Bữa cơm trưa có giá bằng nụ cười
Người lao động - 26/06/2020 07:41 Xuân Hậu
Mọi người tự gắp thức ăn theo nhu cầu và sở thích của mình. |
Hơn 11h chúng tôi ghé quán cơm số 47 Bùi Dương Lịch, quận Sơn Trà, Đà Nẵng để được nghe câu chuyện về những bữa cơm có giá bằng nụ cười. Thoạt nhìn bên ngoài, quán ăn không khác gì những tiệm cơm bình dân, có chăng điểm khác duy nhất là những thực khách ở đây tự mình phục vụ như tiệc buffet của nhà hàng.
"Mọi người cứ tự nhiên gắp thức ăn mình ưa thích nha, không có ngại đâu, lấy thêm cơm, thêm thức ăn đi nha mọi người, ăn no bụng có sức làm buổi chiều, chứ trời này nắng nóng vất vả quá", chị Liên đon đả mời chào những "thực khách" đang vào quán.
Ghé qua vòi nước rửa đôi tay còn lem luốc của mình, anh Nguyễn Văn Tuấn nói vọng vào hướng bếp nơi chị Liên đang đứng: "Cho em 2 phần mang đi như hôm qua chị nha, nắng quá, vợ em nó không chạy qua ăn cùng nên giờ phải đem đi chị ạ".
Anh Tuấn vui vẻ nhận phần cơm của hai vợ chồng. |
Anh Tuấn và vợ quê ở Đại Lộc, Quảng Nam. Hàng ngày, cả hai vợ chồng đều vượt mấy chục cây số để ra làm công nhân môi trường tại Đà Nẵng. Chiều tối cả hai lại trở về với các con. Dẫu vất vả là vậy nhưng vợ chồng anh Tuấn đều xác định sẽ cố gắng bươn chải để lo cho các con ăn học.
Từ sau dịch, khi biết đến quán cơm chay này, cả hai anh chị trở thành "khách ruột" của quán. Đều đặn các trưa, hai vợ chồng lại ghé ủng hộ và ra về với nụ cười thường trực trên môi. "Cơm ngon lắm em, nhờ có quán cơm này mà hai vợ chồng tiết kiệm thêm được một ít. Mỗi ngày bữa cơm cũng 20.000 đồng rồi, hai vợ chồng là 40.000 đồng. Bữa trưa những ngày qua của vợ chồng được no căng bụng mà không phải suy nghĩ nhiều chuyện chi phí. Anh vui lắm, cũng cảm ơn các chị đã nghĩ đến những người lao động khó khăn như bọn anh", anh Tuấn tâm sự.
Nhiều người lao động trở thành khách quen của quán. |
Không chỉ anh Tuấn, những bữa ăn này còn mang lại những nụ cười "no bụng" cho bà Lý, bà Hường và những người phụ nữ cùng mưu sinh bằng nghề bán vé số. Vừa ăn dĩa cơm ngon lành, bà Lý vừa tâm sự: "Công việc đi mãi như chúng tôi thì bữa trưa chỉ ăn quán nào đó. Cơm bây giờ đĩa bình dân là 20.000 đồng rồi nhưng chúng tôi thì hôm nào sang lắm mới mua hộp 15.000 đồng, còn đâu nói họ ít cơm, ít thức ăn để có giá 10.000 thôi. Đâu có chỗ nào bán giá bằng nụ cười như chỗ này đâu".
Từ việc lan tỏa yêu thương, quán cơm của ba người phụ nữ này đã nhận được sự quan tâm, đồng hành giúp đỡ về vật chất cũng như góp công góp sức của các mạnh thường quân. "Hôm vừa mở quán, anh đối diện sang, nghe mình làm cơm chay miễn phí, chiều anh chở mấy chục kí gạo qua ủng hộ. Cô đang đứng trong bếp kia (chỉ tay về hướng bếp) nhà cũng gần đây, tự nguyện sang phụ giúp làm rau củ, chuẩn bị đồ nấu mỗi ngày", chị Liên chia sẻ.
Hơn nữa, theo chị Vi thì nấu cơm chay đôi khi khó hơn cơm mặn, từ nêm nếm gia vị, chọn nguyên liệu, chọn món phải làm sao cho thật đảm bảo để bà con dễ ăn hơn. Trong ba chị em, Quế Chi là đầu mối chuyên liên hệ các mạnh thường quân xin tài trợ, tính toán sổ sách, quản lý thu chi. Còn chị Vi, chị Liên là người trực tiếp đứng bếp.
Công việc chạy xe ôm công nghệ nhưng chị Vi dành hầu hết thời gian buổi sáng đến trưa để lo việc nấu nướng, đưa cơm ở bếp ăn 0 đồng. Buổi chiều, chị lại kiếm mấy cuốc xe đôi ba chục mưu sinh. Rồi chập tối lại chuẩn bị nguyên liệu để nấu cơm cho sáng sớm hôm sau.
Để có một bữa cơm trưa đều đặn hàng ngày, các chị phải chuẩn bị từ 6 giờ sáng. Sau 10h trưa là công việc của họ tất bật hẳn. Chị Liên lo phục vụ khách cùng với mấy tình nguyện viên, chị Vi tất tả đội nắng mang cơm đến các bệnh viện để phục vụ nhiều người nhà bệnh nhân. Ngoài ra, cứ bất kể khi nào nghe hoàn cảnh người già neo đơn, người khuyết tật, khó khăn không thể tự đi đến quán được, chị Vi lại gói cơm vào hộp mang đến tận nhà.
Cái tâm cho đi các chị chẳng tính toán nhưng cái tình các chị nhận lại thì thật ấm áp. Nhiều cô chú bán vé số tuổi đã cao, tuy biết là cơm 0 đồng nhưng họ vẫn bỏ vào thùng quyên góp nơi góc bếp tờ 5 ngàn, 10 ngàn khiến ai nhìn cũng thấy xúc động. Có những hoàn cảnh các cụ già khó khăn, neo đơn, khi thấy nhóm đưa cơm đến mỗi buổi trưa, họ can ngăn: "Chứ tiền đâu mà tụi con mang cơm cho miết rứa? Còn nhiều người khác khó khăn, thôi mấy đứa mang cho người ta bớt".
Đó là bài học, là niềm vui mà những người đặt trọn tâm mình vào quán cơm 0 đồng nhận được. Có những người dù khó khăn nhưng họ vẫn nghĩ cho những người khó khăn hơn mình. Họ nhận bằng tất cả sự trân quý thì nhóm càng thêm động lực để duy trì bếp ăn.
Cứ như thế mỗi buổi trưa hằng ngày có hàng chục suất ăn chan chứa yêu thương, sẻ chia đến với những lao động thu nhập thấp. Những nụ cười lại được gom góp đầy qua từng bữa cơm và cũng trở thành động lực để những người như chị Vi, chị Liên, chị Chi tiếp tục đồng hành cùng người lao động.
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 25/6 Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 25/6, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã vượt 9,5 triệu người với gần 484 ... |
Xóm trọ công nhân giữa những ngày nóng như đổ lửa của Hà Nội 11h trưa, chiếc bếp gas trước cửa phòng trọ được anh Chuẩn bật lên. Đặt lên đó xoong nước rồi quanh quẩn đi lại chờ ... |
Công nhân PouYuen mất việc là mẹ đơn thân “sắp tới rất khó khăn nhưng cố gắng vì con” Chị Phùng Thị Tình (31 tuổi, quê Nghệ An) là 1 trong 2.786 công nhân được Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (Công ty PouYuen ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 22/11/2024 08:01
Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
Hơn 90% bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hài lòng. Đây là kết quả cho những nỗ lực đổi mới, đồng lòng trong phong cách phục vụ của cán bộ nhân viên ngành Y.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
Đời sống - 09/11/2024 16:41
Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo
Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng