“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 4: Công nhân chịu thiệt đến bao giờ?

Phóng sự điều tra - Nhóm Phóng viên

Việc doanh nghiệp phối hợp với ngân hàng phát hành thẻ ATM cho công nhân diễn ra phổ biến. Mỗi khi nhảy việc, công nhân lại được yêu cầu sử dụng thẻ mới đồng bộ với công ty, do đó họ phải gánh thêm những khoản phí cho những chiếc thẻ cũ...

"Oằn mình” gánh... thẻ

Chị Bùi Thị Trúc, Công ty Cổ phần Cắt may Sofa Hoa Sen (Khu công nghiệp Long Đức, TP. Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh) hiện có 5 chiếc thẻ ATM, trong đó có 2 thẻ không sử dụng.

Như nhiều chủ thẻ khác, khi “bỏ không”, chị Trúc vẫn nghĩ là những chiếc thẻ không dùng này sẽ không tốn phí, nhưng thực tế chúng vẫn bị thu phí thường niên, trừ vào số dư tài khoản cho đến hết, việc có “âm nợ” hay không, chị Trúc chưa rõ. Chị Trúc đề nghị: “Nếu có trừ phí với loại thẻ không sử dụng, ngân hàng phải chủ động thông tin cho khách hàng; ngân hàng phải đưa ra giải pháp, phương án trước khi trừ phí”.

Bài 4: Công nhân chịu thiệt đến bao giờ?
Công nhân nêu ý kiến đề xuất với tổ chức phát hành thẻ về việc quản lý, sử dụng thẻ ngân hàng. Ảnh: T.C.C

Đồng nghiệp của chị Trúc là chị Mai Thị Trúc Dương, là người hiện có đến 4 thẻ ATM. Khi được hỏi chị Dương cũng bày tỏ là không biết xử lý thế nào cho thỏa đáng 3/4 chiếc thẻ ATM mà chị đang không sử dụng.

Cũng tại Công ty Sofa Hoa Sen, có nhiều công nhân khác có 3 - 4 thẻ ATM, trong đó nhu cầu sử dụng chỉ có 1 - 2 thẻ. Như chị Trần Tố Quyên có 3/4 thẻ ATM không dùng; anh Thạch Song có 2/4 thẻ ATM không dùng; chị Nguyễn Thị Tuyết Anh có 1/4 thẻ ATM không dùng...

Bài 4: Công nhân chịu thiệt đến bao giờ?

Chị Nguyễn Thị Kiều Oanh, công nhân Công ty TNHH Anh Em Ca Cao Việt Nam, người có 3/5 thẻ ATM không dùng nhưng chịu thiệt thòi khi bị thu phí. Ảnh: Đình Toàn

Ở miền Trung, chị Nguyễn Thị Kiều Oanh, công nhân Công ty TNHH Anh Em Ca Cao Việt Nam (Đà Nẵng) có đến 5 chiếc thẻ ATM, trong đó hiện chỉ sử dụng 2 thẻ, còn 3 thẻ “bỏ không”.

“Hồi trước làm cho Công ty Bà Nà Hill (Đà Nẵng) thì tôi được làm và phát cho thẻ ATM của TPBank. Cách nay khoảng 4 năm tôi không dùng tài khoản này nữa. Khi ấy trong tài khoản còn khoảng 300 ngàn đồng. Tôi không dùng nhưng không hủy thẻ nên họ trừ dần phí (phí thường niên và phí SMS), hết tiền trong tài khoản không còn để trừ nữa thì họ khóa thẻ luôn. Ngoài ra, tôi cũng có một thẻ của BIDV, do mất mật khẩu nên tôi cũng đã ngừng sử dụng lâu rồi. Khi ngừng sử dụng tài khoản còn hơn 50 ngàn đồng sau đó bị trừ hết", chị Oanh kể.

Chị Vũ Thị Phương, công nhân Công ty TNHH SWCC Showa (KCN Bắc Thăng Long, Hà Nội) kể rằng đến nay chị có 4 cái thẻ ATM của Vietinbank (Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam), Vietcombank (Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam), Agribank (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam) và Techcombank (Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam).

Hiện chị Phương chỉ dùng thẻ ATM của Techcombank để nhận lương hằng tháng, 3 thẻ kia chị đã không dùng từ lâu. Các thẻ không dùng, hiện chị Phương chưa biết có bị âm nợ hay không, nhưng trong đó có một thẻ của một ngân hàng, khi chị Phương chuyển tiền vào phát sinh giao dịch sau 9 tháng ngừng sử dụng, thì bị trừ phí một lúc 9 tháng. “Thấy bị trừ như vậy, tôi chán, không dùng nữa”, chị Phương nói.

Dễ “khai sinh” nhưng khó “khai tử”

Có một thực trạng phổ biến tồn tại bao năm qua của những chiếc thẻ ATM (cách gọi phổ biến về thẻ giao dịch, rút tiền tự động đối với thẻ ghi nợ nội địa – Debit Card) là chúng ra đời đại trà, hàng loạt trong các doanh nghiệp lớn, khu công nghiệp, khu chế xuất đông công nhân, người lao động.

Bài 4: Công nhân chịu thiệt đến bao giờ?
Sau khi nhận thẻ ngân hàng, công nhân hầu như không có nhiều thông tin tư vấn về quản lý, trả phí nếu không có nhu cầu sử dụng. Ảnh: N.Q.L

“Ngân hàng thông tin rõ cho người dùng biết các loại phí để người dùng biết để quyết định lựa chọn phù hợp”, chị Mai Thị Trúc Dương đề xuất. Câu nói này của nữ công nhân Công ty Sofa Hoa Sen (Trà Vinh) cho thấy một thực trạng phổ biến là ngay cả chủ thẻ cũng không biết khoản phí, mức phí mà ngân hàng thu từ việc quản lý thẻ là như thế nào.

Điều chị Dương nói cho thấy sự tồn tại trong công tác phát hành thẻ, sự thụ động tiếp nhận thẻ của công nhân khi mà họ không nắm rõ phí, nhưng vẫn mở tài khoản - nhận thẻ ATM. Họ sử dụng thẻ như một sự mặc nhiên, rồi đến khi dôi dư không dùng, họ cũng không biết mình bị trừ phí ra sao, hủy thẻ, khóa thẻ thế nào.

“Việc không dùng thẻ nữa và chủ thẻ không liên hệ ngân hàng, hoặc không nhận được thông báo gì từ ngân hàng sau khi ngừng sử dụng thẻ một thời gian là tình trạng phổ biến của công nhân chúng tôi. Điều này cũng khiến việc trừ tiền hay dư nợ đều không được biết”, chị Nguyễn Thị Kiều Oanh, công nhân Công ty TNHH Anh Em Ca Cao Việt Nam, chia sẻ.

Chị Trúc, hay chị Oanh và nhiều công nhân khác khi đều cho biết thủ tục phát hành thẻ ATM theo kiểu đại trà. Họ thiếu sự tư vấn cặn kẽ về các loại phí trong quá trình sử dụng hoặc sau khi ngưng sử dụng. “Đại diện công ty, hoặc phía ngân hàng phát cho tờ giấy, biểu mẫu rồi công nhân điền vào, nhận thẻ sử dụng. Thế thôi”, chị Oanh kể.

Tình trạng nói trên diễn ra bất chấp công nhân, người lao động đã có bao nhiêu thẻ của các ngân hàng khác. Hệ lụy là người lao động vốn chẳng giàu có gì, lại dư ra những chiếc thẻ ngân hàng và phải chịu thêm phí thường niên, thậm chí một số loại phí khác. Kiểu khai sinh “tập thể” này khiến biết bao công nhân mỗi lần nhảy việc là một lần dư thẻ, rồi trở thành những “con nợ” bất đắc dĩ.

Anh Phạm Quang K. (sinh năm 1987), công nhân Công ty Young Tech Việt Nam (Hải Dương), cho biết thêm hiện nay anh dùng thẻ 5 ATM của Vietcombank, BIDV (Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam), MB, Agribank, Vietinbank, trong đó có 3 thẻ của MB (Ngân hàng Quân đội), Agribank và Vietinbank thường xuyên không sử dụng, 2 thẻ ít sử dụng.

“Khi làm thẻ ngân hàng thì công ty họ làm cho, rồi họ phát cho tờ giấy, chỉ việc ký nhận thẻ thôi. Mình không trực tiếp làm. Mỗi lần chuyển công ty, thẻ ATM công ty cũ không dùng đến, cứ vứt đấy thôi. Khi làm thẻ, tôi không được tư vấn phí dịch vụ hàng tháng, vì tôi làm qua trung gian là công ty.”, anh K. nói.

Mời đón đọc bài 5: Công nhân yêu cầu ngân hàng minh bạch, rạch ròi

"Bẫy nợ" thẻ ngân hàng - Bài 1: Công nhân vướng nợ xấu gần chục năm mà không biết

Nhận thông báo về khoản nợ vay quá hạn tới hơn 7,5 triệu đồng từ một ngân hàng, chị X. lo lắng, suy sụp…

“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 2: Những chiếc thẻ ngân hàng làm công nhân khốn khổ “Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 2: Những chiếc thẻ ngân hàng làm công nhân khốn khổ

Mỗi lần nhảy việc, công nhân sở hữu thêm một thẻ ATM. Thẻ cũ không dùng vẫn bị thu phí, dẫn đến nhiều hệ lụy, ...

“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 3: Trên 60% công nhân dùng từ 2 thẻ ATM trở lên “Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 3: Trên 60% công nhân dùng từ 2 thẻ ATM trở lên

Tạp chí Lao động và Công đoàn đã tiến hành khảo sát việc sử dụng thẻ ATM qua 500 công nhân trong các khu công ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 7: Mọi lợi ích thu được từ khách hàng phải hợp pháp và minh bạch

Pháp luật lao động -

“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 7: Mọi lợi ích thu được từ khách hàng phải hợp pháp và minh bạch

“Trong một môi trường cạnh tranh như hiện nay, tôi cho rằng các ngân hàng cần phải nâng cao hơn nữa tiêu chuẩn cao về đạo đức kinh doanh để đảm bảo rằng mọi lợi ích thu được từ khách hàng đều hợp pháp và minh bạch”, ThS.Luật sư Nguyễn Thị Minh Anh - Công ty Luật TNHH Việt Kim (Hà Nội), chia sẻ.

“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 6: Ý kiến của cán bộ công đoàn

Phóng sự điều tra -

“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 6: Ý kiến của cán bộ công đoàn

Trước tình trạng nhiều công nhân, người lao động trở thành “con nợ” bất đắc dĩ của những chiếc thẻ ngân hàng, một số cán bộ, lãnh đạo tổ chức Công đoàn đã lên tiếng, chia sẻ thêm những thông tin, lời khuyên dành cho công nhân.

“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 5:​​​​​​​ Ngân hàng cần minh bạch, rạch ròi

Pháp luật lao động -

“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 5:​​​​​​​ Ngân hàng cần minh bạch, rạch ròi

Trước thực trạng trở thành những con nợ bất đắc dĩ bởi những chiếc thẻ không sử dụng, nhiều công nhân đề nghị nhà phát hành thẻ, các ngân hàng cần có biện pháp quản lý phù hợp, minh bạch, rạch ròi, nhất là liên quan các khoản phí sau khi chủ thẻ ngừng sử dụng thẻ.

Cà phê tối: Mệnh giá của lòng tốt Video

Cà phê tối: Mệnh giá của lòng tốt

Trường tiểu học Lê Quý Đôn (Gò Vấp, TP.HCM) vừa phát giấy khen cho các học sinh ủng hộ đồng bào lũ lụt với số tiền là trên 100 ngàn đồng. Những em còn lại sẽ nhận được thư khen của cô giáo chủ nhiệm lớp.

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025 Tôi công nhân

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 có thể kéo dài 9 ngày, từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức 25/1-2/2/2025).

Talk Công đoàn: Hoạt động ít cũng được nhưng phải “chất” Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Hoạt động ít cũng được nhưng phải “chất”

Đồng chí Quách Tấn Công, Trưởng ban Tuyên giáo - Nữ công LĐLĐ tỉnh Phú Thọ chia sẻ về những hoạt động công đoàn có sức lan tỏa mạnh mẽ nhờ công tác truyền thông hiệu quả.

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Infographic

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam thống nhất phối hợp thực hiện 5 nội dung chính giai đoạn 2024 - 2030 với các nội dung sau:
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Nhận tiền quyên góp nhưng không chuyển cho người dân vùng lũ sẽ bị xử lý thế nào? Video

Nhận tiền quyên góp nhưng không chuyển cho người dân vùng lũ sẽ bị xử lý thế nào?

Trường hợp các tổ chức, cá nhân kêu gọi, tiếp nhận tiền của người khác để ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng do bão số 3 và lũ lụt sau bão, nhưng không chuyển hoặc chuyển không đủ số tiền đó vào tài khoản của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thì tùy tính chất và mức độ của hành vi mà cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử lý vi phạm hành chính.

Đọc thêm

“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 3: Trên 60% công nhân dùng từ 2 thẻ ATM trở lên

Pháp luật lao động -

“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 3: Trên 60% công nhân dùng từ 2 thẻ ATM trở lên

Tạp chí Lao động và Công đoàn đã tiến hành khảo sát việc sử dụng thẻ ATM qua 500 công nhân trong các khu công nghiệp lớn của cả nước. Số lượng những chiếc thẻ ngân hàng “ngủ đông” khiến nhiều người giật mình.

“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 2: Những chiếc thẻ ngân hàng làm công nhân khốn khổ

Phóng sự điều tra -

“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 2: Những chiếc thẻ ngân hàng làm công nhân khốn khổ

Mỗi lần nhảy việc, công nhân sở hữu thêm một thẻ ATM. Thẻ cũ không dùng vẫn bị thu phí, dẫn đến nhiều hệ lụy, làm khốn khó thêm cho đời sống công nhân.

"Bẫy nợ" thẻ ngân hàng - Bài 1: Công nhân vướng nợ xấu gần chục năm mà không biết

Pháp luật lao động -

"Bẫy nợ" thẻ ngân hàng - Bài 1: Công nhân vướng nợ xấu gần chục năm mà không biết

Nhận thông báo về khoản nợ vay quá hạn tới hơn 7,5 triệu đồng từ một ngân hàng, chị X. lo lắng, suy sụp…

Công ty CP Môi trường xanh Friendly nợ lương người lao động, phớt lờ chỉ đạo của chính quyền

Phóng sự điều tra -

Công ty CP Môi trường xanh Friendly nợ lương người lao động, phớt lờ chỉ đạo của chính quyền

Mặc dù đã có chỉ đạo của UBND thành phố Bảo Lộc, Công ty Cổ phần Môi trường xanh Friendly - đơn vị đầu tư vận hành Nhà máy xử lý rác thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) vẫn phớt lờ, chưa trả tiền nợ lương người lao động làm việc tại đây.

Lâm Đồng: Công ty CP Môi trường xanh Friendly vẫn chây ì khoản nợ lương công nhân

Pháp luật lao động -

Lâm Đồng: Công ty CP Môi trường xanh Friendly vẫn chây ì khoản nợ lương công nhân

Đến nay, Công ty Cổ phần Môi trường Xanh Friendly - đơn vị đầu tư vận hành Nhà máy xử lý rác thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) vẫn không trả tiền nợ lương đối với người lao động làm việc tại đây.

Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”

Phóng sự điều tra -

Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”

Trước thực trạng khách hàng mất tiền oan và nguy cơ hiện hữu hóa thành “con nợ” của ngân hàng từ những chiếc thẻ ngân hàng không sử dụng, thậm chí thiếu thông tin tư vấn minh bạch, nữ công nhân ở Hải Dương gánh khoản nợ hơn 7,5 triệu đồng từ chiếc thẻ tín dụng được tặng mà chị không sử dụng trong 9 năm, luật sư Lương Minh Tuấn, Công ty Luật TNHH Năng & Partner, đã có những chia sẻ với Tạp chí Lao động và Công đoàn. Cùng với đó đồng chí Hà Sỹ Đồng, Đại biểu Quốc hội (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị) cũng nêu lên một số ý kiến chung quanh vấn đề này.

Bài 7: Cần hành lang pháp lý chung để quản lý thẻ ngân hàng “ngủ đông”

Phóng sự điều tra -

Bài 7: Cần hành lang pháp lý chung để quản lý thẻ ngân hàng “ngủ đông”

Đó là một trong những ý kiến của bà Nguyễn Hồng Thanh, Trưởng Tiểu ban Chính sách của Chi hội Thẻ ngân hàng Việt Nam (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) về quy trình quản lý, phát hành thẻ ngân hàng của các ngân hàng thương mại hiện nay. Quan điểm này cũng được đại diện Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) nêu lên trong cuộc trao đổi với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn xung quanh vấn đề phát hành, quản lý, vận hành thẻ ngân hàng hiện nay.

Từ vụ “thần dược” Lipixgo: Nhức nhối nạn thổi phồng công dụng thực phẩm chức năng, lừa người tiêu dùng

Phóng sự điều tra -

Từ vụ “thần dược” Lipixgo: Nhức nhối nạn thổi phồng công dụng thực phẩm chức năng, lừa người tiêu dùng

Bất chấp nỗ lực của các cơ quan quản lý và cảnh báo từ chuyên gia y tế, nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng vẫn được quảng cáo với công dụng "thần kỳ", đánh lừa người tiêu dùng. Tình trạng này không chỉ làm tổn hại đến sức khỏe và tài chính của người dân mà còn làm mất uy tín của ngành thực phẩm chức năng.

Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 3: Tội quảng cáo gian dối có thể bị xử lý hình sự

Pháp luật lao động -

Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 3: Tội quảng cáo gian dối có thể bị xử lý hình sự

Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch khẳng định rằng đường link quảng cáo sản phẩm Lipixgo đã vi phạm nhiều quy định pháp luật, không chỉ về quảng cáo. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân bị lừa dối bởi quảng cáo sai sự thật, có quyền tố cáo hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại thực tế xảy ra bởi nguyên nhân quảng cáo sai sự thật.

Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 2: Những cuộc gọi thúc giục chốt đơn

Pháp luật lao động -

Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 2: Những cuộc gọi thúc giục chốt đơn

Đường link quảng cáo về loại “thuốc Lipixgo" lặng lẽ được lan truyền trên mạng xã hội, cho biết không thể tìm thấy sản phẩm này tại các hiệu thuốc. Cũng tại đây, người ta tạo một mẫu đơn hàng đặc biệt với chương trình ưu đãi tới 50% nhằm kích thích người mua.