Lương sẽ thay đổi thế nào sau khi thực hiện cải cách theo vị trí việc làm từ 1/7/2024?
Sổ tay pháp luật - 02/04/2024 17:00 Hồng Nhung
Cải cách tiền lương theo vị trí việc làm
Tại phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 1/4/2024, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, từ ngày 1/7/2024 sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương và nội hàm cơ bản nhất của cải cách lần này là trả lương theo vị trí việc làm, chức vụ, chức danh của cán bộ lãnh đạo.
Lần cải cách chính sách tiền lương này sẽ tác động đến toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu từ ngân sách Nhà nước, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.
Từ ngày 01/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018. Ảnh minh họa: IT |
Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 do Quốc hội ban hành, trong đó có đề cập đến nội dung cải cách tiền lương như sau:
Một là, từ ngày 01/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 (Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương bảo đảm từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và một phần bố trí trong dự toán chi cân đối ngân sách nhà nước); điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.
Hai là, đối với các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước ở Trung ương đang thực hiện cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù:
Từ ngày 01/01/2024 – 30/6/2024: Mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng theo cơ chế đặc thù bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 12/2023 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương ngạch, bậc khi nâng ngạch, nâng bậc năm 2024).
Trường hợp tính theo nguyên tắc trên, nếu mức tiền lương và thu nhập tăng thêm năm 2024 theo cơ chế đặc thù thấp hơn mức tiền lương theo quy định chung thì chỉ thực hiện chế độ tiền lương theo quy định chung để bảo đảm quyền lợi cho người lao động.
Từ ngày 01/7/2024: Bãi bỏ tất cả các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước; áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất. Không tiếp tục áp dụng cơ chế đặc thù hiện hành đối với phần kinh phí thường xuyên theo cơ chế quản lý tài chính đặc thù (chi hoạt động, tăng cường năng lực, hiện đại hóa, đảm bảo hoạt động chuyên môn,...) của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước.
Ba là, các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương theo quy định. Cho phép tiếp tục loại trừ một số khoản thu khi tính số tăng thu ngân sách địa phương dành để cải cách tiền lương như quy định tại khoản 2 Điều 3 của Nghị quyết 34/2021/QH15.
Phân loại vị trí việc làm
Khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì sẽ có 2 cách để phân loại vị trí việc làm: Theo khối lượng công việc và tính chất, nội dung công việc.
Cụ thể, Điều 5 Nghị định 62/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Phân loại vị trí việc làm
1. Phân loại theo khối lượng công việc
a) Vị trí việc làm do một người đảm nhiệm;
b) Vị trí việc làm do nhiều người đảm nhiệm;
c) Vị trí việc làm kiêm nhiệm.
2. Phân loại theo tính chất, nội dung công việc
a) Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý;
b) Vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên ngành;
c) Vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên môn dùng chung (tài chính, kế hoạch và đầu tư, thanh tra, pháp chế, hợp tác quốc tế, tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng, văn phòng và một số vị trí việc làm đặc thù khác);
d) Vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ.
Hiện nay, khái niệm "trả lương theo vị trí việc làm" vẫn chưa được định nghĩa một cách cụ thể. Tuy nhiên, có thể giải thích dựa trên các khái niệm "vị trí việc làm" của cán bộ, công chức (tại Khoản 3 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008): Vị trí việc làm là công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức để xác định biên chế và bố trí công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Như vậy, trả lương theo vị trí việc làm đối với công chức là trả lương theo từng công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch cụ thể.
Trả lương theo vị trí việc làm sẽ thay thế hệ thống bảng lương hiện hành theo nguyên tắc chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, trong đó có nội dung về thực hiện chính sách tiền lương từ 1/7/2024. Dự kiến tổng nguồn ngân sách Trung ương dành để thực hiện cải cách tiền lương khoảng 132 nghìn tỷ đồng; nguồn tích lũy của ngân sách địa phương khoảng trên 430 nghìn tỷ đồng. Như vậy ngân sách đã bố trí 562 nghìn tỷ đồng đảm bảo đủ thực hiện cải cách đồng bộ chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024 theo Nghị quyết 27/2018 của Trung ương khóa 12 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp. Theo tính toán của Chính phủ, để thực hiện cải cách tiền lương, dự kiến tổng nhu cầu kinh phí tăng thêm từ ngân sách trong giai đoạn 2024 - 2026 là hơn 499 nghìn tỷ đồng. Trong đó, chi cho cải cách tiền lương là 470 nghìn tỷ đồng, điều chỉnh lương hưu là 11,1 nghìn tỷ đồng và trợ cấp ưu đãi người có công là 18 nghìn tỷ đồng. |
Có bỏ thu nhập đặc thù đối với cán bộ, công chức khi cải cách tiền lương từ 1/7/2024? Từ ngày 1/7 tới sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương. Hiện nay có 134.284 cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, ... |
Giáo viên băn khoăn khi cải cách lương bỏ phụ cấp thâm niên Bắt đầu từ 01/7/2024, lương giáo viên sẽ thay đổi theo nguyên tắc cùng mức độ phức tạp công việc sẽ có mức lương như ... |
Chi tiết thay đổi mức lương tối thiểu của người lao động trước và sau 1/7/2024 Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng của Bộ Lao động – Thương ... |
Tin cùng chuyên mục
Pháp luật lao động - 18/11/2024 06:07
7 trường hợp phải tổ chức đối thoại theo Bộ luật Lao động năm 2019
Bộ luật Lao động năm 2019 quy định 7 trường hợp khi có vụ việc phải tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động, người lao động và cán bộ công đoàn cần biết những quy định này để thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động.
Sổ tay pháp luật - 16/11/2024 08:39
Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động
Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/02/2021 đã có những quy định cụ thể về đối thoại tại nơi làm việc. Quy định này nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.
Pháp luật lao động - 06/11/2024 15:27
Quy định xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động ra sao?
Việc xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động được quy định Theo Điều 90 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Pháp luật lao động - 04/11/2024 18:47
Người lao động có nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động?
Điều 6 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động làm việc theo hợp đồng.
Sổ tay pháp luật - 01/11/2024 07:31
Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động
Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động được quy định chi tiết tại Bộ Luật Lao động năm 2019.
Sổ tay pháp luật - 31/10/2024 08:27
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được quy định theo Điều 190 Bộ luật Lao động năm 2019.
- Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
- Mang những phúc lợi thiết thực cho đoàn viên, người lao động
- Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
- Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
- Cơ hội hiếm có từ dự án Top 1 khu Đông TP HCM khi căn hộ dưới 3 tỷ đồng dần biến mất