agribank-plus-4112024-522025

Cách tính tiền lương khi đi làm vào ngày 30/4 - 1/5 như thế nào?

Ngày lễ chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động hằng năm, người lao động theo quy định sẽ được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương trong 02 ngày liên tiếp.

Theo đó tại điểm c, d khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định ngày Lễ chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động hằng năm, người lao động sẽ được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương trong 02 ngày liên tiếp.

Tại điểm c khoản 1 Điều 98 của luật này cũng quy định rõ, trong trường hợp người lao động làm thêm giờ vào những ngày lễ, Tết sẽ được trả lương theo đơn giá tiền lương (hoặc) tiền lương thực trả theo công việc đang làm, ít nhất bằng 300% (không kể tiền lương người lao động hưởng trong ngày lễ, Tết đó).

Khoản 2 Điều 98 quy định làm đêm được trả thêm 30% theo đơn giá tiền lương ban ngày.

Cách tính tiền lương khi đi làm vào ngày 30/4 - 1/5 như thế nào?
Ảnh minh họa

Trong trường hợp người lao động thực hiện làm thêm giờ vào ban đêm căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, bên cạnh việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2, người lao động được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, Tết.

Có thể thấy, cách tính tiền lương làm thêm giờ của người lao động khi đi làm vào ngày 30/4 và 1/5 như sau:

Ngoài tiền lương được hưởng nguyên lương của ngày nghỉ lễ thì người lao động:

+ Đi làm vào ban ngày: 300% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.

+ Đi làm vào ban đêm: 390% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.

Như vậy, người lao động khi đi làm vào ngày nghỉ lễ 30/4 – 1/5 sẽ được trả:

+ Đi làm vào ban ngay hưởng ít nhất 400% lương;

+ Đi làm vào ban đêm hưởng ít nhất 490% lương.

Ngoài ra, làm thêm giờ ban đêm hưởng thêm 20% lương làm thêm ngày nghỉ lễ.

Video: Luật sư Lại Thu Trang – Giám đốc Công ty Luật TNHH Gia Việt Global

Đơn phương chấm dứt hợp đồng với cán bộ công đoàn cơ sở, giải quyết thế nào? Đơn phương chấm dứt hợp đồng với cán bộ công đoàn cơ sở, giải quyết thế nào?

Người sử dụng lao động không thỏa thuận bằng văn bản với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ ...

Lương sẽ thay đổi thế nào sau khi thực hiện cải cách theo vị trí việc làm từ 1/7/2024? Lương sẽ thay đổi thế nào sau khi thực hiện cải cách theo vị trí việc làm từ 1/7/2024?

Theo chính sách cải cách tiền lương, bắt đầu từ 1/7/2024, việc chuyển xếp tiền lương cũ sang lương mới phải phù hợp vị trí ...

Đình công đúng luật, công nhân phải tuân thủ quy định như thế nào? Đình công đúng luật, công nhân phải tuân thủ quy định như thế nào?

Theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019 thì đình công là: “Sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức ...

Ứng lương nghỉ Tết: Thủ tục, thời hạn và những lưu ý quan trọng

Ứng lương nghỉ Tết: Thủ tục, thời hạn và những lưu ý quan trọng

Ứng lương nghỉ Tết đang là nội dung được nhiều người lao động quan tâm.
Những chế độ với cán bộ, công chức, viên chức tăng cường đi công tác ở cơ sở

Những chế độ với cán bộ, công chức, viên chức tăng cường đi công tác ở cơ sở

Điều 12 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định, CBCCVC tăng cường đến làm việc tại cơ quan Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã được trợ cấp một lần bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm nhận công tác.
Chính sách dành cho công an, quân đội nghỉ hưu trước tuổi khi tinh gọn bộ máy

Chính sách dành cho công an, quân đội nghỉ hưu trước tuổi khi tinh gọn bộ máy

Chính sách, chế độ với đối tượng thuộc lực lượng vũ trang khi tinh gọn bộ máy được nêu rõ tại Nghị định số 178 của Chính phủ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025.
Viên chức, người lao động thôi việc khi tinh gọn bộ máy được trợ cấp ra sao?

Viên chức, người lao động thôi việc khi tinh gọn bộ máy được trợ cấp ra sao?

Theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP do Chính phủ ban hành, viên chức và người lao động nghỉ thôi việc khi tinh gọn bộ máy sẽ được hưởng nhiều chính sách trợ cấp.
Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Bác sĩ Lê Khắc Thu - Trưởng khoa Khám bệnh, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, đang rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan" khi sau thời gian điều trị bệnh, ông chưa được bố trí công việc trở lại.
Doanh nghiệp trù dập cán bộ công đoàn, trả giá hơn 620 triệu bồi thường

Doanh nghiệp trù dập cán bộ công đoàn, trả giá hơn 620 triệu bồi thường

Tòa án buộc Công ty TNHH May mặc TOPTEX bồi thường cho chị Trúc hơn 620 triệu đồng vì quyết định chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Dù bác sĩ Lê Khắc Thu đã gửi đơn trình báo về việc đi làm trở lại hơn 2 tuần qua, tới nay lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) vẫn chưa phản hồi, bố trí công việc cụ thể.
Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Nhiều lần người lao động yêu cầu được ký hợp đồng lao động, nhưng công ty vẫn phớt lờ. Nghiêm trọng hơn, công ty còn nợ lương người lao động kéo dài nhiều tháng khiến cuộc sống của họ vô cùng khốn đốn…
Công ty có phải trả tiền lãi đối với số tiền chậm trả lương cho người lao động?

Công ty có phải trả tiền lãi đối với số tiền chậm trả lương cho người lao động?

Chị Nguyễn Thị A là Giám đốc công ty B, chuyên gia công hàng thủ công xuất khẩu. Theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, Công ty B sẽ trả lương cho người lao động theo kỳ hạn một tháng một lần vào ngày 30 hàng tháng. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh, không xuất khẩu được hàng nên công ty gặp khó khăn về tài chính, không trả lương đúng hạn cho NLĐ. Chị A muốn hỏi công ty có phải trả tiền lãi đối với số tiền chậm trả lương cho người lao động không? NLĐ có được phép khởi kiện khi công ty không trả lương cho mình không?
Doanh nghiệp muốn người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng có vi phạm pháp luật không?

Doanh nghiệp muốn người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng có vi phạm pháp luật không?

Công ty A ký kết hợp đồng lao động với 100 lao động nữ với nội dung công việc lắp ráp dây kéo túi xách da, nhưng do nhu cầu mở rộng sản xuất, kinh doanh nên công ty có kế hoạch chuyển lao động sang làm việc khác. Công ty A muốn hỏi việc chuyển lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng đã ký kết có vi phạm pháp luật không?