Bị nợ lương, công nhân Công ty Dệt 19/5 Hà Nội thấp thỏm lo “mất” Tết
Người lao động - 11/01/2023 13:33 Ý YÊN - MINH ANH
Nhiều tháng nay, công nhân lao động chi nhánh Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội tại Hà Nam (đóng tại KCN Đồng Văn I, tỉnh Hà Nam) đi làm nhưng không được phía Công ty trả lương.
Cụ thể, từ tháng 7/2022 đến nay, công ty nợ lương công nhân làm trực tiếp tại các nhà máy dệt, sợi. Tình trạng tồi tệ hơn đối với những nhân viên phòng Hành chính tổng hợp, khi họ bị nợ tới 7 tháng lương.
Đại diện người lao động Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội cho biết đã làm đơn kiến nghị rất nhiều lần, yêu cầu doanh nghiệp phải có trách nhiệm trả lương, đảm bảo quyền lợi cho người lao động nhưng lãnh đạo chỉ hứa hẹn, đưa ra phương án nhưng không thực hiện dứt điểm.
Quá bức xúc, đầu tháng 11/2022, nhóm công nhân tại Nhà máy Dệt đã căng băng rôn trước cổng công ty để đòi quyền lợi. Ông Đỗ Văn Minh - Tổng giám đốc Công ty ngay sau đó tổ chức buổi làm việc với người lao động. Tham dự buổi này còn có đại diện Ban quản lý các KCN tỉnh Hà Nam, Phòng An ninh kinh tế, Công an tỉnh Hà Nam, tổ chức Công đoàn…
Nhóm công nhân căng băng rôn yêu cầu Tổng giám đốc Công ty CP Dệt 19/5 trả quyền lợi cho người lao động vào ngày 3/1/2023 tại Hà Nội. Ảnh: CNCC |
Trong văn bản gửi Ban quản lý các KCN tỉnh Hà Nam ký ngày 3/11/2022, ông Đỗ Văn Minh - Tổng giám đốc Công ty cho biết việc chậm trả lương vì lý do bất khả kháng, do ảnh hưởng của dịch bệnh, chiến sự Nga – Ukraina kéo dài, công ty không có việc làm, chi phí cố định tăng, không có vốn để sản xuất, dẫn đến lỗ nhiều...
Vị lãnh đạo công ty đưa ra lộ trình trong nửa đầu tháng 11/2022 sẽ thanh toán lương tháng 7, chia làm hai lần. Còn số tiền nợ lương từ tháng 8 đến tháng 11/2022 sẽ được trả trong cuối tháng 11 và tháng 12/2022.
Vậy nhưng, chị Lê Thị Hiền, Chủ tịch Công đoàn Nhà máy Dệt nói rằng: "Chúng tôi đã nhiều lần liên hệ với Tổng giám đốc Công ty, yêu cầu thực hiện cam kết trả lương cho người lao động theo đúng lộ trình nhưng nhận lại là sự im lặng. Chiều ngày 3/1/2023, anh chị em công nhân từ Hà Nam đã phải lên tận Tổng Công ty Dệt 19/5 ở Hà Nội để đòi quyền lợi".
Cũng theo chị Hiền, hiện nay đời sống công nhân lao động của Công ty cực kỳ khó khăn, trong khi Tết sắp đến, nhiều khoản phải chi tiêu. Đại diện người lao động đã làm đơn kêu cứu gửi đến các cơ quan chức năng mong sớm được giải quyết quyền lợi về lương.
Trao đổi với PV Tạp chí Lao động và Công đoàn, nhiều công nhân Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội tại Hà Nam cho biết đều là những lao động có thâm niên, có người gắn bó gần 20 năm. Nhưng hiện tại, việc ít, lương bị nợ, nhiều người phải bươn chải tìm công việc mới để trang trải cuộc sống hàng ngày, lo cho gia đình. Có những lao động lớn tuổi gặp khó khăn khi tìm công việc mới.
Nữ công nhân Đinh Thị Vân cho biết, hai vợ chồng chị gắn bó với công ty từ những năm 2006, 2007. Tình trạng nợ lương hiện tại, chồng chị phải tìm công việc thời vụ với mức thu nhập 200-300 nghìn đồng/ngày để lo cho gia đình. Riêng chị, từ tháng 10/2022 nghỉ sinh cháu thứ ba, song đang hoang mang không biết chế độ quyền lợi thai sản có được giải quyết, bởi công ty đang nợ bảo hiểm xã hội hơn chục tỷ đồng.
