Thứ ba 26/09/2023 22:47
dai-hoi-cong-doan-cac-cap-nhiem-ky-2023-2028

Bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc: Người sử dụng lao động có trách nhiệm thế nào?

Phóng sự điều tra - HOÀNG LINH

Bạn Nguyễn Thị Giang (Quế Võ - Bắc Ninh): Tôi hiện là công nhân công ty sản xuất bao bì, tôi thấy, công ty thường xuyên kiểm tra các quy định về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và định kỳ hằng năm đều mở các lớp tuyên truyền, tập huấn về an toàn lao động cho công nhân chúng tôi. Vậy, xin hỏi để bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc thì trách nhiệm cụ thể của người sử dụng lao động (NSDLĐ) là như thế nào? Ngược lại, công nhân lao động như tôi thì có trách nhiệm gì trong ATVSLĐ tại công ty?
Bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc: Người sử dụng lao động có trách nhiệm thế nào?
Người sử dụng lao động phải trang bị đầy đủ cho người lao động các phương tiện bảo vệ cá nhân khi thực hiện công việc. Trong ảnh: Công nhân chế tạo cơ khí Công ty CP TOMECO An Khang (TP. Hà Nội). Ảnh: P. Thủy.

Trả lời: Tại Điều 16, Luật ATVSLĐ số 84/2015/QH13, ngày 25/6/2015 đã quy định rất cụ thể về trách nhiệm của NSDLĐ trong việc bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc:

“1. Bảo đảm nơi làm việc phải đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và định kỳ kiểm tra, đo lường các yếu tố đó; bảo đảm có đủ buồng tắm, buồng vệ sinhphù hợp tại nơi làm việc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

2. Bảo đảm máy, thiết bị, vật tư, chất được sử dụng, vận hành, bảo trì, bảo quản tại nơi làm việc theo quy chuẩn kỹ thuật về ATVSLĐ, hoặc đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật về ATVSLĐ đã được công bố, áp dụng và theo nội quy, quy trình bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc.

3. Trang cấp đầy đủ cho người lao động các phương tiện bảo vệ cá nhân khi thực hiện công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; trang bị các thiết bị ATVSLĐ tại nơi làm việc.

4. Hằng năm hoặc khi cần thiết, tổ chức kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc để tiến hành các biện pháp về công nghệ, kỹ thuật nhằm loại trừ, giảm thiểu yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.

5. Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, vật tư, chất, nhà xưởng, kho tàng.

6. Phải có biển cảnh báo, bảng chỉ dẫn bằng tiếng Việt và ngôn ngữ phổ biến của người lao động về ATVSLĐ đối với máy, thiết bị, vật tư và chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ tại nơi làm việc, nơi lưu giữ, bảo quản, sử dụng và đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy.

7. Tuyên truyền, phổ biến hoặc huấn luyện cho người lao động quy định, nội quy, quy trình về ATVSLĐ, biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.

8. Xây dựng, ban hành kế hoạch xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc; tổ chức xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp, lực lượng ứng cứu và báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ hoặc khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất ATVSLĐ tại nơi làm việc vượt ra khỏi khả năng kiểm soát của NSDLĐ”.

Bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc: Người sử dụng lao động có trách nhiệm thế nào?
Người lao động phải tham gia huấn luyện ATVSLĐ trước khi sử dụng các máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt. Trong ảnh: Tập huấn ATVSLĐ cho công nhân Công ty TNHH Bao bì Sunny Việt Nam (Bắc Giang). Ảnh: Văn Hòa.

Đối với người lao động trong việc bảo đảm ATVSLĐ: Cũng theo Luật ATVSLĐ năm 2015, Điều 17 cho thấy:

“Điều 17. Trách nhiệm của người lao động trong việc bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc

1. Chấp hành quy định, nội quy, quy trình, yêu cầu về ATVSLĐ của NSDLĐ hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.

2. Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức, kỹ năng về các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc; sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp, các thiết bị ATVSLĐ tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện các công việc, nhiệm vụ được giao.

3. Phải tham gia huấn luyện ATVSLĐ trước khi sử dụng các máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ.

4. Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp gây mất ATVSLĐ, hành vi vi phạm quy định ATVSLĐ tại nơi làm việc; báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi biết tai nạn lao động, sự cố hoặc phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; chủ động tham gia ứng cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của NSDLĐ hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền”.

