệ thống thông tin chia sẻ trên cả nước về nhu cầu của các doanh nghiệp FDI sẽ tạo điều kiện cho NLĐ đặt ra mục tiêu đào tạo cho bản thân và dễ dàng tìm kiếm vị trí việc làm phù hợp.

Ngoài ra, cần nâng cao các chế tài cho tổ chức Công đoàn trong bảo vệ quyền lợi, quyền đình công của NLĐ, giải quyết tranh chấp, đặc biệt là đối với hoạt động cho thuê lại lao động. Cần nghiên cứu bổ sung các quy định về ký kết thỏa ước lao động tập thể đặc thù, các quy chế nhằm bảo vệ cán bộ công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp FDI.

Đối với việc sử dụng nguồn lao động có tay nghề trở về nước, cần có hệ thống kết nối cung cầu lao động hiệu quả giữa doanh nghiệp ngoài nước với doanh nghiệp cùng lĩnh vực trong nước. Một nền tảng thông tin thị trường lao động kết nối việc làm ở thị trường trong nước với thị trường lao động ngoài nước là hết sức cần thiết.

Video: Trả lời của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH tại phiên chất vấn trước Quốc hội về tận dụng nguồn nhân lực cao khi trở về nước sau xuất khẩu lao động. Nguồn: Truyền hình Quốc hội.

“Ông Hội đồng” đưa Sen Hồng ra thế giới “Ông Hội đồng” đưa Sen Hồng ra thế giới

“Những thông tin và hình ảnh của đoàn công tác do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Tháp dẫn ...

Một doanh nghiệp xuất khẩu lao động bị phạt hơn 130 triệu đồng Một doanh nghiệp xuất khẩu lao động bị phạt hơn 130 triệu đồng

Do vi phạm quy định trong hoạt động đưa người lao động đi làm ở nước ngoài, Công ty VTC1 bị xử phạt 132,5 triệu ...

Lừa đảo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài qua mạng Lừa đảo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài qua mạng

Một số tổ chức, các nhân đã đăng tải nhiều thông tin đơn hàng tuyển dụng lao động đi làm việc tại các thị trường... ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Tình hình thị trường lao động Việt Nam quý 1/2024

Thị trường lao động -

Tình hình thị trường lao động Việt Nam quý 1/2024

Trong quý 1/2024, thị trường lao động tiếp tục được phục hồi. Lực lượng lao động, số người có việc làm quý 1/2024 tiếp tục tăng so với quý 4/2023 và cùng kỳ năm 2022.

Hiệu quả từ các phiên giao dịch việc làm lưu động

Thị trường lao động -

Hiệu quả từ các phiên giao dịch việc làm lưu động

Năm 2024, TP. Hà Nội sẽ tổ chức 19 phiên giao dịch việc làm lưu động, kỳ vọng mang đến nhiều cơ hội học nghề và việc làm cho người lao động.

Hơn 5.000 chỉ tiêu tuyển dụng tại Ngày hội việc làm cho lao động nữ

Thị trường lao động -

Hơn 5.000 chỉ tiêu tuyển dụng tại Ngày hội việc làm cho lao động nữ

Ngày hội việc làm dành cho lao động nữ sẽ diễn ra tại Bắc Ninh ngày mai (31/3) với hơn 5.000 chỉ tiêu tuyển dụng của 30 doanh nghiệp.

Đào tạo nghề phải gắn với giải quyết việc làm

Thị trường lao động -

Đào tạo nghề phải gắn với giải quyết việc làm

Ông Phạm Vũ Quốc Bình - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH nhấn mạnh tại Hội nghị Giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm bền vững.

Cách nào thúc đẩy lao động nữ thăng tiến tại nơi làm việc?

Thị trường lao động -

Cách nào thúc đẩy lao động nữ thăng tiến tại nơi làm việc?

Để khuyến khích lao động nữ, cần phát huy sức mạnh của các hiệp hội phụ nữ, tận dụng mạng lưới nhân tài nội bộ, chú trọng nâng cao kỹ năng, phúc lợi…

Top 10 ngành nghề yêu thích của Gen Z

Nhịp cầu lao động -

Top 10 ngành nghề yêu thích của Gen Z

Theo khảo sát mới công bố của Anphabe, ẩm thực và nghỉ dưỡng đứng đầu trong Top 10 ngành/nghề yêu thích của sinh viên Gen Z.

Chủ động đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trong dịp lễ 30/4-1/5 Tôi công nhân

Chủ động đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trong dịp lễ 30/4-1/5

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày với nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, kinh doanh, sản xuất của người dân, doanh nghiệp cùng với tình trạng nắng nóng gia tăng, dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn về cháy, nổ và tai nạn sự cố. Dưới đây là những khuyến cáo tới người dân lao động để bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy trong dịp nghỉ này.

Chủ động đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trong dịp lễ 30/4-1/5 Tôi công nhân

Chủ động đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trong dịp lễ 30/4-1/5

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày với nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, kinh doanh, sản xuất của người dân, doanh nghiệp cùng với tình trạng nắng nóng gia tăng, dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn về cháy, nổ và tai nạn sự cố. Dưới đây là những khuyến cáo tới người dân lao động để bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy trong dịp nghỉ này.

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó" Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó"

Talk Công đoàn là cuộc trò chuyện với đồng chí Bùi Thị Ngọc Thủy, Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Hoàng Mai.

Top 10 đơn vị dẫn đầu cuộc thi tìm hiểu công tác ATVSLĐ Infographic

Top 10 đơn vị dẫn đầu cuộc thi tìm hiểu công tác ATVSLĐ

Cuộc thi trực tuyến CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ do Ban Quan hệ lao động Tổng liên đoàn phối hợp với Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức, diễn ra từ ngày 15/04/2024.
Bản tin công nhân: Người lao động đi làm dịp lễ 30/4 - 1/5 có thể nhận lương tiền triệu Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Người lao động đi làm dịp lễ 30/4 - 1/5 có thể nhận lương tiền triệu

Bản tin công nhân ngày 27/04 gồm những nội dung chính sau: Người lao động đi làm dịp lễ 30/4 - 1/5 có thể nhận lương tiền triệu; Những địa điểm vui chơi hấp dẫn tại Hà Nội dịp nghỉ lễ 30/4-1/5/2024; Cảnh giác với "bẫy" vé máy bay, tour du lịch giá rẻ dịp 30/4-1/5...

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

Kỳ vọng và xu hướng việc làm của Gen Z: một bức tranh toàn cảnh

Nhịp cầu lao động -

Kỳ vọng và xu hướng việc làm của Gen Z: một bức tranh toàn cảnh

Thị trường lao động đang chứng kiến sự chuyển mình không ngừng với sự tham gia của thế hệ Gen Z. Điều gì khiến thế hệ này khác biệt và họ mong đợi điều gì từ sự nghiệp của mình?

Hơn 1.600 cơ hội việc làm cho người lao động Thủ đô

Thị trường lao động -

Hơn 1.600 cơ hội việc làm cho người lao động Thủ đô

30 đơn vị, doanh nghiệp tham gia phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) ngày 16/3 với trên 1.600 chỉ tiêu tuyển dụng.

Ngày hội việc làm cho lao động nữ sắp diễn ra tại Bắc Ninh

Thị trường lao động -

Ngày hội việc làm cho lao động nữ sắp diễn ra tại Bắc Ninh

Ngày hội việc làm dành cho lao động nữ lần đầu tiên được tổ chức tại thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) ngày 31/3. Sự kiện do Ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam, Tạp chí Lao động và Công đoàn, LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh và Sở LĐ-TB&XH Bắc Ninh phối hợp thực hiện.

Đẩy mạnh kết nối việc làm giữa các địa phương phía Bắc

Thị trường lao động -

Đẩy mạnh kết nối việc làm giữa các địa phương phía Bắc

Phiên Giao dịch việc làm (GDVL) trực tuyến kết nối 10 tỉnh, thành phố (ngày 14/3) thu hút 154 đơn vị, doanh nghiệp tham gia tuyển dụng 41.777 chỉ tiêu.

Trà Vinh: Tạo điều kiện cho người đi lao động nước ngoài

Thị trường lao động -

Trà Vinh: Tạo điều kiện cho người đi lao động nước ngoài

Tỉnh Trà Vinh có nhiều chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện tối đa cho những người đi lao động ở nước ngoài. Qua đó, không chỉ giải quyết công ăn việc cho người dân, mà còn giúp họ vươn lên khấm khá, xây dựng quê hương phát triển…

Đơn hàng ổn định, doanh nghiệp may ở Quảng trị tuyển nhiều lao động

Thị trường lao động -

Đơn hàng ổn định, doanh nghiệp may ở Quảng trị tuyển nhiều lao động

Nhờ có đơn hàng ổn định, 3 tháng đầu năm 2024, nhiều doanh nghiệp may tại tỉnh Quảng Trị đã mở rộng cơ sở sản xuất, tuyển dụng số lượng lớn lao động.

Người lao động có xu hướng “tự thất nghiệp”

Thị trường lao động -

Người lao động có xu hướng “tự thất nghiệp”

Ông Nguyễn Thanh Diệp - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm TP Đà Nẵng nói về tình hình việc làm sau Tết tại địa phương.

Long An: 98% công nhân trở lại làm việc sau Tết

Thị trường lao động -

Long An: 98% công nhân trở lại làm việc sau Tết

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2024, đoàn viên, người lao động đã quay trở lại Long An làm việc chiếm tỷ lệ 98%.

Hơn 44 nghìn chỉ tiêu việc làm tại phiên giao dịch đầu xuân

Thị trường lao động -

Hơn 44 nghìn chỉ tiêu việc làm tại phiên giao dịch đầu xuân

Các doanh nghiệp tại 9 tỉnh phía Bắc đăng ký tuyển dụng hơn 44 nghìn chỉ tiêu việc làm tại phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 9 tỉnh, thành phố hôm nay (22/2).

Quảng Bình đặt mục tiêu tạo việc làm cho 19.500 lao động năm 2024

Thị trường lao động -

Quảng Bình đặt mục tiêu tạo việc làm cho 19.500 lao động năm 2024

Tỉnh Quảng Bình đặt mục tiêu sẽ tư vấn, tạo việc làm cho 19.500 lao động, trong đó đưa 5.000 lao động ra nước ngoài làm việc trong năm 2024.