Cùng chung nỗi lo như chị Vân, chị Nguyễn Thị Quynh hiện đang mang thai 7 tháng cũng đang từng ngày mong ngóng Công ty trả nợ lương để trang trải dịp Tết. Chị nói rằng cuộc sống gia đình vất vả, chồng chị trước đây làm cùng Công ty nhưng buộc phải nghỉ để tìm việc khác lo cho gia đình.
Trao đổi với PV Tạp chí Lao động và Công đoàn qua điện thoại, ông Lê Liêm, Giám đốc Nhà máy Dệt Hà Nam, thuộc chi nhánh Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội, cho biết lộ trình phía Công ty đưa ra không chính xác, không giải quyết quyền lợi cho người lao động. Được biết, Công ty còn nợ lương người lao động tại Nhà máy Dệt Hà Nam gần 1 tỷ đồng.
Đồng chí Hoàng Thị Thu Hồng – Phó Chủ tịch Công đoàn Dệt May Hà Nội cho biết, đơn vị đã có buổi làm việc với Công ty để tìm ra biện pháp tháo gỡ khó khăn, đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Công đoàn Dệt May Hà Nội cũng thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở Công ty thực hiện lộ trình như đã cam kết song việc nợ lương vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.
Trước những khó khăn người lao động đang gặp phải, Công đoàn Dệt May Hà Nội đã báo cáo LĐLĐ TP Hà Nội và thống nhất mức hỗ trợ 1 triệu đồng/ người để ăn Tết, sắp tới sẽ trao cho người lao động.
Đồng chí Hoàng Thị Thu Hồng nói rằng đây chỉ là giải pháp tạm thời, cần nhất vẫn là phương án giải quyết dứt điểm từ phía công ty. “Đó cũng là niềm mong mỏi lớn nhất của người lao động vào lúc này”, Phó Chủ tịch Công đoàn Dệt May Hà Nội chia sẻ.
Theo BHXH thị xã Duy Tiên (tỉnh Hà Nam), Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội tại Hà Nam đang đăng ký tham gia đóng bảo hiểm cho 190 lao động. Tuy nhiên, phía Công ty không thực hiện trách nhiệm đóng BHXH cho người lao động theo đúng quy định pháp luật. Số tiền nợ BHXH hiện nay trên 12 tỷ đồng. Mặc dù lãnh đạo Công ty cam kết trong tháng 12/2022 sẽ đóng bù BHXH năm 2019 và năm 2020 cho người lao động, tiếp đến trong năm 2023 sẽ đóng BHXH các năm 2021-2022 nhưng đến hiện tại, phía Công ty chưa thực hiện theo cam kết. |
Kịp thời chia sẻ khó khăn với đoàn viên, NLĐ thiếu việc làm, bị nợ lương Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dịp cuối năm có nhiều biến động, một số doanh nghiệp phải bị cắt giảm ... |
Công nhân bị giảm giờ làm: Năm đầu tiên không có quà Tết cho gia đình Gần hết năm, thu nhập giảm gần nửa do không được tăng ca khiến chị Trần Thị Nghĩa - công nhân của công ty về ... |
Thừa Thiên Huế: 7 công nhân bị nợ lương nhiều tháng với số tiền gần 500 triệu đồng Nhiều người là công nhân, nhà cung cấp vật liệu đã tập trung tại công trường của công trình xây dựng trụ sở mới của ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
Đời sống - 09/11/2024 16:41
Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo
Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…
Người lao động - 06/11/2024 19:48
Lao động nhập cư và làn sóng “bỏ phố về quê”
Nhiều năm gần đây, người lao động nhập cư ở nhiều thành phố, đô thị lớn dần có xu hướng quay trở về quê hương làm việc. Có nhiều yếu tố tác động đến quyết định này, trong số đó là quan điểm “muốn về gần nhà” và sự thay đổi trong chính sách thu hút nhân lực của các địa phương.
- Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
- Mang những phúc lợi thiết thực cho đoàn viên, người lao động
- Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
- Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
- Cơ hội hiếm có từ dự án Top 1 khu Đông TP HCM khi căn hộ dưới 3 tỷ đồng dần biến mất