Tóm lại, tại Điều 16 và 17 của Luật ATVSLĐ đã quy định 08 trách nhiệm với NSDLĐ và 04 trách nhiệm đối với người lao động trong việc bảo đảm ATVSLĐ nơi làm việc. Do vậy, bạn có thể thấy trách nhiệm rất chi tiết cho từng đối tượng trong công tác ATVSLĐ.

Bạn Ngô Minh Huy (Quảng Ninh) hỏi: Bộ Y tế đã ban hành danh mục các bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH, xin Tạp chí cho biết danh mục cụ thể?

Trả lời: Căn cứ vào Thông tư số 15/2016/TT-BYT của Bộ Y tế, ngày 15/5/2016 quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội như sau:

1. Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp.

2. Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp.

3. Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp.

4. Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp.

5. Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp.

6. Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp.

7. Bệnh hen nghề nghiệp.

8. Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp.

9. Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng.

10. Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp.

11. Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp.

12. Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp.

13. Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp.

14. Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp.

15. Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp.

Bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc: Người sử dụng lao động có trách nhiệm thế nào?
Bác sĩ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh đo chức năng hô hấp cho công nhân lao động. Ảnh: Thanh Hằng.

16. Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp.

17. Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp.

18. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn.

19. Bệnh giảm áp nghề nghiệp.

20. Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân.

21. Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ.

22. Bệnh phóng xạ nghề nghiệp.

23. Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp.

24. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp.

25. Bệnh sạm da nghề nghiệp.

26. Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm.

27. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài.

28. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su.

29. Bệnh Leptospira nghề nghiệp.

30. Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp.

31. Bệnh lao nghề nghiệp.

32. Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

33. Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp.

34. Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp.

Như vậy, hiện có 34 bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội, người lao động cần nắm rõ để làm các thủ tục hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo đúng quy định.

Không tổ chức đối thoại định kỳ và hội nghị người lao động sẽ bị xử phạt thế nào? Không tổ chức đối thoại định kỳ và hội nghị người lao động sẽ bị xử phạt thế nào?

Đây là câu hỏi của một người lao động đến từ Nghệ An. Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động LĐLĐ tỉnh ...

Trạm Y tế xã, phường có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH Trạm Y tế xã, phường có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH

Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có công văn hướng dẫn, yêu cầu Trạm Y tế xã, phường, thị trấn có trách nhiệm ...

Thời gian nghỉ phép năm của người lao động được tính như thế nào? Thời gian nghỉ phép năm của người lao động được tính như thế nào?

Bạn Trần Hữu Khoa (Thái Nguyên) hỏi: Xin Tạp chí cho biết, theo quy định mới của Bộ luật Lao động thì thời gian nghỉ ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Khẩn trương kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân trong vụ học sinh bị làm công nhân

Phóng sự điều tra -

Khẩn trương kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân trong vụ học sinh bị làm công nhân

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh Thanh Hóa đề nghị Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn khẩn trương thực hiện kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan trong việc đưa học sinh đi thực hành, thực tập.

Vụ học sinh bị làm công nhân: Doanh nghiệp nhận sai khi quá tin đối tác cung ứng

Phóng sự điều tra -

Vụ học sinh bị làm công nhân: Doanh nghiệp nhận sai khi quá tin đối tác cung ứng

Công ty TNHH Hatech Vina (Thái Nguyên) phát hiện có 31 người lao động là học sinh Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn từng làm việc tại doanh nghiệp thông qua một đơn vị chuyên cho thuê lại lao động.

Đại diện Công ty Haprosimex vắng mặt trong buổi hòa giải

Phóng sự điều tra -

Đại diện Công ty Haprosimex vắng mặt trong buổi hòa giải

Phòng LĐ-TB&XH quận Hoàn Kiếm ghi nhận buổi hòa giải giữa đại diện người lao động và Công ty Haprosimex ngày 29/8 không thực hiện được và sẽ có văn bản lần thứ hai gửi tới các bên để tiếp tục hòa giải tranh chấp lao động.

Vụ học sinh bị làm công nhân: UBND tỉnh Thanh Hoá chỉ đạo khẩn

Phóng sự điều tra -

Vụ học sinh bị làm công nhân: UBND tỉnh Thanh Hoá chỉ đạo khẩn

Lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hoá vừa chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan vụ việc Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn đưa học sinh làm công nhân.

