Đình công đúng luật, công nhân phải tuân thủ quy định như thế nào?

Sổ tay pháp luật - QUỐC THẮNG

Theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019 thì đình công là: “Sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể và tổ chức lãnh đạo”.

Điểm quan trọng của quy định này là việc đình công chỉ được tiến hành đối với các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. Nghĩa là, các cuộc đình công không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích sẽ bị coi là đình công bất hợp pháp.

Đình công như thế nào để bảo đảm quy định của pháp luật?

Thứ nhất, Luật quy định các trường hợp tổ chức đại diện người lao động (NLĐ) là bên tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có quyền tiến hành thủ tục để đình công trong trường hợp sau đây:

- Hòa giải không thành, hoặc hết thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp; hoặc từ cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân là đầu mối tiếp nhận yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải.

- Ban trọng tài lao động không được thành lập, hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp, hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.

Đình công đúng luật, công nhân phải tuân thủ quy định như thế nào?

Một cuộc ngừng việc của công nhân Công ty TNHH Sein Together Vinh Vina (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) xảy ra vào ngày 22/2 vừa qua. Ảnh: Nguyễn Nam

Thủ tục tiến hành một cuộc đình công hợp pháp là như thế nào?

Về chủ thể tổ chức và lãnh đạo đình công, theo Bộ luật Lao động 2019 là do tổ chức đại diện NLĐ có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể.

Thủ tục tiến hành đình công phải tuân theo trình tự sau:

Bước 1. Lấy ý kiến đình công

- Tổ chức lấy ý kiến: Tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở tham gia thương lượng.

- Đối tượng lấy ý kiến: Toàn thể NLĐ hoặc thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tham gia thương lượng.

- Nội dung lấy ý kiến bao gồm:

+ Đồng ý hay không đồng ý đình công.

+ Phương án của tổ chức đại diện NLĐ về thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công; phạm vi tiến hành đình công; yêu cầu của NLĐ.

- Hình thức lấy ý kiến: Trực tiếp bằng hình thức lấy phiếu, hoặc chữ ký, hoặc hình thức khác.

- Thời gian, địa điểm và cách thức tiến hành lấy ý kiến do tổ chức đại diện NLĐ quyết định và phải thông báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 1 ngày.

Việc lấy ý kiến không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của người sử dụng lao động.

Người sử dụng lao động không được gây khó khăn, cản trở, hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện NLĐ tiến hành lấy ý kiến về đình công.

Bước 2. Ra quyết định đình công và thông báo đình công

Khi có trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý với nội dung lấy ý kiến đình công thì tổ chức đại diện NLĐ ra quyết định đình công bằng văn bản.

Quyết định đình công phải có các nội dung sau đây:

- Kết quả lấy ý kiến đình công;

- Thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công.

- Phạm vi tiến hành đình công.

- Yêu cầu của người lao động.

- Họ tên, địa chỉ liên hệ của người đại diện cho chức đại diện NLĐ tổ chức và lãnh đạo đình công.

Thông báo thời điểm bắt đầu đình công: Ít nhất là 5 ngày làm việc trước ngày bắt đầu đình công, chức đại diện NLĐ tổ chức và lãnh đạo đình công phải gửi văn bản về việc quyết định đình công cho người sử dụng lao động, UBND cấp huyện và cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh.

Bước 3. Tổ chức đình công

Đến thời điểm bắt đầu đình công, nếu người sử dụng lao động vẫn không chấp nhận giải quyết yêu cầu của NLĐ thì chức đại diện NLĐ tổ chức và lãnh đạo đình công.

Hiện chưa có một thống kê cụ thể về số lượng các vụ đình công hằng năm theo tỷ lệ đình công đúng pháp luật và trái pháp luật. Các vụ ngừng việc hầu hết xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu do tranh chấp về lợi ích, với các nội dung như: yêu cầu tăng lương cơ bản, trả thưởng, tăng các loại phụ cấp, nâng chất lượng bữa ăn ca và thái độ ứng xử của bộ phận quản lý đối với NLĐ,...

Tuy nhiên, ở địa phương, tình hình được các cấp công đoàn nắm cụ thể hơn. Đơn cử như ở Nghệ An, giai đoạn từ 2018 đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 22 cuộc ngừng việc tập thể tại 19 doanh nghiệp trên địa bàn 9 huyện, thành, thị. Ngừng việc tập thể xảy ra chủ yếu tại các doanh nghiệp FDI (chiếm 57,9%).

Theo đồng chí Nguyễn Văn Thục - Trưởng ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động - Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An, hầu hết ngừng việc tập thể xảy ra chưa theo đúng trình tự pháp luật, mang tính tự phát và không có sự tham gia của tổ chức Công đoàn. Hầu hết các doanh nghiệp xảy ra đình công đều chưa quan tâm việc tổ chức hội nghị dân chủ, hoặc là tổ chức đối thoại theo Điều 63, 64 của Bộ luật Lao động. Đây là một trong những nguyên nhân mà các doanh nghiệp cần quan tâm để không có những cuộc đình công trái pháp luật, quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ được đảm bảo.

