Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời về việc cấp đất cho doanh nghiệp xây chùa
Đời sống - 21/08/2019 21:48 Ý Yên (T.H)
Chùa Tam Chúc, Hà Nam. Ảnh: Vietnamnet |
Trả lời chất vấn đại biểu, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, theo quy định của Luật đất đai, việc giao đất, cho thuê đất căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư được phê duyệt.
Chùa Bái Đính: Giao đất chưa rõ ràng
Khu núi chùa Bái Đính mới được thể hiện trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tỉnh Ninh Bình đến năm 2010 đã được Thủ tướng phê duyệt; được tiếp tục thể hiện trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 (phê duyệt năm 2014) và trong điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của các cấp tỉnh, huyện (được phê duyệt trong năm 2017).
Khu núi chùa Bái Đính thuộc quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử - văn hóa Cố đô Hoa Lư được Thủ tướng phê duyệt tại quyết định số 82/2003 và quy hoạch chi tiết xây dựng khu du lịch Tràng An đã được UBND tỉnh phê duyệt. Trong đó khu vực núi chùa Bái Đính có diện tích 1.005,3 ha.
Từ năm 2006 đến năm 2012, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành 9 quyết định thu hồi diện tích gần 520 ha đất (chiếm 51,5 % so với quy hoạch được duyệt).
Tỉnh giao đất cho 3 cơ quan. Thứ nhất là Sở Thương mại - Du lịch (nay là Sở VH-TT-DL) hơn 495 ha để thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu núi chùa Bái Đính. Thứ 2 là Ban quản lý quần thể danh thắng Tràng An 18,6 ha để xây dựng cơ sở hạ tầng khu núi chùa Bái Đính. Thứ 3 là UBND huyện Gia Viễn hơn 4 ha để mở rộng khu dân cư hiện hữu.
Việc này cũng không thể hiện chế độ sử dụng đất (giao có thu tiền hay không thu tiền, hay thuê đất, không xác định thời hạn sử dụng đất); không thể hiện mục đích sử dụng từng loại đất theo quy định của luật Đất đai nên chưa đủ cơ sở để xác định diện tích phải tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, căn cứ để xác định giá đất.
Theo Bộ TN-MT, việc giao đất cho 3 đơn vị như trên để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng, xây dựng khu tâm linh là chưa thể hiện rõ đối tượng được giao đất để quản lý hay giao đất để sử dụng.
Chùa Tam Chúc: Thiếu cơ sở để tính tiền thuê đất
Bộ TN&MT cho biết khu du lịch Tam Chúc đã có quy hoạch tổng thể được UBND tỉnh Hà Nam phê duyệt từ năm 2006, điều chỉnh năm 2012 (quy mô 5.100 ha) và được Thủ tướng phê duyệt tại quyết định số 526 (quy mô 4.000 ha).
Khu này gồm nhiều khu chức năng, trong đó khu văn hóa tâm linh Tam Chúc có diện tích 1.205 ha.
Năm 2007, UBND tỉnh Hà Nam đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật khu du lịch Tam Chúc, với diện tích trên 2.042 ha, chủ đầu tư là Sở Thương mại- Du lịch. Đến năm 2008, tỉnh này chấp thuận cho DN Xây dựng Xuân Trường thực hiện dự án.
Từ năm 2006 - 2009, UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành 4 quyết định thu hồi đất và giao cho Sở Thương mại - Du lịch để phát triển khu du lịch Tam Chúc, với tổng diện tích 815,1 ha.
Từ năm 2008 - 2011, UBND tỉnh Hà Nam ban hành 2 quyết định thu hồi đất đã giao và giao toàn bộ diện tích 815,1 ha nói trên cho DN Xuân Trường để thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu du lịch Tam Chúc theo dự án được duyệt.
Bộ TN&MT cho rằng, các quyết định giao đất của tỉnh còn chưa rõ ràng về nội dung. Mục đích sử dụng chỉ thể hiện “đầu tư xây dựng khu du lịch Tam Chúc” mà không thể hiện loại đất cụ thể theo quy định tại điều 13 của luật Đất đai. Trong đó, tại quyết định số 1364 ngày 4/11/2008, tỉnh cho DN này thuê đất với diện tích hơn 500 ha, thời hạn 50 năm.
Quyết định số 1380 ngày 9/11/2011 giao hơn 300 ha đất, hình thức giao đất để quản lý và đầu tư xây dựng khu du lịch, nhưng không yêu cầu phải bàn giao lại cho Nhà nước sau khi hoàn thành xây dựng.
Đồng thời, các quyết định cũng chưa xác định được mục đích sử dụng đất cụ thể trong từng quyết định (do tại thời điểm giao đất chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng). Như vậy là không thống nhất và thiếu cơ sở để tính tiền thuê đất (nếu trong phạm vi đất cho thuê có cả các công trình tôn giáo tín ngưỡng và trong phạm vi đất giao quản lý không thu tiền có cả công trình cho mục đích kinh doanh thương mại).
Khu văn hóa tâm linh Hồ Núi Cốc: Tỉnh chưa giao đất
Về dự án đầu tư xây dựng hạ tầng Khu du lịch Hồ Núi Cốc (quy mô gần 20 ha), Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết dự án này phù hợp chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Thái Nguyên và quy hoạch phát triển Khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt lần lượt vào các năm 2011 và 2016. Đồng thời, dự án này cũng phù hợp với điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trong số 19,9 ha đất mà dự án sử dụng có 9,71 ha được quy hoạch làm đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng. Sau khi xây dựng xong công trình tôn giáo, tín ngưỡng sẽ bàn giao cho Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chính quyền địa phương để quản lý, khai thác, vận hành. Đối với diện tích 10,19 ha quy hoạch là đất kinh doanh dịch vụ thì doanh nghiệp sẽ phải thuê đất theo quy định. Giá tiền thuê đất được UBND tỉnh Thái Nguyên xác định cụ thể tại thời điểm quyết định cho Công ty Xuân Trường thuê đất.
Tuy nhiên, Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà cho hay đến nay UBND tỉnh Thái Nguyên chưa giao đất cho doanh nghiệp, do hiện nay doanh nghiệp đang hoàn thiện thiết kế dự án theo quy hoạch được duyệt, chưa có hồ sơ xin thuê đất theo quy định.
Những điểm mới trong việc thanh toán dự án BT cho Nhà đầu tư |
Hà Nội: Thanh tra toàn diện các dự án xây dựng ven hồ Đồng Mô |
Dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận tăng vốn hơn 2.800 tỷ |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.