Vụ học sinh bị làm công nhân: Tổng cục  Giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm báo cáo

Phóng sự điều tra -

Vụ học sinh bị làm công nhân: Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm báo cáo

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB & XH) sẽ tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra thông tin vụ học sinh thực tập làm công nhân theo phản ánh của Tạp chí Lao động và Công đoàn, trước khi báo cáo Bộ LĐ-TB&XH.

Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hoá: “Tôi khẳng định nhà trường đã sai”

Phóng sự điều tra -

Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hoá: “Tôi khẳng định nhà trường đã sai”

Liên quan vụ việc học sinh thực tập làm công nhân xảy ra tại Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn, lãnh đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh Thanh Hoá khẳng định nhà trường đã sai.

Talk Công đoàn: Để bất kỳ ai cũng tiếp cận được các học liệu về an toàn lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Để bất kỳ ai cũng tiếp cận được các học liệu về an toàn lao động

Đồng chí Nguyễn Anh Thơ – Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh Lao động tham gia Talk Công đoàn chia sẻ về vấn đề an toàn và vệ sinh lao động.
Mất việc tuổi trung niên, NLĐ nên rút BHXH 1 lần hay chờ lương hưu? Tôi công nhân

Mất việc tuổi trung niên, NLĐ nên rút BHXH 1 lần hay chờ lương hưu?

Mất việc tuổi trung nên, NLĐ nên rút BHXH 1 lần hay chờ lương hưu?
Những dấu ấn nổi bật của Công đoàn tỉnh Quảng Bình trong nhiệm kỳ 2018 - 2023 Infographic

Những dấu ấn nổi bật của Công đoàn tỉnh Quảng Bình trong nhiệm kỳ 2018 - 2023

Trong nhiệm kỳ 2018 - 2023, Công đoàn tỉnh Quảng Bình đã có nhiều đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động theo hướng thiết thực, hiệu quả với phương châm “Hướng mạnh về cơ sở, tất cả vì đoàn viên, người lao động”, để lại nhiều dấu ấn nổi bật trong công
Tiếp thêm Oxy cho công nhân bị bụi phổi TikTok vui

Tiếp thêm Oxy cho công nhân bị bụi phổi

Chị Hương vui mừng thông báo: Gia đình nhận được 14 triệu đồng do các nhà hảo tâm quyên góp sau khi đọc phóng sự “Thợ đá Châu Tiến – bao nhiêu Oxy cũng không đủ” trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn.
Muôn nẻo yêu thương số 9: Phương pháp khơi dậy hứng thú học tập cho con Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 9: Phương pháp khơi dậy hứng thú học tập cho con

Làm thế nào để với áp lực bài vở và điểm số, các con vẫn có được niềm vui và hứng thú trong học tập. Cùng các khách mời trong Muôn nẻo yêu thương số 9 bàn về chủ đề Phương pháp khơi dậy hứng thú học tập cho con.

Đọc thêm

Vạch trần thủ đoạn ép học sinh khai khống tuổi để đưa vào nhà máy hòng trục lợi

Phóng sự điều tra -

Vạch trần thủ đoạn ép học sinh khai khống tuổi để đưa vào nhà máy hòng trục lợi

Làm thế nào các cháu học sinh 16 tuổi vẫn có thể vào làm việc tại nhiều công ty lớn và tăng ca, làm đêm như… người lớn mà không bị phát hiện? Đi tìm câu trả lời đó, chúng tôi phát hiện những thủ đoạn hết sức tinh vi.

Vụ học sinh bị làm công nhân: “Cảm ơn Tạp chí LĐ&CĐ phát hiện, phản ánh kịp thời”

Phóng sự điều tra -

Vụ học sinh bị làm công nhân: “Cảm ơn Tạp chí LĐ&CĐ phát hiện, phản ánh kịp thời”

Để làm rõ các nội dung Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn phản ánh trong loạt phóng sự điều tra “Học sinh thực tập làm công nhân”, dự kiến chiều mai (28/8), Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh Thanh Hoá tổ chức buổi làm việc với các bên liên quan.

Độc giả lên tiếng về tình trạng học sinh đi thực tập bị bóc lột sức lao động

Phóng sự điều tra -

Độc giả lên tiếng về tình trạng học sinh đi thực tập bị bóc lột sức lao động

Rất nhiều độc giả đồng tình và phản ánh tình trạng tương tự như các em học sinh trong loạt phóng sự điều tra với chủ đề "Học sinh thực tập làm công nhân" được đăng tải trên Tạp chí Lao động và Công đoàn.

Vụ học sinh bị làm công nhân: Sở LĐ-TB&XH và Công đoàn tỉnh Thái Nguyên đã vào cuộc

Phóng sự điều tra -

Vụ học sinh bị làm công nhân: Sở LĐ-TB&XH và Công đoàn tỉnh Thái Nguyên đã vào cuộc

Ngay sau khi Tạp chí Lao động và Công đoàn đăng tải loạt bài điều tra về học sinh thực tập làm công nhân, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Thái Nguyên nhanh chóng vào cuộc, tổ chức xác minh thông tin tại một số doanh nghiệp.

Công ty nợ lương, công nhân Haprosimex bấp bênh lo toan cuộc sống

Phóng sự điều tra -

Công ty nợ lương, công nhân Haprosimex bấp bênh lo toan cuộc sống

Bị nợ lương từ năm 2017 đến nay, nhiều lao động tại Nhà máy Dệt kim Haprosimex - Công ty CP Tập đoàn Haprosimex (Công ty Haprosimex) phải lựa chọn những công việc tự do tạm thời với mức lương bấp bênh để duy trì cuộc sống hằng ngày.

Vụ học sinh bị làm công nhân: Mua bán “đầu người” 200 nghìn đồng/cháu

Phóng sự điều tra -

Vụ học sinh bị làm công nhân: Mua bán “đầu người” 200 nghìn đồng/cháu

Đại diện một công ty cung ứng lao động cho biết phải “mua đầu người” (tức trả tiền công môi giới các cháu học sinh Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn vào công ty) với giá 200 nghìn đồng/cháu.

Học sinh làm công nhân – Kỳ 3: Điểm bất hợp lý của hợp đồng nhận sinh viên thực tập

Phóng sự điều tra -

Học sinh làm công nhân – Kỳ 3: Điểm bất hợp lý của hợp đồng nhận sinh viên thực tập

Trước khi đưa học sinh đi thực tập, lãnh đạo Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn và Công ty TNHH Hợp tác lao động Toàn Cầu đã ký bản “hợp đồng tiếp nhận sinh viên thực tập trải nghiệm” (thực tế các cháu chỉ là học sinh). Tuy nhiên, có rất nhiều điểm bất hợp lý của bản hợp đồng này, dẫn đến những bất lợi, thiệt thòi đối với các cháu.

Vụ học sinh thực tập làm công nhân: Nhiều cơ quan yêu cầu nhà trường báo cáo vụ việc

Phóng sự điều tra -

Vụ học sinh thực tập làm công nhân: Nhiều cơ quan yêu cầu nhà trường báo cáo vụ việc

Liên quan đến vụ việc học sinh Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn đi thực tập làm công nhân, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hoá; Thị uỷ, UBND thị xã Bỉm Sơn đã có văn bản yêu cầu nhà trường báo cáo.

Học sinh thực tập làm công nhân – Kỳ 2: Ám ảnh ca đêm triền miên

Phóng sự điều tra -

Học sinh thực tập làm công nhân – Kỳ 2: Ám ảnh ca đêm triền miên

Không những phải làm việc quá thời giờ quy định đối với lao động chưa thành niên, các cháu học sinh còn bị yêu cầu làm ca đêm nhiều tuần. Có cháu không làm theo yêu cầu, bị Giám đốc Công ty TNHH Hợp tác lao động Toàn Cầu lập biên bản, phạt tiền đến nỗi sợ quá phải bỏ về quê.

Học sinh thực tập làm công nhân – Kỳ 1: Chạy sản lượng, tăng ca đến kiệt sức

Phóng sự điều tra -

Học sinh thực tập làm công nhân – Kỳ 1: Chạy sản lượng, tăng ca đến kiệt sức

Dù được Ban Giám hiệu Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn (Thanh Hoá) cử đi thực tập trải nghiệm nghề, song trên thực tế các cháu học sinh (16-17 tuổi) đang tuổi ăn, tuổi lớn thường xuyên phải làm việc quá thời gian quy định. Hậu quả là, chỉ chưa đầy 1 tháng, hàng chục cháu đã phải liên lạc bố mẹ ra đón về, thậm chí bỏ về vì… kiệt sức.