Vụ ngừng việc ở Nghệ An: Gần 80% công nhân đã đăng ký đi làm trở lại Vụ ngừng việc ở Nghệ An: Gần 80% công nhân đã đăng ký đi làm trở lại

Có ít nhất 250 công nhân Công ty TNHH Sein Together Vinh Vina (Thanh Chương, Nghệ An) đăng ký đi làm trở lại sau khi ...

Được giữ nguyên tiền thưởng, công nhân đình công ở Bình Dương đã quay lại làm việc Được giữ nguyên tiền thưởng, công nhân đình công ở Bình Dương đã quay lại làm việc

Sáng nay (8/7), công nhân Công ty Cổ phần Green River Furniture, chuyên sản xuất gỗ ở phường Uyên Hưng, thành phố Tân Uyên, tỉnh ...

Vụ hơn 5.000 công nhân VietGlory đình công: Hơn 1.000 công nhân đã đi làm trở lại Vụ hơn 5.000 công nhân VietGlory đình công: Hơn 1.000 công nhân đã đi làm trở lại

Liên quan đến vụ hơn 5.000 công nhân tại Công ty TNHH VietGlory (Nghệ An) đã bỏ về không làm việc vào chiều ngày 2/10 ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Sa thải NLĐ sai căn cứ hoặc trình tự, thủ tục: Phạt lên đến 40 triệu đồng, trả thêm tiền cho NLĐ

Pháp luật lao động -

Sa thải NLĐ sai căn cứ hoặc trình tự, thủ tục: Phạt lên đến 40 triệu đồng, trả thêm tiền cho NLĐ

Việc sa thải NLĐ sai căn cứ hoặc trình tự, thủ tục đều xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ.

Người giao hàng, tài xế công nghệ đang chịu thiệt thòi như thế nào khi hành nghề?

Pháp luật lao động -

Người giao hàng, tài xế công nghệ đang chịu thiệt thòi như thế nào khi hành nghề?

Theo Luật sư Nguyễn Văn Hoàng, Công ty Luật HTH Global, hiện nay tài xế công nghệ (vận chuyển Grab, giao hàng tiết kiệm...) chưa có các quyền của người lao động; có rất nhiều ý kiến về việc cần phải bảo vệ quyền lợi của đội ngũ tài xế công nghệ, bởi họ đang là một đội ngũ lực lượng lao động chiếm số lượng rất lớn trong xã hội.

Công ty có được kỷ luật NLĐ khi vi phạm không xảy ra tại nơi làm việc không?

Pháp luật lao động -

Công ty có được kỷ luật NLĐ khi vi phạm không xảy ra tại nơi làm việc không?

Khi áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải NLĐ chỉ áp dụng cho một số trường hợp nhất định, trong đó có những trường hợp hành vi vi phạm được quy định phải xảy ra tại nơi làm việc.

NLĐ, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động nào không được đình công?

Sổ tay pháp luật -

NLĐ, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động nào không được đình công?

Pháp luật quy định những đối tượng nào không được đình công?

Quyền và trách nhiệm của người lao động khi ngừng đình công

Sổ tay pháp luật -

Quyền và trách nhiệm của người lao động khi ngừng đình công

Điều 113 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định rất rõ về quyền và trách nhiệm của người lao động khi ngừng đình công

Những điều kiện cần có để người lao động sử dụng quyền đình công

Sổ tay pháp luật -

Những điều kiện cần có để người lao động sử dụng quyền đình công

Người lao động cần có những điều kiện nào để sử dụng quyền đình công?

Talk Công đoàn: "Cứ đi rồi sẽ đến" Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: "Cứ đi rồi sẽ đến"

Đồng chí Đinh Thị Tâm, Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Giầy ADORA Việt Nam, Liên đoàn Lao động Thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình chia sẻ trong Talk Công đoàn.

Bị sa thải trái pháp luật, người lao động cần làm gì? Tôi công nhân

Bị sa thải trái pháp luật, người lao động cần làm gì?

Trường hợp bị doanh nghiệp xử lý kỷ luật không đúng quy định nêu trên, người lao động có thể tự đòi lại quyền lợi chính đáng cho mình bằng việc khiếu nại, hòa giải, khởi kiện tòa án, thậm chí có thể tố giác tới cơ quan công an.

Đón xem Talk Công đoàn: “Cứ đi rồi sẽ đến” Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: “Cứ đi rồi sẽ đến”

Talk Công đoàn 20 giờ ngày 27/07/2024 là cuộc trò chuyện với đồng chí Đinh Thị Tâm, Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Giầy ADORA Việt Nam, Liên đoàn Lao động Thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.

10 Cán bộ Công đoàn được xét chọn Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV, năm 2024 Infographic

10 Cán bộ Công đoàn được xét chọn Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV, năm 2024

Thực hiện Kế hoạch số 19/KH-TLĐ ngày 22/02/2024 về việc tổ chức xét chọn Giải thưởng “Nguyễn Văn Linh” lần thứ IV, năm 2024, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã lựa chọn 10 cán bộ công đoàn tiêu biểu để trao giải thưởng danh giá này.
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam dâng hương viếng đồng chí Nguyễn Đức Cảnh Video

Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam dâng hương viếng đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

Ngày 19/7, Đoàn công tác do đồng chí Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến dâng hương viếng đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại Nhà tưởng niệm đồng chí tại xã An Đồng, huyện An Dương, TP Hải Phòng.

Đọc thêm

Điều kiện người lao động khởi kiện vụ án tranh chấp lao động cá nhân

Pháp luật lao động -

Điều kiện người lao động khởi kiện vụ án tranh chấp lao động cá nhân

Để khởi kiện vụ án tranh chấp lao động thì người khởi kiện phải đáp ứng các điều kiện theo pháp luật quy định.

NLĐ muốn khởi kiện do tranh chấp khi nghỉ việc thì cần thực hiện các bước nào?

Pháp luật lao động -

NLĐ muốn khởi kiện do tranh chấp khi nghỉ việc thì cần thực hiện các bước nào?

Tài liệu, chứng cứ chứng minh thiệt hại là yếu tố quan trọng nhất trong hồ sơ khởi kiện vụ án tranh chấp về bồi thường thiệt hại khi chấm dứt hợp đồng lao động. Những tư vấn từ Luật sư Trần Thế Anh - Công ty Luật TNHH XTVN sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn quy định của pháp luật về vấn đề này.

Bị đánh trong thời gian làm việc có coi là tai nạn lao động không?

Pháp luật lao động -

Bị đánh trong thời gian làm việc có coi là tai nạn lao động không?

Người lao động không may gặp tai nạn lao động sẽ được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả.

Tính sai thời gian và tiền lương trợ cấp thôi việc của người lao động: Các mức xử lý

Pháp luật lao động -

Tính sai thời gian và tiền lương trợ cấp thôi việc của người lao động: Các mức xử lý

Người lao động nếu đáp ứng đủ điều kiện nhận trợ cấp thôi việc và không thuộc một trong các trường hợp không được nhận trợ cấp thôi việc, mà người sử dụng lao động không trả hoặc trả không đủ sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.

Cách tính tiền lương và trợ cấp thôi việc theo luật mới nhất

Pháp luật lao động -

Cách tính tiền lương và trợ cấp thôi việc theo luật mới nhất

Thời gian và tiền lương tính trợ cấp thôi việc được quy định như thế nào là thắc mắc của nhiều người lao động.

Công ty ký hợp đồng lao động dưới hình thức thông điệp dữ liệu có rủi ro không?

Pháp luật lao động -

Công ty ký hợp đồng lao động dưới hình thức thông điệp dữ liệu có rủi ro không?

Hợp đồng lao động được ký qua phương tiện thông tin điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu có đúng quy định của pháp luật?

Khi thử việc và khi ký hợp đồng chính thức là 2 công việc khác nhau, NLĐ cần làm gì?

Pháp luật lao động -

Khi thử việc và khi ký hợp đồng chính thức là 2 công việc khác nhau, NLĐ cần làm gì?

Thông tin đăng tải về yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và nội dung công việc thực tế mà người lao động (NLĐ) tham gia thử việc có thể khác nhau. Doanh nghiệp chỉ sai khi nội dung công việc theo hợp đồng lao động chính thức khác với thỏa thuận thử việc đã ký.

Phải làm gì khi làm việc chính thức nhưng không được ký hợp đồng lao động chính thức?

Pháp luật lao động -

Phải làm gì khi làm việc chính thức nhưng không được ký hợp đồng lao động chính thức?

Việc không thông báo kết quả thử việc hoặc không ký kết hợp đồng lao động chính thức với người lao động sau khi hết thời gian thử việc là trái pháp luật.

Người lao động dính án tù, doanh nghiệp có được sa thải?

Sổ tay pháp luật -

Người lao động dính án tù, doanh nghiệp có được sa thải?

Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định rõ cụ thể các trường hợp doanh nghiệp được áp dụng hình thức kỷ luật sa thải với người lao động.

Doanh nghiệp 3 lần ký hợp đồng lao động ngắn hạn có được không?

Pháp luật lao động -

Doanh nghiệp 3 lần ký hợp đồng lao động ngắn hạn có được không?

Bộ Luật Lao động 2019 quy định, có 02 loại hợp đồng lao động bao gồm: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn.